skip to Main Content

Xu hướng và cách xác định xu hướng thị trường trong giao dịch Price Action

  1. Khóa học Price Action cơ bản
  2. Price Action là gì? Những điều cơ bản cần biết về Price Action
  3. Biểu đồ giá trong giao dịch Price Action
  4. Cách đọc biểu đồ Price Action đơn giản nhất
  5. Mô hình nến trong giao dịch Price Action
  6. Xu hướng và cách xác định xu hướng thị trường trong giao dịch Price Action
  7. Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch Price Action
  8. Hiểu về các điểm xoay (swing point) trong giao dịch Price Action
  9. Đường xu hướng và kênh giá trong giao dịch Price Action
  10. Chiến lược giao dịch Price action sử dụng Pin Bar đơn giản nhất
  11. Chiến lược giao dịch sử dụng nến Pinbar để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch ngày
  12. Chiến lược giao dịch price action với mô hình nến Inside bar đôi
  13. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng mô hình nến Heiken Ashi kết hợp chỉ báo EMA
  14. Chiến lược giao dịch kết hợp giữa nến Pin Bar và Inside Bar
  15. Kết hợp Inside Bar với hỗ trợ, kháng cự để tối ưu hóa chiến lược giao dịch
  16. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng nến Inside Bar kết hợp với MACD
  17. Chiến lược giao dịch đơn giản với mô hình nến Fakey
  18. Chiến lược giao dịch mô hình nến Nhật Hammer
  19. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng False Breakout
  20. Chiến lược giao dịch Price Action tại những điểm giá retest
  21. Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào hỗ trợ và kháng cự
  22. Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào tín hiệu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
  23. Chiến lược giao dịch Price Action kết hợp điểm xoay Pivot Points

Để có được một thương vụ mua bán thành công theo chiến lược giao dịch Price Action, bạn cần phải xác định xu hướng giá một cách chính xác. Và để làm được điều đó, điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là hiểu rõ xu hướng thị trường là gì và có những loại xu hướng nào. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức đó ngay trong bài viết dưới đây.

Xu hướng thị trường là gì?

Xu hướng thị trường hay xu hướng (Market trend) là chuyển động của thị trường theo một hướng nhất định qua thời gian.

Tìm hiểu về xu hướng và phân loại xu hướng thị trường
Phân loại xu hướng thị trường

Xu hướng được hình thành như thế nào?

Xu hướng được hình thành từ sự dịch chuyển của giá. Giá được hình thành từ lượng cung cầu trên thị trường của nhà đầu tư. Vậy yếu tố cội nguồn hình thành nên 1 xu hướng chính là lượng cung cầu của nhà đầu tư trên thị trường. Lượng cung cầu trên thị trường luôn thay đổi, nên xu hướng của thị trường cũng vì vậy mà thay đổi theo. Xu hướng có thể mạnh lên, xu hướng có thể yếu đi hay xu hướng có thể bị phá vỡ đảo chiều hình thành 1 xu hướng mới.

Phân loại xu hướng thị trường

Thị trường có 3 loại xu hướng chính:

  • Xu hướng tăng (uptrend): là giai đoạn thị trường chuyển động tăng giá theo thời gian, được xác định khi đỉnh giá mới cao hơn đỉnh cũ và đáy mới cáo hơn đáy cũ.
  • Xu hướng giảm (downtrend): là giai đoạn thị trường chuyển động giảm giá theo thời gian, được xác định khi có đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ.
  • Xu hướng đi ngang (sideways): là giai đoạn thị trường chuyển động trong một vùng giá theo thời gian, các đỉnh và đáy thường bằng nhau, bị hạn chế trong một kênh hẹp.

Khi xu hướng tăng (uptrend) kết thúc thì thị trường có thể chuyển sang xu hướng giảm (downtrend) hoặc xu hướng đi ngang (sideways), không nhất thiết sẽ là xu hướng cụ thể nào tiếp theo. Bên cạnh đó, giá có thể đi ngược lại xu hướng trong một khoảng thời gian nào đó. Tuy nhiên, khi quan sát trên một khung thời gian lớn hơn, đó rất có thể chỉ là một đoạn giá thoái lui (retracements).

Để biết cách xác định một xu hướng trên biểu đồ giao dịch, có khá nhiều công cụ hỗ trợ như:

  • Hỗ trợ và kháng cự
  • Điểm xoay Pivot Point
  • Đường xu hướng và kênh giá

Xem thêm: Phương pháp giao dịch theo xu hướng (Trend Trading)

Các khái niệm cơ bản khác cần nắm rõ

1. Thế nào là xu hướng mạnh?

Tôi sẽ lấy ví dụ 1 xu hướng tăng để phân biệt cho các bạn thấy sự khác biệt giữa 1 xu hướng tăng và 1 xu hướng tăng mạnh. Qua đó, bạn cũng có thể suy luận ngược lại đối với xu hướng giảm.

Tìm hiểu về xu hướng và phân loại xu hướng thị trường

Trong 1 xu hướng tăng chúng ta có 2 thành phần chính là: sóng tăng và sóng điều chỉnh (sóng giảm). Trong hình vẽ thể hiện 2 xu hướng tăng, những bước sóng (1-2), (3-4), (5-6) là những sóng điều chỉnh trong 1 xu hướng tăng. Những khung hình chữ nhật được vẽ ra từ (đỉnh 1-đáy 2), (đỉnh 3-đáy 4) được gọi là vùng điều chỉnh của 1 xu hướng.

Thông thường trong 1 xu hướng tăng, sóng điều chỉnh sẽ có giá đóng cửa nằm trong vùng điều chỉnh (hình A), xu hướng này được cho là xu hướng tăng thường, độ bền vững cao, độ tin cậy cao (các đáy khó bị phá vỡ, nếu vỡ là vỡ luôn xu hướng).

Với hình (B), ta thấy sóng điều chỉnh không có giá đóng cửa nằm trong vùng điều chỉnh, xu hướng tăng này được cho là xu hướng tăng mạnh, quá gấp rút nên thường không bền vững, độ tin cậy thấp (các đáy dễ bị phá vỡ, vỡ rồi chưa chắc xu hướng vỡ).

2. Khi nào thì 1 xu hướng bị phá vỡ?

Tôi vẫn sẽ lấy ví dụ 1 xu hướng tăng để nói về vấn đề khi nào thì 1 xu hướng bị phá vỡ, các bạn có thể suy luận ngược lại đối với xu hướng giảm.

Trên hình (A), xu hướng tăng được cho là bị phá vỡ khi giá giảm đóng cửa dưới đáy (6) – vị trí này chính là điểm Stoploss cho chiến lược Buy theo xu hướng. Khẳng định chính xác là xu hướng tăng đã bị phá vỡ với độ tin cậy 1000% tuy nhiên xu hướng tăng bị phá vỡ không nghĩa là xu hướng giảm được hình thành, khi đó điều chúng ta nên làm đó là đứng ngoài thị trường và chờ đợi xu hướng giảm hình thành.

Tìm hiểu về xu hướng và phân loại xu hướng thị trường

Với hình (B), tôi đã đề cập ở trên, xu hướng tăng này gọi là xu hướng tăng mạnh nhưng độ tin cậy lại rất thấp. Khi giá giảm từ đỉnh (7) phá vỡ đáy (6) hay thậm chí là phá vỡ đáy (4), ta cũng không thể kết luận xu hướng tăng đã bị phá vỡ, bởi rất có thể thị trường xem giai đoạn từ (2) lên (7) chỉ là 1 sóng tăng trong xu hướng tăng và giai đoạn giá giảm từ đỉnh (7) đó được xem là sóng điều chỉnh. Lúc đó hình (B) rất có khả năng xảy ra như hình (B)’, và xu hướng chỉ được cho là bị phá vỡ khi giá đóng cửa dưới đáy (2)

Tìm hiểu về xu hướng và phân loại xu hướng thị trường

3. Sự đảo chiều và tiếp diễn của xu hướng

Đảo chiều (ngược) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả khi một xu hướng đảo ngược hướng. Ví dụ, thị trường đã ở trong một xu hướng tăng và khi giá chạm một mức kháng cự lớn, nó đã đảo ngược và hình thành một xu hướng giảm. Đó là ý nghĩa của sự đảo ngược.

Bây giờ sự đảo ngược có thể xảy ra ở đâu? Sau đây là các khu vực chính xảy ra đảo ngược giá:

  • Các mức hỗ trợ
  • Mức kháng cự
  • Các mức Fibonacci

Đây là một ví dụ về đảo ngược giá tạo thành một mức hỗ trợ và tăng lên và sau đó phá vỡ nó và đi xuống. Bây giờ, mức hỗ trợ bị phá vỡ đóng vai trò là mức kháng cự khi giá được đưa ra để kiểm tra lại mức đó và khiến giá giảm xuống:

Tìm hiểu về xu hướng và phân loại xu hướng thị trường

Bây giờ, những gì là tiếp diễn sau đó? Nói một cách đơn giản, tiếp diễn có nghĩa là có một xu hướng chính, ví dụ như một xu hướng tăng, đang xảy ra … và bạn sẽ nhận thấy rằng giá chậm lại và có thể hợp nhất trong một thời gian và có thể giảm xuống một chút… nó giống như một xu hướng giảm nhỏ trong một xu hướng tăng chính được gọi là giảm trong một xu hướng tăng chính.

Vì vậy, khi điều đó kết thúc và giá tiếp tục theo hướng tăng xu hướng ban đầu thì đó được gọi là sự tiếp diễn. Quan sát biểu đồ dưới đây để hiểu rõ hơn:

Tìm hiểu về xu hướng và phân loại xu hướng thị trường

Vì vậy, câu hỏi lớn là: làm thế nào để phát hiện ra xu hướng tiếp diễn và thực hiện giao dịch đúng thời điểm?

Bí mật nằm ở việc xác định các mô hình biểu đồ (mô hình giá) cụ thể cũng như các mẫu nến rất cụ thể và bạn
có thể khám phá thêm về phần Mẫu biểu đồ và Mẫu nến ngay trong series bài học này.

Lời kết

Là một trader chuyên nghiệp, bạn phải học cách làm bạn với xu hướng và lấy câu “Trend is my friend” làm câu thần chú trong suốt đời trader. Bởi đi ngược lại xu hướng không khác gì với việc lái xe ngược chiều, dẫn đến khả năng rủi ro và thua lỗ là rất cao.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận