skip to Main Content

Dùng báo cáo thu nhập để phân tích khả năng sinh lời công ty

  1. Tự học chuyên sâu về Phân tích cơ bản chứng khoán
  2. Phân tích cơ bản là gì? Vì sao nên sử dụng phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán?
  3. Một số công cụ phân tích cơ bản hiệu quả trong đầu tư chứng khoán
  4. Học phân tích cơ bản chứng khoán: cách lấy dữ liệu của công ty
  5. Dùng báo cáo thu nhập để phân tích khả năng sinh lời công ty
  6. Biên lợi nhuận là gì? Tính toán biên lợi nhuận và ý nghĩa của chúng
  7. Biên lợi nhuận gộp là gì? Cách tính và ý nghĩa của biên lợi nhuận gộp
  8. Biên lợi nhuận ròng là gì? Cách tính và ý nghĩa trong phân tích chứng khoán
  9. Operating profit – lợi nhuận hoạt động là gì? Nó có ý nghĩa gì trong phân tích cổ phiếu
  10. EPS trong chứng khoán là gì? Tìm hiểu về thu nhập trên mỗi cổ phiếu
  11. Bảng cân đối kế toán là gì? Các thành phần của bảng cân đối kế toán
  12. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa như thế nào trong phân tích chứng khoán
  13. Pha loãng cổ phiếu (Dilution) là gì? Cổ phiếu pha loãng trong đầu tư
  14. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì? Cách sử dụng để phân tích chứng khoán
  15. Phân tích dòng tiền từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  16. Phân tích dòng tiền trong chứng khoán đơn giản và hiệu quả
  17. Các chỉ số tài chính quan trọng và ý nghĩa trong phân tích chứng khoán
  18. Định giá cổ phiếu không sử dụng chỉ số P/E
  19. Chỉ số P/E là gì? Định giá cổ phiếu theo P/E
  20. 10 bước phân tích cơ bản cổ phiếu

Để đo lường sự thành công của một công ty, các nhà phân tích cơ bản đánh giá báo cáo thu nhập của một công ty để xem công ty đã hoạt động tốt như thế nào, kiểm tra xem công ty đã mang lại bao nhiêu tiền, chi bao nhiêu để hoạt động và số lợi nhuận cuối cùng mà công ty tạo ra như thế nào.

Các công ty cung cấp tất cả thông tin quan trọng của họ cho bạn trong báo cáo thu nhập của họ. Bài viết này sẽ tìm hiểu về các thành phần của báo cáo thu nhập và cách đánh giá một công ty dựa vào doanh thu trong báo cáo thu nhập.

Báo cáo thu nhập là gì? Cách tính tỷ lệ tăng trưởng của công ty bằng báo cáo thu nhập. Tỷ lệ tăng trưởng công ty thể hiện điều gì?

Báo cáo thu nhập là gì?

Khi bạn đầu tư vào một công ty bằng cách mua cổ phiếu của công ty đó, nghĩa là bạn đang sở hữu một phần doanh thu và lợi nhuận trong tương lai của công ty. Các công ty đã phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán phải phát hành báo cáo thu nhập. Báo cáo thu nhập trình bày chi tiết đầy đủ về hoạt động của công ty trong mỗi quý và năm. Việc phân tích báo cáo thu nhập cho bạn biết công ty không tiến triển như mong muốn hoặc hoạt động tốt hơn nhiều người nghĩ.

Các thành phần của báo cáo thu nhập

Không có bất kỳ báo cáo thu nhập của hai công ty nào giống nhau 100%. Tuy nhiên, các công ty phải chuẩn hoá cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo thu nhập có chung một cấu trúc cơ bản, bao gồm các mục sau:

  • Doanh thu (Revenue): Đây là số tiền mà công ty mang lại bằng cách bán hàng hàng hóa và dịch vụ. Doanh thu thường được gọi là “top line” – Dòng trên cùng.
  • Giá vốn hàng bán (Cost of goods sold): Phải có tiền mới tạo ra được tiền. Giá vốn hàng bán đo lường những gì một công ty phải chi để tạo ra hàng hóa hoặc dịch vụ được bán. Đây là chi phí trực tiếp, có nghĩa là chúng là chi phí cho các mặt hàng có thể trở thành sản phẩm theo đúng nghĩa đen. Đối với nhiều công ty sản xuất, giá vốn hàng bán là chi phí đơn lẻ lớn nhất của hoạt động kinh doanh. Ví dụ, với một nhà sản xuất ô tô, giá vốn hàng bán có thể bao gồm giá thép được sử dụng để chế tạo ô tô.
  • Chi phí hoạt động (Operating expenses): Các chi phí gián tiếp được phát sinh khi họ tiến hành hoạt động kinh doanh, nhưng có thể không tính trực tiếp vào sản phẩm. Những chi phí này thường là cần thiết hoặc quan trọng. Các chi phí gián tiếp này được gọi là chi phí hoạt động hay còn được gọi là chi phí chung. Chi phí hoạt động có thể bao gồm:
    • Chi phí tiếp thị: Bao gồm chi phí quảng cáo và khuyến mại khác.
    • Nghiên cứu và phát triển: Những gì một công ty chi tiêu để tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mới để bán cho khách hàng.
    • Chi phí hành chính: Các chi phí liên quan đến nhân viên hỗ trợ, chẳng hạn như pháp lý, nhân sự và các chức năng khác có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm.
  • Thu nhập khác: Các công ty đôi khi có các nguồn thu khác ngoài việc bán sản phẩm và dịch vụ. Thu nhập này được ghi nhận là thu nhập khác. Ví dụ, một công ty có thể có thu nhập từ việc bán một nhà máy.
  • Các chi phí khác: Cũng giống như “thu nhập khác” không được coi là doanh thu, các chi phí khác không được coi là chi phí hoạt động bình thường. Các chi phí khác có thể bao gồm chi phí để tái cấu trúc một bộ phận của công ty, chi trả tiền thôi việc cho việc sa thải nhân viên, hoặc khấu hao máy móc, nhà xưởng…
  • Thu nhập trước lãi vay và thuế: Sau khi trừ đi giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động và các chi phí khác khỏi doanh thu, những gì bạn còn lại là thu nhập trước lãi vay và thuế.
  • Chi phí lãi vay: Hầu hết các công ty vay tiền để triển khai các hoạt động của họ hoặc để mua hàng tồn kho. Tại đây, công ty thể hiện số tiền họ đang trả cho việc vay tiền.
  • Thuế: Các công ty cũng phải trả thuế. Tại đây, các công ty tiết lộ họ đã trả bao nhiêu cho cơ quan thuế.
  • Thu nhập ròng: Cuối cùng, sau khi thanh toán tất cả các chi phí và chi phí này, lợi nhuận còn lại là lợi nhuận hay thu nhập ròng. Đây là số tiền công ty kiếm được trong kỳ.

Cách tính tỷ lệ tăng trưởng của công ty bằng báo cáo thu nhập

Để tìm hiểu xem một công ty phát triển như thế nào, bạn có thể theo dõi báo cáo thu nhập. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Tải xuống dữ liệu báo cáo thu nhập.

Trước tiên, bạn cần nắm được dữ liệu doanh thu của công ty đó bằng cách tải xuống báo cáo thu nhập.

Bước 2: Lưu lại mục doanh thu trong vài năm.

Trong hầu hết các trường hợp, một trong những dòng đầu tiên trong báo cáo thu nhập là tổng doanh thu. Lấy tổng doanh thu từ báo cáo thu nhập và đặt nó vào một bảng tính hoặc viết nó ra để bạn có thể phân tích thêm.

Bước 3: Tính tỷ lệ phần trăm thay đổi hàng năm.

Công thức tính mức tăng trưởng doanh thu của công ty:

(Doanh thu năm sau – doanh thu năm trước)/doanh thu năm trước * 100%

Ví dụ:

  • Doanh thu năm 2013 của IBM là: 98,4 tỷ đô la
  • Doanh thu năm 2014 của IBM là: 92,8 tỷ đô la
  • Như vậy, tỷ lệ doanh thu của IBM năm 2014 so với năm 2013 là: (92,8-98,4)/98,4*100= 5,7%
  • Nghĩa là, tổng doanh thu của IBM đã giảm 5,7% trong năm 2014.

Bước 4: Lặp lại bước 3 cho mỗi năm để bạn có thể thấy xu hướng nhiều năm.

Sự thay đổi về doanh thu của một năm không thực sự cho bạn biết nhiều điều. Bạn có thể so sánh sự tăng trưởng của IBM với sự tăng trưởng của các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Ngoài ra, bạn cũng cần so sánh mức tăng trưởng doanh thu năm 2014 so với mức tăng trưởng trong những năm qua như thế nào.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của công ty thể hiện điều gì?

  • Hiểu rõ mức độ tăng trưởng doanh thu không đồng đều có thể xảy ra như thế nào từ năm này sang năm khác, rất quan trọng đối với công việc phân tích cơ bản vì bạn có thể thấy nếu một công ty hoạt động theo chu kỳ. Một công ty hoạt động theo chu kỳ là một công ty có sự thay đổi lớn về doanh thu dựa trên sức khỏe của nền kinh tế nói chung. Là một nhà đầu tư, bạn có thể không đầu tư nhiều tiền cho cổ phiếu của một công ty hoạt động theo chu kỳ nếu nền kinh tế sắp bước vào thời kỳ tăng trưởng chậm hơn.
  • Các nhà phân tích cơ bản đào sâu hơn và nghiên cứu những thay đổi hàng năm, để xem doanh thu và sự phát triển như thế nào. Việc so sánh mức tăng trưởng doanh thu hàng năm sẽ giúp bạn nhìn được công ty thực sự có hoạt động tốt như mức tăng trưởng trung bình thể hiện hay không.

Ví dụ: 

Nếu bạn tính mức tăng trưởng trung bình của một công ty bằng cách cộng các con số tăng trưởng và chia cho tổng số năm, bạn sẽ thấy công ty đã tăng trưởng trung bình 2,6% một năm.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào mức tăng trưởng từng năm, nếu doanh thu của công ty giảm trong 4 năm trong tổng số 6 năm bạn phân tích. Như vậy công ty hoạt động có thể không hiệu quả như con số tăng trưởng trung bình thể hiện.

  • Bạn cũng có thể tính sự thay đổi của tỷ lệ tăng trưởng trong các công ty kinh doanh cùng ngành.
  • Ngoài ra, so sánh tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của các bộ phận khác nhau trong một công ty cũng có thể giúp bạn biết được hướng đi của công ty.

Kết luận

Để đánh giá một học sinh, người ta thường xếp hạng điểm số của học sinh đó với các bạn học cùng lớp hoặc so sánh kết quả của học sinh đó trong nhiều năm. Tương tự như vậy, để đánh giá một công ty, các nhà phân tích cơ bản sẽ dựa vào doanh thu phản ánh trong báo cáo thu nhập. Bài viết trên bạn đã biết cách tính tỷ lệ tăng trưởng của công ty dựa vào doanh thu. Với tỷ lệ tăng trưởng của một công ty, bạn đã biết cách đánh giá công ty đó trong nhiều năm và so sánh với các công ty cùng ngành hoặc nhìn ra được hướng đi của công ty từ những con số này.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận