Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng nến Inside Bar kết hợp với MACD
Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ uy tín nhất và nạp rút tiền dễ dàng nhất cho nhà đầu tư Việt Nam. Xem chi tiết
Inside bar là một trong những mô hình nến được sử dụng phổ biến bởi các nhà giao dịch theo phong cách Price Action. Tuy nhiên, để nâng cao tính chính xác và tỷ lệ thành công cao cho chiến lược giao dịch, việc kết hợp thêm các chỉ báo là vô cùng cần thiết. Và trong bài học dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn phương pháp giao dịch khá đơn giản nhưng không hề kém hiệu quả bằng cách kết hợp sử dụng nến inside bar và chỉ báo MACD.
Chỉ báo MACD là gì?
Đối với nhiều nhà giao dịch, cái tên MACD chắc hẳn không còn quá xa lạ. Tuy nhiên đối với những trader mới vào nghề, việc nắm rõ chỉ báo MACD là gì và cách sử dụng nó như thế nào là điều vô cùng căn bản và quan trọng. Vậy chỉ báo MACD là gì?
Chỉ báo MACD có tên Tiếng Anh là Moving Average Convergence divergence (Trung bình động hội tụ phân kỳ) là một chỉ báo kỹ thuật phổ biến được phát triển năm 1970 bới Gereal Appel. Đây là một chỉ báo trend-following momentum để xác định xu hướng giao dịch, giúp các trader biết được rằng có 1 xu hướng mới hay không và đó là xu hướng tăng hay giảm.
Và trong chiến thuật ngày hôm nay, việc sử dụng MACD sẽ giúp chúng ta xác định xu hướng của thị trường, và sau đó là xác nhận tín hiệu vào lệnh bằng cách tìm kiếm cây nến inside bar.
Nguyên tắc giao dịch
1. Đối với lệnh mua
- MACD nằm trên đường số 0 (Zero line)
- Mua khi giá vừa phá vỡ nến inside bar
2. Đối với lệnh bán
- MACD nằm bên dưới đường số 0
- Bán khi giá vừa phá vỡ inside bar
Ví dụ giao dịch kết hợp giữa MACD và mô hình nên inside bar
Đây là biểu đồ H4 của hợp đồng tương lai 6E:
- Sau 7 nến giảm liên tiếp, nến outside bar xuất hiện làm đảo ngược xu hướng, báo hiệu một sóng tăng mạnh mẽ.
- Sự tăng giá mạnh đã khiến MACD cắt lên đường số 0
- Nến inside bar xuất hiện tại ngưỡng hỗ trợ => tín hiệu vào lệnh tốt và bạn có thể giao dịch khi giá vừa phá vỡ nến inside bar
Tổng kết
Đây là một chiến lược giao dịch khá đơn giản chỉ sử dụng MACD làm chỉ báo xu hướng. Tuy nhiên, các bạn cần ghi nhớ rằng MACD chỉ đưa ra khả năng rằng thị trường đang có xu hướng chứ không xác định. Do đó, bạn cần nhìn vào hành động giá để xác nhận.
Ví dụ như biểu đồ dưới đây:
- MACD vượt qua đường số 0 => cho thấy tín hiệu về một xu hướng tăng
- Nến outside bar giảm xuất hiện và giá không thể vượt qua được đỉnh trước đó. Tuy nhiên, sau nến outside bar lại xuất hiện một nến tăng giá. Những dấu hiệu mâu thuẫn từ thị trường này cho thấy thị trường đang không rõ ràng, do đó khả năng breakout sẽ thất bại
- Nến inside bar tăng xuất hiện => cho tín hiệu tăng giá. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường đi ngang, giao dịch theo tín hiệu nến inside bar này đã thất bại trong vài ngày sau khi tham gia giao dịch.
Đây là biểu đồ D1 của Xerox Corporation. Đây là chiến lược cho thấy sự kém hiệu quả của chiến lược này khi thị trường đi ngang. Do đó việc xác định xu hướng thị trường là vô cùng quan trọng.
Mô hình inside bar là mô hình nến có độ rủi ro thấp. Tuy nhiên chúng ta sẽ không giao dịch riêng với nến inside bar chỉ vì chúng có rủi ro thấp. Nếu tín hiệu từ inside bar không tạo ra tiềm năng lợi nhuận cao thì dù nó có rủi ro thấp các trder cũng không nên giao dịch.
Khi chúng ta sử dụng inside bar làm thanh tín hiệu vào lệnh, bạn nên chọn những tín hiệu inside bar thuận theo xu hướng để giao dịch.
Như các chiến lược giao dịch theo xu hướng, khi xu hướng mới bắt đầu luôn là tốt nhất giúp tạo ra khoảng lợi nhuận lớn hơn. Thiết lập giao dịch đầu tiên sau khi MACD vượt qua đường số 0 ở thời điểm này có cơ hội thành công cao nhất. Chính vì vậy, hãy luyện tập chiến thuật giao dịch này một cách nhuần nhuyễn trước khi đi vào thực chiến.
Investing.vn