skip to Main Content

Chứng khoán Mỹ là gì? Hướng dẫn về đầu tư cổ phiếu, chứng khoán Mỹ cho người mới bắt đầu từ A đến Z

Thị trường chứng khoán là nơi phát hành cổ phiếu, cũng như kết nối các nhà giao dịch thực hiện mua bán, giao dịch cổ phiếu, hàng hóa, công cụ phái sinh và các công cụ tài chính khác. Thị trường chứng khoán Mỹ là nơi có giá trị vốn hóa và khối lượng giao dịch hàng đầu thế giới. Bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết về chứng khoán Mỹ và hướng dẫn chi tiết cách đầu tư cổ phiếu, chứng khoán Mỹ cho người mới bắt đầu.

Tìm hiểu chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ là gì?

Chứng khoán Mỹ là các loại chứng khoán (bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số, quỹ ETF, hàng hóa…) được niêm yết và giao dịch trên các sàn chứng khoán tại Mỹ.

Trong các loại chứng khoán đó, cổ phiếu Mỹ vẫn là tài sản được giới đầu tư quan tâm nhất. Do thị trường Mỹ có mức tăng trưởng vượt trội các nền kinh tế khác.

Thị trường chứng khoán Mỹ có rất nhiều cổ phiếu của các tập đoàn, doanh nghiệp nổi tiếng hàng đầu thế giới như Apple, Google, Tesla… Do đó, đây là thị trường được các nhà giao dịch chứng khoán trên thế giới rất quan tâm và yêu thích.

Trước kia, nhà đầu tư Việt Nam không thể tham gia mua bán chứng khoán Mỹ. Hiện nay, bạn hoàn toàn có thể mở tài khoản và đầu tư các loại chứng khoán Mỹ online dễ dàng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thực hiện ở phần sau.

Thị trường chứng khoán Mỹ hoạt động như thế nào?

Thị trường chứng khoán Mỹ có lịch sử hơn 200 năm, kể từ khi sàn chứng khoán New York ra đời năm 1792. Kể từ đó cho tới nay, thị trường chứng khoán Mỹ đã hoàn thiện và phát triển không ngừng.

Thị trường chứng khoán Mỹ là thị trường có khối lượng giao dịch hàng ngày lớn nhất thế giới, với hơn 5000 công ty niêm yết và tổng giá trị vốn hóa lên tới hơn 33 nghìn tỉ USD. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Mỹ lớn gấp 5 lần so với thị trường Trung Quốc, 6 lần so với Nhật Bản, 10 lần so với Hồng Kông và 15 lần so với thị trường chứng khoán Ấn Độ. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Mỹ còn chiếm 1/2 khối lượng giao dịch toàn cầu và được coi là thị trường có tính thanh khoản lớn nhất hiện nay.

Sàn giao dịch chứng khoán tại Mỹ

Hoa Kỳ có 2 sàn giao dịch chứng khoán chủ yếu. Sở giao dịch chứng khoán New York (New York Stock Exchange – NYSE) là sàn chứng khoán truyền thống của Mỹ. Sàn New York cũng là sàn chứng khoán lớn nhất thế giới với vốn hóa hơn 30 ngàn tỉ USD (số liệu năm 2018).

NYSE có trụ sở tại tòa nhà số 11 phố Wall. Phố Wall cũng là điểm đến của nhiều ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, biến con phố này thành trung tâm tài chính của nước Mỹ.

Sàn chứng khoán Mỹ thứ hai là Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq. Sàn Nasdaq thành lập năm 1971, cũng có trụ sở tại thành phố New York. Từ ngày đầu thành lập, Nasdaq hướng đến ứng dụng các công nghệ mới vào thị trường chứng khoán. Nasdaq là sàn giao dịch đi tiên phong trong việc báo giá điện tử, giao dịch qua máy tính và sau này là internet.

Cho đến nay, Nasdaq vẫn là nơi niêm yết ưa thích của các công ty công nghệ và khởi nghiệp. Nhờ sự năng động đó, Nasdaq dù sinh sau đẻ muộn đã trở thành sàn chứng khoán thứ 2 thế giới. Vốn hóa của Nasdaq đạt khoảng 20 ngàn tỉ USD vào năm 2021. Trong tương lai, Nasdaq có thể vượt mặt NYSE để trở thành sàn chứng khoán Mỹ lớn nhất.

Ở Việt Nam, nhà đầu tư không thể giao dịch cổ phiếu trực tiếp trên các sàn NYSE hay Nasdaq. Giao dịch sẽ thông qua các nhà môi giới chứng khoán (broker) quốc tế theo hình thức hợp đồng trung gian. Tuy nhiên, với các broker uy tín, bạn vẫn hoàn toàn có thể mua bán, nắm giữ, hưởng cổ tức bình thường.

Giờ giao dịch chứng khoán Mỹ

Giờ giao dịch của thị trường chứng khoán Mỹ, bao gồm cả sàn New York và sàn Nasdaq, đều là từ 9:30 ET sáng đến 4:00 ET chiều theo múi giờ chuẩn miền đông của Mỹ (Eastern Time).

Thông thường, múi giờ của Việt Nam đi trước giờ Mỹ đúng 12 tiếng. Nghĩa là thị trường chứng khoán Mỹ sẽ mở cửa lúc 9:30 tối và đóng cửa lúc 4:00 sáng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, so với giờ GMT, giờ miền Đông của Mỹ có sự điều chỉnh theo mùa. Vì vậy, vào mùa hè, thời gian đó sẽ đến sớm hơn một tiếng. Cụ thể là, vào mùa hè, thị trường Mỹ sẽ mở cửa lúc 8:30 tối và đóng cửa lúc 3:00 sáng, theo giờ Việt Nam.

Chứng khoán Mỹ giao dịch từ thứ Hai đến thứ Sáu, nghỉ 2 ngày cuối tuần. Tất nhiên, những ngày lễ quan trọng của phương Tây (Năm mới, Giáng sinh, Lễ tạ ơn, Ngày Độc lập…) thì thị trường cũng sẽ nghỉ giao dịch.

Tóm lại, nếu bạn đầu tư chứng khoán Mỹ thì cứ xác định từ tối thứ Hai, ăn tối xong, tầm 8 rưỡi hoặc 9 rưỡi tối (tùy theo mùa) là có thể bắt đầu giao dịch. Thị trường sẽ sôi động ở đầu và giữa phiên, nên bạn có thể yên tâm không bỏ lỡ những diễn biến quan trọng trước khi đi ngủ nhé.

Bảng giá Chứng khoán Mỹ

Có nhiều cách để xem được báo giá của cổ phiếu Mỹ. Bạn có thể sử dụng các dịch vụ nổi tiếng như Yahoo Finance, Investing.com hay Tradingview. Tuy nhiên, để đơn giản, bạn có thể sử dụng bảng bảng giá chứng khoán Mỹ của Capital.com tại đây: https://capital.com/live-share-prices

Bảng giá chứng khoán Mỹ

Sau khi truy cập vào bảng giá, bạn có thể nhập tên công ty hoặc mã cổ phiếu vào ô “Search instrument” để tìm kiếm nhanh. Ví dụ, nhập “GOOG” hoặc “Google” để tìm cổ phiếu của tập đoàn Alphabet (Google).

Bảng giá của Capital cung cấp báo giá trực tiếp, đồ thị, thông tin tóm lược, dữ liệu quá khứ và cả bộ báo cáo tài chính. Như vậy, bạn không chỉ xem được bảng giá, mà còn nhanh chóng phân tích và đánh giá được công ty đó. Bên cạnh chứng khoán Mỹ, bảng giá này còn cung cấp thông tin của cổ phiếu từ nhiều thị trường khác như sàn Hongkong, Australia, Châu Âu… để bạn nghiên cứu.

Bảng giá chứng khoán Mỹ
Thông tin đầy đủ về cổ phiếu ngay trên bảng giá trực tuyến

Chỉ số chứng khoán Mỹ

Ở Mỹ có 3 chỉ số chứng khoán nổi tiếng nhất. Đó là S&P 500, chỉ số công nghiệp bình quân Dow Jones và chỉ số Nasdaq Composite. Đây là 3 chỉ số được quan tâm nhiều nhất khi người ta muốn đánh giá tình hình thị trường.

S&P 500 (hay SPX 500) là chỉ số gồm 500 công ty hàng đầu Hoa Kỳ. Tiêu chí chủ yếu để nằm trong danh sách này là độ lớn của vốn hóa. Tuy nhiên, người ta cũng xem xét cả các yếu tố khác như thanh khoản, lượng cổ phiếu hay lịch sử doanh nghiệp. Tất cả nhằm chọn ra 500 công ty tiêu biểu nhất cho nền kinh tế. Vì thế, chỉ số S&P 500 chiếm đến khoảng 80% giá trị của toàn thị trường Mỹ. Chỉ số này vào cuối năm 2002 có điểm số khoảng 3900 USD.

Dow Jones được coi như chỉ số chứng khoán đầu tiên của thế giới. Nó bao gồm 30 công ty lớn và có sức ảnh hưởng nhất ở Hoa Kỳ. Chỉ số công nghiệp bình quân Dow Jones đại diện cho khoảng 1/4 thị trường chứng khoán Mỹ. Do chỉ có khoảng 30 cổ phiếu, Dow Jones không nói lên tình hình chung của toàn thị trường. Nó chủ yếu cho thấy diễn biến của nhóm cổ phiếu Blue-chip.

Chỉ số tổng hợp Nasdaq được tính toán dựa trên các cổ phiếu niêm yết trên sàn Nasdaq. Vì thế, nó hầu hết là các cổ phiếu công nghệ và khởi nghiệp. Nói chung đây là các công ty năng động và hướng đến các lĩnh vực mới mẻ. Bạn cũng nên biết rằng, có khá nhiều công ty ngoài Hoa Kỳ cũng niêm yết cổ phiếu trên sàn Nasdaq. Grab là một ví dụ. Đây là công ty khởi nghiệp tại Singapore, nhưng đã niêm yết trên sàn Nasdaq vào năm 2021.

Ngoài 3 chỉ số này, Hoa Kỳ còn những chỉ số chứng khoán khác. Nhưng để quan sát tổng thể, chúng là những con số đại diện tốt nhất cho sức khỏe của thị trường Mỹ.

Đầu tư chứng khoán Mỹ có được nhận cổ tức không?

Câu trả lời là . Nhà đầu tư nước ngoài được nhận cổ tức giống như nhà đầu tư tại Mỹ.

Để nhận được cổ tức, bạn cần đảm bảo những yếu tố như sau:

– Có một vị thế MUA cổ phiếu.

– Nắm rõ lịch trả cổ tức của cổ phiếu đó.

– Lệnh Mua phải được thực hiện trước ngày lập danh sách nhận cổ tức, và giữ đến sau ngày trả cổ tức.

Ngày lập danh sách này còn gọi là ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức. Tiếng Anh là Ex-dividend date. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về quy trình trả cổ tức vui lòng xem chi tiết tại đây.

Cổ tức được trả vào số dư tài khoản giao dịch. Tuy nhiên, khi nhận cổ tức, nhà đầu tư sẽ bị khấu trừ một khoản thuế thu nhập theo luật của Mỹ. Mức khấu trừ này thường là 30%. (Lưu ý rằng kể cả nhà đầu tư ở Mỹ cũng bị khấu trừ khoản này).

Hợp đồng tương lai của chứng khoán Mỹ

Là TTCK phát triển nhất thế giới, giao dịch phái sinh của các sàn Mỹ rất sôi động. Tuy nhiên, họ không cần dùng hợp đồng tương lai cho chứng khoán mà có những loại phái sinh ưu việt hơn.

Cụ thể, đó là các giao dịch hợp đồng chênh lệch (Contract For Difference – CFD). Hợp đồng chênh lệnh cho phép nhà đầu tư giao dịch cả hai chiều. Khi mua, nhà đầu tư kiếm tiền nếu giá tăng. Ngược lại, khi bán khống (short sell), nhà đầu tư kiếm tiền nếu giá giảm.

Lệnh bán khống rất phổ biến ở thị trường Mỹ. Với hợp đồng tương lai truyền thống, nhà đầu tư bị giới hạn bởi thời hạn của hợp đồng. Mỗi lần đáo hạn phái sinh sẽ gây áp lực cho cả người mua và thị trường. Hợp đồng chênh lệch cho phép nhà đầu tư giao dịch hiệu quả hơn và không bị hạn chế thời gian.

Hợp đồng tương lai vẫn được sử dụng với các loại hàng hóa, nguyên liệu, nhiên liệu. Đặc điểm của chúng là có thời gian giao hàng cụ thể cho từng lô. Việc lưu trữ lâu dài sẽ phát sinh rất nhiều chi phí và bất tiện. Do đó, hợp đồng tương lai phổ biến ở sàn hàng hóa New York. Nhưng nó không cần thiết ở thị trường chứng khoán. Nên đã được thay thế bởi các loại phái sinh khác như hợp đồng chênh lệch và hợp đồng quyền chọn.

Ngày nay, các broker đều hỗ trợ lệnh bán khống. Nếu nhận định thị trường đi xuống, bạn hãy mở một lệnh short sell. Đây là lệnh ngược với lệnh buy (mua).

Nhà đầu tư Việt Nam hay nhầm lẫn hai cách gọi này. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ ở thị trường quốc tế, khi muốn kết thúc lệnh mua, người ta gọi là “đóng lệnh mua” chứ không gọi là “bán ra” như ở Việt Nam. Nếu nói tôi “bán cổ phiếu” (sell) thì đó chính là mở mới một lệnh bán khống bạn nhé.

Cách đầu tư chứng khoán Mỹ tại Việt Nam

Từ nước ngoài, muốn mua chứng khoán Mỹ, bạn sẽ giao dịch cổ phiếu dưới dạng CFD (hợp đồng chênh lệch). Đây là hình thức giao dịch cổ phiếu phổ biến nhất hiện nay. Khi giao dịch cổ phiếu CFD, nghĩa là nhà giao dịch chỉ thực hiện giao dịch dựa trên biến động giá của cổ phiếu, không thực sự sở hữu nó.

Với giao dịch CFD, người dùng có thể thực hiện giao dịch cả khi giá tăng và giảm bằng cách đặt lệnh buy khi nhận định giá có xu hướng tăng trong tương lai và đặt lệnh sell khi nhận thấy giá có thể giảm. Về cơ bản, hiệu quả của giao dịch cổ phiếu CFD hoàn toàn tương tự cổ phiếu cơ sở. Tuy nhiên, nhà giao dịch không có quyền biểu quyết của cổ đông.

Tuy có nhiều broker cung cấp cổ phiếu CFD, rất ít trong số đó cho phép bạn nắm giữ cổ phiếu lâu dài (không phí qua đêm). Hầu như broker bắt buộc ta dùng đòn bẩy để họ có thể tính phí trên số tiền vay. Bạn hãy tham khảo nhà môi giới Capital.com, vì họ cho phép bạn chọn đòn bẩy 1:1 (không đòn bẩy), nắm giữ lâu dài và hưởng cổ tức từ cổ phiếu.

Vì sao nên đầu tư chứng khoán Mỹ tại Việt Nam?

Thị trường chứng khoán Mỹ hiện nay là thị trường có tổng giá trị vốn hoá lớn nhất thế giới. Do đó, thị trường chứng khoán Mỹ có tính thanh khoản cao và giảm rủi ro cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, với khối lượng giao dịch khổng lồ, và được quản lý chặt chẽ bởi những quy định nghiêm ngặt, lâu đời, thị trường chứng khoán Mỹ được đánh giá là công bằng và minh bạch nhất trên thế giới. Việc thao túng hay làm giá trên thị trường chứng khoán Mỹ khó xảy ra hơn nhiều so với những thị trường nhỏ, mới nổi trên thế giới.

Ngoài ra, thị trường Mỹ là nơi góp mặt của các công ty lớn và nổi tiếng nhất trên thế giới. Đây chính là cơ hội cho các nhà giao dịch có cơ hội đầu tư vào các công ty có lịch sử phát triển bền vững, hoặc các công ty hàng đầu thế giới, có mức độ tăng trưởng hấp dẫn về dài hạn như: Google, Microsoft, IBM, Abbot…

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng là nơi những công ty tiềm năng, được gọi là những “chú kỳ lân” về tốc độ tăng trường. Một điển hình có thể kể đến là cổ phiếu của Netflix chỉ khoảng 10$ năm 2010, nhưng đã có thời điểm lập đỉnh ở mức giá 700$/cổ phiếu (năm 2021). Hoặc cổ phiếu Amazon niêm yết trên sàn ở mức giá 18$, có thời điểm được giao dịch ở mức giá 3600$ (năm 2021), và hiện tại được giao dịch ở mức giá hơn 2100$. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, đây không phải những hiện tượng hiếm gặp, do đó, đây là thị trường mang lại rất nhiều cơ hội đầu tư dài hạn hiệu quả.

Một số ưu điểm của TTCK Mỹ

  • Là thị trường có quy mô lớn nhất toàn cầu, có nhiều doanh nghiệp mạnh.
  • Có tiêu chuẩn quản lý và kiểm soát khắt khe, tính minh bạch cao hơn nhiều so với TTCK Việt Nam. Qua đó hạn chế gian lận và thao túng thị trường.
  • Có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất thế giới. Trong lịch sử, chỉ số S&P500 có mức tăng trung bình hơn 9%/năm (tính theo USD).
  • Tính thanh khoản cao và có thể giao dịch tức thì.
  • Hỗ trợ nhiều loại hình giao dịch và tùy chọn về đòn bẩy.
  • Nền tảng giao dịch hiện đại, đầy đủ công cụ phân tích, giao dịch.
  • Dễ dàng tra cứu thông tin và dữ liệu.
  • Có cộng đồng nhà đầu tư rất lớn.

Là thị trường đi trước chứng khoán Việt Nam vài trăm năm, chứng khoán Mỹ tất nhiên có nhiều ưu thế. Tuy vậy, nó không có nghĩa là bạn sẽ dễ dàng thành công hơn so với chứng khoán Việt. Thị trường nào cũng đòi hỏi kiến thức, kỹ năng và sự luyện tập. May mắn là thị trường này rất dễ dàng tạo một tài khoản demo. Vì vậy, bạn hãy tự mình trải nghiệm và đưa ra lựa chọn của mình nhé.

Tìm hiểu về nhà môi giới cho phép giao dịch chứng khoán Mỹ tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, đa số các nhà đầu tư lựa chọn giao dịch thông qua các nhà môi giới forex, đặt lệnh trên nền tảng MT4. Tuy nhiên, với những người mới học giao dịch chứng khoán Mỹ, nền tảng Meta Trader khó sử dụng so với khi giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhà môi giới sử dụng nền tảng MT4 hay MT5 thường cung cấp số lượng rất ít các mã cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Trong số các nhà môi giới hiện nay, Capital.com là nhà môi giới cung cấp nền tảng giao dịch riêng khá trực quan và dễ hiểu trên cả phiên bản web và điện thoại. Ngoài ra, Capital.com cũng cho phép người dùng mở tài khoản MT4 để giao dịch trên nền tảng MT4.

Capital.com được nhiều nhà giao dịch cổ phiếu Mỹ yêu thích với hơn 3600 CFD cổ phiếu và rất nhiều chỉ số chứng khoán chính của thế giới trên Capital.com như Dow, FTSE 100, S&P 500 và DAX 30. Người dùng Capital.com khi giao dịch cổ phiếu không sử dụng đòn bẩy không mất phí qua đêm và có thể nhận cổ tức khi giao dịch cổ phiếu thực. Đây là một ưu điểm khi nhà đầu tư muốn sở hữu cổ phiếu lâu dài hoặc đầu tư cổ phiếu để nhận cổ tức. Đặc biệt, Capital.com cũng không thu phí nạp/rút tiền và không có phí ngừng hoạt động.

Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch chứng khoán Mỹ trên XM

Mở tài khoản XM

Để mở tài khoản đầu tư chứng khoán Mỹ trên XM, người dùng đăng ký theo link dưới đây:

Điền thông tin theo mẫu bên dưới, lưu ý các thông tin của tài khoản live rất quan trọng và phải được điền chính xác, bạn hãy chú ý các hướng dẫn bên dưới.

2.1.  MỤC THÔNG TIN CÁ NHÂN:

  • Họ và tên viết không dấu.
  • Điện thoại điền theo định dạng +84.
  • Địa chỉ email của bạn. Lưu ý mỗi khách hàng chỉ được dùng 1 địa chỉ email.

2.2.  MỤC CHI TIẾT TÀI KHOẢN 

  • Loại phần mềm là MT4 hoặc MT5 tùy theo nhu cầu của bạn (mặc định là MT4).
  • Loại tài khoản là Standard.
  • Sau đó bạn tick vào ô “Tôi đồng ý nhận các bản tin, tin tức công ty, và cập nhật sản phẩm” và nhấn nút “CHUYỂN SANG BƯỚC 2”.
  • Sau đó bạn nhấn nút “CHUYỂN SANG BƯỚC 2”

2.3.  MỤC THÔNG TIN CÁ NHÂN:

Điền ngày tháng năm sinh của bạn.

2.4.  MỤC THÔNG TIN ĐỊA CHỈ (QUAN TRỌNG)

Thông tin địa chỉ này buộc phải trùng với địa chỉ trên hóa đơn hoặc sao kê mà bạn sẽ dùng để xác thực tài khoản sau này. Vì vậy bạn cần chuẩn bị sẵn ảnh chụp hóa đơn để điền theo.

  • Thành phố: Điền tên tỉnh/thành phố.
  • Số hiệu phố: Điền số nhà (nếu có) ví dụ No 105 nếu nhà bạn là số 105, nếu không có số bạn điền N/A.
  • Địa chỉ cư trú: Điền tên đường phố, phường xã, quận huyện.
  • Mã bưu chính: Bạn tham khảo và điền theo bảng này https://inxpress360.com/ma-buu-dien/
  • Phần Công dân Hoa Kỳ bạn chọn Không.

Ví dụ về cách điền địa chỉ:

Phía dưới là một ví dụ nữa về địa chỉ để bạn tham khảo:

2.5 MỤC CHI TIẾT TÀI KHOẢN bạn chọn tương tự như hình

2.6.  MỤC THÔNG TIN NHÀ ĐẦU TƯ 

Phần này chỉ là thông tin tham khảo, bạn có thể điền sao cũng được, nên điền thông tin phù hợp với nhu cầu thực tế của mình.

2.7.  MẬT KHẨU TÀI KHOẢN 

Bạn nhập mật khẩu (master password) và lưu ý sử dụng cả chữ hoa, chữ thường, số.

Lưu ý: XM luôn có hai loại mật khẩu cho tài khoản giao dịch MT4, đó là Mật khẩu chính (Master Password) và Mật khẩu nhà đầu tư (Investor Password). Master Password là mật khẩu mà các trader dùng để đăng nhập vào tài khoản của mình và thực hiện giao dịch. Trader sẽ có mọi quyền hành đối với tài khoản giao dịch. Điều đó có nghĩa là bạn có thể mở/đóng giao dịch và thay đổi cài đặt tài khoản.

2.8. MỤC XÁC NHẬN bạn tick cả 2 lựa chọn và nhấn nút MỞ TÀI KHOẢN XÁC THỰC

2.9.  THÔNG BÁO ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN THÀNH CÔNG 

Nếu hoàn thành đúng các bước đăng ký, bạn sẽ nhận được thông báo và email xác nhận.

LƯU Ý: Sau đó, thông tin tài khoản giao dịch của bạn (mã số đăng nhập, mật khẩu, server) sẽ được gửi về email bạn đăng ký trước đó. Lưu lại những thông tin này cho những lần đăng nhập sau đó.

Các bước xác minh tài khoản XM

Bước 1: Xác nhận Email

– Truy cập địa chỉ email để xác nhận của bạn bằng cách click vào nút “XÁC NHẬN ĐỊA CHỈ EMAIL”

Bước 2: Đăng nhập khu vực thành viên

– Sau khi xác nhận email bạn sẽ được chuyển đến trang đăng nhập, hoặc bạn có thể tự truy cập vào đường dẫn sau: http://my.xm.com/member
– Đăng nhập bằng MT4/MT5 ID và mật khẩu đã tạo, sau khi đăng nhập thành công bạn nhấn vào “Xác thực tài khoản của bạn”

Bước 3: Tải giấy tờ xác thực tài khoản

– Click nào nút “XÁC THỰC TÀI KHOẢN CỦA BẠN TẠI ĐÂY” màu vàng, bạn được dẫn đến trang tải tài liệu. Tại đây, bạn chọn loại tài liệu xác minh (Chứng minh thư/ Hộ chiếu, bằng lái xe) và chụp ảnh giấy tờ…của mình lên.

– Sau đó bạn nhận được email thông báo giấy tờ đã tải lên thành công, hãy chờ khoảng 1 ngày làm việc để giấy tờ được xác thực.

Bước 4: Xác thực thành công

Sau khi tải tài liệu lên, trong vòng 24 giờ sàn XM sẽ xác nhận danh tính và thông báo cho bạn qua email và cả hiển thị lên tài khoản quản lý.

– Lúc này bạn đã có thể truy cập vào khu vực thành viên để nạp tiền và bắt đầu giao dịch thực.

LƯU Ý: Nếu bạn muốn được xác nhận sớm thì có thể chat trực tiếp với sàn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt để yêu cầu họ xác nhận cho bạn ngay.

Hướng dẫn nạp tiền vào tài khoản chứng khoán Mỹ trên XM

Các bước NẠP TIỀN qua phương thức Cryptocurrencies (USDT)

  1. Đăng nhập vào Khu Vực Thành Viên ➔ chọn NẠP TIỀN ➔ phía dưới hình thức Cryptocurrencies chọn NẠP TIỀN TẠI ĐÂY.
  1. Chọn ví tiền số (USDT) và Thông tin Số tiền nạp (USD)
  2. Sau khi nhập Số tiền nạp, vui lòng đọc kỹ và xác nhận Quy định về việc nạp tiền và nhấn vào ô trống ➔ Chọn NẠP.

4. Ô Xác nhận NẠP TIỀN sẽ hiển thị như hình bên dưới, Quý khách vui lòng xác nhận SỐ TIỀN NẠP và số ID TÀI KHOẢN XM ➔ Chọn XÁC NHẬN.

  1. Tại đây sẽ hiển thị mã QR code, Số tiền nạp (USDT), giao thức mạng và địa chỉ ví nhận USDT.
    Lưu ý: Quý khách vui lòng chọn đúng giao thức khi giao dịch nạp tiền qua tiền điện tử. Tiền được chuyển sai giao thức sẽ không tới được địa chỉ nhận và không thể lấy lại.

6. Đăng nhập ví tiền điện tử (Ví dụ: Binance) Chọn WALLET ➔ Chọn WITHDRAW

Tại đây, có thể scan mã QR code hoặc sao chép địa chỉ USDT từ bước 5 để dán vào ADDRESS

  1. Tại NETWORK chọn TRON (TRC20)
    Lưu ý: Nếu ở bước 5 chọn giao thức mạng là TRC20 thì ở bước 9 chọn TRON (TRC20) và ngược lại nếu chọn ERC20 thì ở bước 9 chọn Etherium (ERC20).
  2. Nhập số tiền sau khi đã cộng phí phát sinh từ ví điện tử.
    Số tiền thanh toán = Số tiền hiển thị tại bước 5 + Network fee.
    Ví dụ:
    Số tiền muốn nạp: $30 = 30,0075 USDT Network fee: 1 USDT
    Số tiền cần thanh toán: 31,0075 USDT
    Lưu ý:
    • XM chi trả tất cả các phí phát sinh từ XM trong quá trình nạp rút.
    • Network fee là phí phát sinh từ ví điện tử Crypto, không nằm trong khoảng phí được chi trả từ XM.

Mở lệnh mua một cổ phiếu Mỹ trên XM

Bước 1: Lựa chọn mã cổ phiếu CFD muốn giao dịch trên XM

Sau khi đăng nhập tài khoản giao dịch trên XM MT5, bạn bấm Ctrl+U hoặc bấm vào View trên thanh công cụ và sau đó chọn Symbols trên cửa sổ giao dịch.

Trong cửa sổ Symbols, chọn CFDs on Stocks. Sau đó chọn khu vực muốn giao dịch (EU, US, Brazil hoặc Canada), và chọn mã cổ phiếu bạn muốn giao dịch và bấm vào Show Symbol và nhấn OK.

Bước 2: Thực hiện giao dịch

Trên cửa sổ Market Watch, chọn cổ phiếu bạn muốn giao dịch, nhấp chuột phải và chọn New Order.

Trên cửa sổ Order, điền thông tin giao dịch theo ý muốn:

  • Chọn loại lệnh Market Execution (giao dịch theo giá thị trường) hoặc Pending Order (Đặt lệnh chờ theo mức giá bạn muốn).
  • Sau đó điền khối lượng giao dịch ở ô Volume.
  • Price: Mức giá bạn muốn mở lệnh (Nếu bạn chọn Pending Order)
  • Điền mức giá Stop Loss (Chặn lỗ), và Take Profit (Chốt lời) nếu muốn.
  • Chọn loại lệnh Sell by Market (có lời khi giá giảm) hoặc Buy by Market (có lời khi giá tăng) nếu chọn lệnh Market Execution, lệnh sẽ được mở ngay sau đó.
  • Nếu đặt lệnh Pending Order, bấm chọn Place. Khi giá thị trường đạt mức giá bạn đã điền ở ô Price, lệnh sẽ được mở.
  • Bạn phải đặt lệnh trong thời gian thị trường mở cửa.

Sau đó, một cửa sổ xác nhận giao dịch hiện lên, bạn kiểm tra lại thông tin giao dịch một lần nữa, nếu không có gì sai, nhấn OK để xác nhận. Như vậy là bạn đã đặt lệnh thành công.

Tìm hiểu thêm về chứng khoán Mỹ

Bạn có thể khám phá thị trường chứng khoán Mỹ qua các hướng dẫn sau đây:

  1. Lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ
  2. Tìm hiểu các loại chứng khoán quốc tế
  3. Sàn chứng khoán tại Hoa Kỳ
  4. Giờ giao dịch của thị trường chứng khoán Mỹ
  5. Các nhóm ngành cổ phiếu Mỹ
  6. 10 cuốn sách hay về chứng khoán cho người mới

Phần kết luận

Nếu như thị trường chứng khoán ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) vẫn còn rất non trẻ so với trên giới. Do đó, những nhà đầu tư khi giao dịch chứng khoán trên các thị trường này gặp khá nhiều rủi ro và đứng trước nguy cơ bị thao túng giá hoặc thiếu minh bạch. Ngược lại, thị trường chứng khoán Mỹ có giá trị vốn hoá và khối lượng giao dịch vô cùng lớn, khiến cho tính thanh khoản cao. Từ đó, các nhà giao dịch cũng giảm bớt rủi ro có thể gặp khi giao dịch trên thị trường này. Ngoài ra, các nhà giao dịch còn có cơ hội bán khống hoặc sử dụng đòn bẩy khi giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ. Đây là những ưu điểm rất nhiều nhà giao dịch yêu thích khi đầu tư chứng khoán Mỹ.

Xem thêm: chứng khoán mỹ

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận