skip to Main Content

Mô hình nến trong giao dịch Price Action

  1. Khóa học Price Action cơ bản
  2. Price Action là gì? Những điều cơ bản cần biết về Price Action
  3. Biểu đồ giá trong giao dịch Price Action
  4. Cách đọc biểu đồ Price Action đơn giản nhất
  5. Mô hình nến trong giao dịch Price Action
  6. Xu hướng và cách xác định xu hướng thị trường trong giao dịch Price Action
  7. Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch Price Action
  8. Hiểu về các điểm xoay (swing point) trong giao dịch Price Action
  9. Đường xu hướng và kênh giá trong giao dịch Price Action
  10. Chiến lược giao dịch Price action sử dụng Pin Bar đơn giản nhất
  11. Chiến lược giao dịch sử dụng nến Pinbar để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch ngày
  12. Chiến lược giao dịch price action với mô hình nến Inside bar đôi
  13. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng mô hình nến Heiken Ashi kết hợp chỉ báo EMA
  14. Chiến lược giao dịch kết hợp giữa nến Pin Bar và Inside Bar
  15. Kết hợp Inside Bar với hỗ trợ, kháng cự để tối ưu hóa chiến lược giao dịch
  16. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng nến Inside Bar kết hợp với MACD
  17. Chiến lược giao dịch đơn giản với mô hình nến Fakey
  18. Chiến lược giao dịch mô hình nến Nhật Hammer
  19. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng False Breakout
  20. Chiến lược giao dịch Price Action tại những điểm giá retest
  21. Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào hỗ trợ và kháng cự
  22. Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào tín hiệu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
  23. Chiến lược giao dịch Price Action kết hợp điểm xoay Pivot Points

Khi tham gia giao dịch trên thị trường tài chính, việc sử dụng các mô hình nến Nhật là điều vô cùng quan trọng đối với các trader, đặc biệt là những người giao dịch price action. Vậy mô hình nến Nhật là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những kiến thức cơ bản nhất về mô hình nến Nhật tron bài học dưới đây.

Mô hình nến Nhật là gì?

Nến Nhật (candlestick) là một loại biểu đồ giá được sử dụng vô cùng rộng rãi. Nó được phát minh bởi một thương nhân người Nhật có tên là Munehisa Homma vào thế kỷ 18, với mục đích ban đầu là để ghi chép diễn biến giá gạo. Do có tính ứng dụng cao trong việc phân tích, nến Nhật nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong giới trader và “du nhập” khắp nơi trên thế giới.

Sau khi Steve Nison giới thiệu mô hình nến Nhật cho thế giới phương Tây, những hành động giá ngắn hạn được gọi là mô hình đó bắt đầu trở nên phổ biến hơn. Kể từ đó, mô hình nến trở thành 1 trong các phương pháp phân tích quan trọng nhất của Price Action hiện đại.

Cấu tạo của mô hình nến Nhật

Một thanh nến bao gồm 2 phần thể hiện các biến động giá tại 1 thời điểm nhất định:

  • Thân nến: Thể hiện biên độ giữa giá mở cửa và đóng cửa
  • Bóng nến: Thể hiện giá cao nhất (điểm cao nhất của bóng nến) và thấp nhấp (điểm thấp nhất của bóng nến
Mô hình nến trong giao dịch Price Action

Tùy thuộc vào màu sắc nến sẽ xác định được mức giá đóng cửa cao hay thấp hơn giá mở cửa, giá tăng hay giảm

  • Với nến xanh, giá mở cửa sẽ thấp hơn giá đóng cửa, thể hiện giá tăng
  • Ngược lại, với nến đỏ, giá mở cửa sẽ cao hơn giá đóng cửa, thể hiện giá giảm
Mô hình nến trong giao dịch Price Action

Mỗi nến thể hiện giá trong 1 khoảng thời gian ứng với khung thời gian biểu đồ.

Ví dụ, đang xem biểu đồ ở khung H1, thì mỗi nến thể hiện giá của một giờ:

Mô hình nến trong giao dịch Price Action

Ý nghĩa của mô hình nến

Một cây nến đơn giản như vậy nhưng lại ẩn chứa trong nó rất nhiều thông tin về diễn biến giá, chẳng hạn như:

  • Đuôi nến trên và dưới (hay còn gọi là bóng nến, râu nến) sẽ cho chúng ta thấy lực bán và lực mua
  • Thân nến cho thấy tâm lý thị trường hiện tại

Do đó:

  • Khi nhìn vào một cây nến tăng có thân dài và bóng nến ngắn trên đồ thị ngày, bạn có thể hiểu rằng bên mua đã gần như áp đảo hoàn toàn bên bán trong ngày hôm đó
  • Hay như khoảng cách giữa đỉnh và đáy cũng cho thấy độ biến động trong phiên giao dịch đó. Nến càng dài thì thị trường biến động càng lớn và ngược lại
  • Nếu nến đóng cửa cao hơn thì thị trường đang tăng giá, ngược lại là giảm giá. Nhưng nếu giá đóng gần bằng hoặc bằng giá mở (gần như không có thân nến) thì tâm lý là chưa xác định được

Ngoài ra, các mức giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, và thấp nhất của một cây nến cũng giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá hướng đi của thị trường, qua đó cung cấp manh mối quan trọng trong việc phân tích và đưa ra quyết định giao dịch. 

Những mô hình nến Nhật phổ biến nhất

1. Mô hình Inside bar

Inside bar là mô hình bao gồm 2 cây nến trở lên, với cây nến đầu tiên có độ dài (kể cả bóng nến) bao bọc hoàn toàn cây nến phía sau. Cây nến đầu tiên gọi là nến mẹ (Mother bar), các cây nến sau chính là Inside bar.

Mô hình nến trong giao dịch Price Action

Mô hình Inside bar được chia làm 2 loại:

  • Mô hình Inside bar tăng: cây nến lớn là cây nến giảm, cây nến nhỏ là cây nến tăng
  • Mô hình Inside bar giảm: cây nến lớn là cây nến tăng, cây nến nhỏ là cây nến giảm
Mô hình nến trong giao dịch Price Action

Inside bar được đánh giá là mẫu hình quan trọng và mạnh nhất của phương pháp giao dịch Price Action, được sử dụng để xác định hướng đi của thị trường, đặc biệt là các trường hợp giá đảo chiều xu hướng. Cụ thể:

  • Khi xuất hiện mô hình Inside bar tăng => giá đang giảm sẽ có xu hướng quay đầu tăng giá.
  • Khi xuất hiện mô hình Inside bar giảm => giá đang tăng sẽ có xu hướng quay đầu giảm giá.

Xem thêm: Kết hợp inside bar với hỗ trợ, kháng cự để tối ưu hóa chiến lược giao dịch

2. Mô hình Outside Bar

Ngược lại với mô hình Inside Bar, mô hình Outside bar có cây nến đằng sau dài hơn và bao trùm cây nến trước đó. Mô hình này phân ra làm 2 loại:

  • Mô hình Outside bar tăng: Cây nến nhỏ là cây nến giảm, cây nến lớn là cây nến tăng
  • Mô hình Outside bar giảm: Cây nến nhỏ là cây nến tăng, cây nến lớn là cây nến giảm
Mô hình nến trong giao dịch Price Action

Với thế nến này, chúng ta có thể hiểu rằng cây nến sau có lực mạnh hơn và áp đảo hoàn toàn lực của cây nến trước đó, vì thế mà giá sẽ đi theo hướng của cây nến sau. Cụ thể:

  • Khi thị trường đang giảm, xuất hiện mô hình Outside bar tăng => có xu hướng đảo chiều tăng giá.
Mô hình nến trong giao dịch Price Action
  • Khi thị trường đang tăng, xuất hiện mô hình Outside bar giảm => có xu hướng quay đầu giảm giá.
Mô hình nến trong giao dịch Price Action

3. Mô hình Pin bar

Pin bar là một cây nến có thân rất ngắn và bóng nến rất dài về một phía, phía còn lại rất ngắn hoặc không có bóng nến. Pin bar có 2 loại:

  • Pinbar tăng: đuôi nến nằm dưới thân nến (màu sắc thân nến không quan trọng)
  • Pinbar giảm: đuôi nến nằm trên thân nến (màu sắc thân nến không quan trọng)
Mô hình nến trong giao dịch Price Action

Mô hình Pinbar xuất hiện khá phổ biến trong đồ thị giao dịch cổ phiếu. Nó thể hiện sự từ chối tăng lên hoặc giảm xuống tại một mức giá nào đó. Khi nến Pinbar xuất hiện, khả năng đảo chiều xu hướng là rất cao. Cụ thể:

  • Trong xu hướng giảm, xuất hiện pinbar tăng => cho tín hiệu tăng giá
  • Trong xu hướng tăng, xuất hiện pinbar giảm => tín hiệu cho xu hướng giảm
Mô hình nến trong giao dịch Price Action

4. Mô hình nến Doji

  • Nhận dạng: Doji là nến có giá mở cửa trùng hoặc rất gần với giá đóng cửa.
  • Ý nghĩa: Khi mô hình nến Doji xuất hiện, thể hiện thị trường đang giằng co giữa việc tăng giá và giảm giá. Do đó, khi mô hình nến Doji xuất hiện, nhà giao dịch sẽ cần xem xét để xác định đây là mô hình đảo chiều hay tiếp tục xu hướng.
Mô hình nến trong giao dịch Price Action

Thông thường, với các mô hình nến Doji có phần bóng nến dài hoặc kết hợp với một nến tiếp theo đi ngược lại xu hướng trước đó thì khả năng đảo chiều khá cao.

5. Mô hình Fakey

Mô hình Fakey là sự kết hợp giữa mô hình Inside bar và mô hình Pinbar cũng như False Breakout (phá vỡ giả của mô hình inside bar).

Mô hình Fakey thường có 3 hoặc 4 cây nến kết hợp với nhau. Hai cây nến đầu tiên chính là mô hình Inside bar thể hiện sự yếu đi của xu hướng cũ. Cây nến tiếp theo có thể là Pinbar hoặc cây nến đóng cửa nằm bên ngoài phạm vi của mother bar, mô hình Inside bar bị phá vỡ. Với mô hình này, xác suất đảo chiều giá sẽ rất cao.

Mô hình nến trong giao dịch Price Action

Trong 4 mô hình nêu trên, đây là mô hình phức tạp nhất cũng là mô hình có xác suất thành công cao nhất.

6. Mô hình nến Hammer và Inverted Hammer

Mô hình nến Hammer

  • Nhận dạng: Thân nến nhỏ / Bóng nến trên rất nhỏ hoặc không có / Bóng nến dưới dài.
  • Ý nghĩa: Nến Hammer cho thấy ban đầu phe bán chiếm ưu thế khi giảm mạnh so với điểm mở cửa, nhưng về sau phe mua chiếm lại ưu thế khi đẩy giá lên, tạo bóng dưới nến dài. Nếu nến Hammer xuất hiện trong một xu hướng giảm thì rất có thể đó là dự báo cho một sự đảo chiều tăng.
Mô hình nến trong giao dịch Price Action

Mô hình nến Inverted Hammer

  • Nhận dạng: Thân nến nhỏ / Bóng nến dưới rất nhỏ hoặc không có / Bóng nến trên dài.
  • Ý nghĩa: Nến Inverted Hammer cho thấy ban đầu phe mua chiếm ưu thế khi đẩy giá lên cao so với giá mở cửa, nhưng về sau phe bán lấy lại ưu thế khi đẩy giá xuống tạo thành bóng nến trên dài. Nếu nến Inverted Hammer xuất hiện trong một xu hướng tăng thì rất có thể đó là dự báo cho một sự đảo chiều giảm.
Mô hình nến trong giao dịch Price Action

7. Mô hình nến đảo chiều Engulfing

Mô hình nến trong giao dịch Price Action

Mô hình nến đảo chiều Engufing là mô hình bao gồm hai cây nến:

  • Cây nến thứ nhất là cây nến ngắn, có màu sắc thể hiện xu hướng đã diễn ra trước đó, thể hiện xu hướng đã suy yếu
  • Cây nến thứ hai có màu sắc ngược lại, có chiều dài thân nến bao trùm toàn bộ thân nến của cây nến trước đó, thể hiện một xu hướng mới đảo ngược lại sắp diễn ra trong tương lai.

Chúng ta đều biết rằng thị trường forex luôn biến động không ngừng. Với những nhà giao dịch có kinh nghiệm, họ thường phân tích các mô hình nến để nhận biết các thời điểm giá dịch chuyển từ giảm sang tăng hoặc ngược lại, từ tăng sang giảm và xác định xác điểm vào/thoát lệnh,…

Đối với các nhà giao dịch đặc biệt là trader Price Action, candlestick patterns được đánh giá là một trong những công cụ quan trọng bởi tính hiệu quả cũng như tính đa dạng và sự phong phú trong cách tiếp cận. Ngoài ra, cách giao dịch với candlestick patterns  cũng cũng khá đơn gian đơn giản giúp kiếm tiền từ thị trường chứng khoán. Để tìm hiểu rõ hơn về cách giao dịch với từng loại candlestick patterns hay những phương pháp giao dịch độc đáo có hiệu suất thắng lệnh cao, hãy cùng tìm hiểu trong những bài học sau.

Xem thêm: Mô hình nến ba con quạ đen (Three Black Crows)

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận