skip to Main Content

Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng mô hình nến Heiken Ashi kết hợp chỉ báo EMA

  1. Khóa học Price Action cơ bản
  2. Price Action là gì? Những điều cơ bản cần biết về Price Action
  3. Biểu đồ giá trong giao dịch Price Action
  4. Cách đọc biểu đồ Price Action đơn giản nhất
  5. Mô hình nến trong giao dịch Price Action
  6. Xu hướng và cách xác định xu hướng thị trường trong giao dịch Price Action
  7. Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch Price Action
  8. Hiểu về các điểm xoay (swing point) trong giao dịch Price Action
  9. Đường xu hướng và kênh giá trong giao dịch Price Action
  10. Chiến lược giao dịch Price action sử dụng Pin Bar đơn giản nhất
  11. Chiến lược giao dịch sử dụng nến Pinbar để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch ngày
  12. Chiến lược giao dịch price action với mô hình nến Inside bar đôi
  13. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng mô hình nến Heiken Ashi kết hợp chỉ báo EMA
  14. Chiến lược giao dịch kết hợp giữa nến Pin Bar và Inside Bar
  15. Kết hợp Inside Bar với hỗ trợ, kháng cự để tối ưu hóa chiến lược giao dịch
  16. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng nến Inside Bar kết hợp với MACD
  17. Chiến lược giao dịch đơn giản với mô hình nến Fakey
  18. Chiến lược giao dịch mô hình nến Nhật Hammer
  19. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng False Breakout
  20. Chiến lược giao dịch Price Action tại những điểm giá retest
  21. Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào hỗ trợ và kháng cự
  22. Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào tín hiệu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
  23. Chiến lược giao dịch Price Action kết hợp điểm xoay Pivot Points

Bên cạnh nến Nhật đã quá quen thuộc với giới trader, nến Heiken Ashi cũng là một phát minh của người Nhật nhưng ít được biết tới hơn. Mặc dù không được sử dụng phổ biến nhưng mô hình nến Heiken Ashi lại là một công cụ kỹ thuật có khả năng hỗ trợ hiệu quả cho nhà giao dịch trong việc xác định xu hướng thị trường. Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nến Heiken Ashi cũng như cách áp dụng nó vào chiến lược giao dịch Price Action.

Mô hình nến Heiken Ashi là gì?

Trong tiếng Nhật, “Heiken Ashi” có nghĩa là thanh nến ở giữa. Phương pháp này được phát minh bởi Munehisa Homma vào những năm 1700.

Dưới đây là ví dụ minh hoạ về biểu đồ nến Heikin Ashi:

Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng mô hình nến Heiken Ash kết hợp chỉ báo EMA

Nhìn thoáng qua, nến Heikin Ashi khá giống với mô hình nến Nhật truyền thống. Do đó, các nhà giao dịch chưa có nhiều kinh nghiệm thậm chí khó có thể nhận ra rằng đây không phải là một biểu đồ nến tiêu chuẩn của Nhật Bản. Như bạn có thể thấy, mỗi cây nến Heikin Ashi đều có thân, bóng nến trên và dưới – tương tự như nến Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn kỹ hơn, bạn sẽ nhận ra rằng mỗi thanh Heikin Ashi sẽ được bắt đầu từ giữa thanh đứng trước nó, chứ không phải từ mức đóng của nến trước đó. Đây là một yếu tố chính giúp nhà giao dịch phân biệt được 2 loại biểu đồ.

Ý nghĩa nằm trong nến Heikin-Ashi:

  • Áp lực mua mạnh thường sẽ không có bóng nến dưới. Áp lực bán mạnh thường sẽ không có bóng nến trên.
  • Vì mỗi nến đều dựa vào nến trước để tính toán, nên sẽ rất khó cho các trader giao dịch theo khoảng trống giá.
  • Nếu bạn thấy bóng nên trên HA thì hãy cảnh giác, vì xu hướng đang có thể yếu đi.
  • Biểu đồ nến Heiken Ashi cho phép bạn theo kịp xu hướng chung bằng cách lọc các tín hiệu nhiễu của giá đang hình thành trên biểu đồ nến Nhật.

So sánh biểu đồ nến Nhật và biểu đồ nến Heiken-Ashi

Tương tự như nến Nhật, một nến Heiken Ashi đại diện cho bốn phần dữ liệu giá ở dạng trực quan, bao gồm: giá mở, giá đóng, giá cao nhất, giá thấp nhất.

Tuy nhiên, công thức tính các giá trị trung bình của nến Heiken Ashi có sự khác biệt so với nến Nhật thông thường như sau:

  • Mở = (mở thanh trước + đóng thanh trước) / 2
  • Đóng = (mở + cao + thấp + đóng) / 4
  • Cao = giá trị tối đa từ mức cao, mở hoặc đóng của giai đoạn hiện tại
  • Thấp = giá trị tối thiểu từ mức thấp, mở hoặc đóng của giai đoạn hiện tại

Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng mô hình nến Heiken Ash kết hợp chỉ báo EMA

Bây giờ, chúng ta sẽ cùng quan sát 2 biểu đồ nến Nhật và biểu đồ nến Heiken Ashi để tìm ra điểm khác biệt giữa 2 biểu đồ này.

Phía bên trái, bạn thấy một biểu đồ nến Nhật Bản. Ở bên phải chúng ta có một biểu đồ được tạo thành từ nến Heiken Ashi. Các biểu đồ trông khá giống nhau, tuy nhiên, có thể thấy biểu đồ Heikin Ashi mượt hơn rất nhiều. Tập trung vào các vòng tròn màu trên biểu đồ, bạn sẽ thấy sự khác biệt chính giữa hai biểu đồ này đó là biểu đồ nến Heiken Ashi cô lập một số hành động giá nổi bật nhất.

Do đó, một số nhà giao dịch Forex thích sử dụng nến Heiken Ashi để “cách ly” với những tín hiệu nhiễu trên biểu đồ, điều này có thể cung cấp một phân tích rõ ràng và chính xác hơn về hành động giá cũng như xu hướng của thị trường.

Chiến lược giao dịch với nến Heikin-Ashi

Trong chiến lược này, tác giả sử dụng kỹ thuật giao dịch pullback trên biểu đồ nến Nhật và sử dụng màu sắc của nến Heikin Ashi cũng như bóng nến để giúp xác nhận tín hiệu giao dịch.

Sử dụng khung thời gian càng cao, thì sẽ càng có hiệu quả hơn.

Những lưu ý khi sử dụng chiến lược:

  • Khung thời gian: D1
  • Chỉ báo: sử dụng EMA 20 để theo dõi các cú pullback
  • Xu hướng được xác định bởi nến HA
  • Đánh giá sức mạnh hiện tại của thị trường bằng cách dùng bóng nến
  • Sử dụng sự thay đổi màu sắc nến HA để xác định điểm vào lệnh

Ví dụ chi tiết về phương pháp giao dịch với nến Heikin-Ashi

Trong biểu đồ dưới, đường EMA 20 cho thấy xu hướng chính trên D1. Khi có sự thay đổi màu sắc trong nến HA, ta chờ đến khi mô hình giá và EMA 20 cho thấy xu hướng thay đổi, ta sẽ tìm cơ hội bán.

Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng mô hình nến Heiken Ash kết hợp chỉ báo EMA

  1. Thị trường đang trong xu hướng giảm và có ít bóng nến trên. Chúng ta có thể xem đây là một xu hướng khá mạnh.
  2. Nến xanh xuất hiện và giá tăng lên vượt qua EMA 20 ngay vùng nến Heikin Ashi màu đỏ đầu tiên xuất hiện.
  3. Vùng giá đi ngang và di chuyển đến EMA 20. Đây không phải là một pullback. Có sự từ chối giá và mô hình cờ giảm xuất hiện tại vị trí mà giá phá vỡ đường hỗ trợ ở ngay nến đỏ đầu tiên.
  4. Giá tăng lên lại EMA 20 và ngưỡng hỗ trợ trước đó. Nến lớn màu đỏ xuất hiện. bạn có thể bỏ qua giao dịch này vì nến giảm này khá lớn.
  5. Một cú pullback khác đến EMA 20 và cùng khu vực với số 4. Đây là tín hiệu đẹp để vào lệnh bán.

Quản lý giao dịch

Chúng ta có thể đặt stoploss ở đỉnh cao phía trước đó. Và đặt mục tiêu lợi nhuận ở vùng đáy thấp trước khi pullback xảy ra. Hoặc bạn cũng có thể thoát giao dịch khi màu sắc của nến HA đổi màu..

Nếu cẩn thận hơn, hãy kiểm tra stoploss của bạn một cách chặt chẽ và để ý đến sự xuất hiện của bóng nến trên của nến HA vì nó cho thấy xu hướng đang yếu đi.

Những nhược điểm khi dùng chiến lược này:

Chiến lược giao dịch này hoạt động khi thị trường đang có xu hướng nhưng khi nó không có xu hướng, bạn có thể sẽ bị stoploss với các tín hiệu nhiễu. Bạn PHẢI có hiểu biết về hành động giá và cấu trúc thị trường để tránh thua lỗ không đáng có.

Mức dừng lỗ có thể lớn, vì vậy hãy đảm bảo bạn có tính toán stoploss và điểm đặt stoploss phù hợp cho mình. Bạn có thể chọn sử dụng biểu đồ nến Nhật để đặt điểm dừng lỗ và sau đó chuyển trở lại biểu đồ nến Heikin Ashi để tiếp tục theo dõi chiến lược của mình.

Heikin-Ashi (HA) là một biến thể của nến Nhật. Mỗi nến được hình thành trên biểu đồ Heikin-ashi đều được tính toán dựa trên nến trước đó. Nó có ưu điểm là làm giảm tín hiệu nhiễu trong các mô hình nến của biểu đồ nến Nhật, tuy nhiên vẫn có những hạn chế nhất định. Do đó, khi áp dụng phương pháp giao dịch này, bạn cần nắm rõ cấu trúc thị trường và hiểu về hành động giá để tránh thua lỗ đáng tiếc.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận