skip to Main Content

Biểu đồ giá trong giao dịch Price Action

  1. Khóa học Price Action cơ bản
  2. Price Action là gì? Những điều cơ bản cần biết về Price Action
  3. Biểu đồ giá trong giao dịch Price Action
  4. Cách đọc biểu đồ Price Action đơn giản nhất
  5. Mô hình nến trong giao dịch Price Action
  6. Xu hướng và cách xác định xu hướng thị trường trong giao dịch Price Action
  7. Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch Price Action
  8. Hiểu về các điểm xoay (swing point) trong giao dịch Price Action
  9. Đường xu hướng và kênh giá trong giao dịch Price Action
  10. Chiến lược giao dịch Price action sử dụng Pin Bar đơn giản nhất
  11. Chiến lược giao dịch sử dụng nến Pinbar để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch ngày
  12. Chiến lược giao dịch price action với mô hình nến Inside bar đôi
  13. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng mô hình nến Heiken Ashi kết hợp chỉ báo EMA
  14. Chiến lược giao dịch kết hợp giữa nến Pin Bar và Inside Bar
  15. Kết hợp Inside Bar với hỗ trợ, kháng cự để tối ưu hóa chiến lược giao dịch
  16. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng nến Inside Bar kết hợp với MACD
  17. Chiến lược giao dịch đơn giản với mô hình nến Fakey
  18. Chiến lược giao dịch mô hình nến Nhật Hammer
  19. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng False Breakout
  20. Chiến lược giao dịch Price Action tại những điểm giá retest
  21. Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào hỗ trợ và kháng cự
  22. Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào tín hiệu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
  23. Chiến lược giao dịch Price Action kết hợp điểm xoay Pivot Points

Biểu đồ giá là một phần không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động giao dịch nào trên thị trường tài chính, đặc biệt là những trader price action. Theo phong cách giao dịch này, trước khi đi sâu vào từng chiến lược giao dịch cụ thể, bạn cần tìm hiểu về khái niệm cũng như các loại biểu đồ giá một cách kỹ lưỡng. Và trong bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức căn bản nhất về biểu đồ giá trong giao dịch Price Action.

Biểu đồ giá là gì?

Biểu đồ giá là một chuỗi giá được vẽ trong một khung thời gian cụ thể. Bên cạnh việc giúp trader theo dõi giá trị của các lệnh hiện hành, chúng còn giúp trader xem giá trong quá khứ, và từ đó, giúp dự đoán hướng đi sắp tới của giá. Vì vậy, hiểu được cách đọc biểu đồ giá là một bước quan trọng trên hành trình trở thành một trader.

Theo đó, dựa vào biểu đồ giá, trader có được cái nhìn tổng quan hơn về về thị trường. Vì thế, cho dù bạn có theo trường phái nào đi chăng nữa, biểu đồ giá cũng là một công cụ thiết yếu để giao dịch trong thị trường tài chính nói chung và forex nói riêng.

Cấu tạo của biểu đồ

Mỗi biểu đồ forex sẽ bao gồm 4 phần chính:

  • Cột ngang phía dưới hiển thị thời gian
  • Cột dọc hiển thị mức giá
  • Góc trên bên trái hiển thị tên cặp forex và khung thời gian đang xem biểu đồ.
  • Khu vực giữa biểu đồ là các nến biểu thị giá của thị trường
Biểu đồ giá trong giao dịch Price Action
Biểu đồ giá

Các loại biểu đồ trong giao dịch Price Action

3 loại biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật đó là:

  • Biểu đồ nến (Candlestick chart)
  • Biểu đồ nến rỗng (Hollow Candle chart)
  • Biểu đồ thanh (Bar chart)

Bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ bộ về các loại biểu đồ vừa kể trên:

1. Biểu đồ nến – candlestick chart

Biểu đồ nến là biểu đồ tài chính được áp dụng để mô tả các biến động giá của các sản phẩm tài chính. Mỗi cây nến trên biểu đồ đại diện cho 4 thông tin khác nhau bao gồm: giá mở cửa/giá đóng cửa, giá cao nhất/giá thấp nhất.

Mỗi nến thể hiện giá trong 1 khoảng thời gian ứng với khung thời gian biểu đồ.

Ví dụ: Biểu đồ ở khung H1, thì mỗi nến thể hiện giá của một giờ.

Biểu đồ giá trong giao dịch Price Action
Biểu đồ nến Nhật

Một thanh nến bao gồm 2 phần thể hiện các biến động giá tại 1 thời điểm nhất định:

  • Thân nến: Thể hiện biên độ giữa giá mở cửa và đóng cửa
  • Bóng nến: Thể hiện giá cao nhất (điểm cao nhất của bóng nến) và thấp nhấp (điểm thấp nhất của bóng nến)
Biểu đồ giá trong giao dịch Price Action
Cấu tạo nến Nhật

Tùy thuộc vào màu sắc nến sẽ xác định được mức giá đóng cửa cao hay thấp hơn giá mở cửa, giá tăng hay giảm

  • Với nến xanh, giá mở cửa sẽ thấp hơn giá đóng cửa, thể hiện giá tăng
  • Ngược lại, với nến đỏ, giá mở cửa sẽ cao hơn giá đóng cửa, thể hiện giá giảm

Ngoài ra, độ dài của thân nến cũng cung cấp thông tin cho các nhà giao dịch. Cụ thể:

  • Thân nến càng dài thể hiện áp lực mua/bán càng lớn, điều đó có nghĩa rằng sự biến động tỷ giá càng cao.
  • Ngược lại, nến ngắn cho thấy sự biến động giá rất ít và biểu tượng cho thị trường sắp rơi vào thế tích lũy (khoảng thời gian mà trường tương đối yên bình).

2. Biểu đồ nến rỗng

Biểu đồ giá trong giao dịch Price Action
Biểu đồ nến rỗng

Biểu đồ nến rỗng tương tự như biểu đồ nến Nhật, chỉ khác ở màu sắc cây nến. Với biểu đồ nến rỗng, cây nến tăng giá sẽ có màu trắng, còn cây nến giảm giá sẽ có màu đỏ

3. Biểu đồ thanh (Bar chart)

Biểu đồ thanh là một dạng biểu đồ phản ánh biến động giá của công cụ tài chính, theo đó phần đỉnh của đường kẽ dọc chỉ mức giá cao nhất trong phiên giao dịch và phần đáy của đường kẽ dọc này chỉ mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch. Thanh ngang nhỏ bên trái thể hiện giá mở cửa và thanh ngang nhỏ bên phải thể hiện giá đóng cửa.

Một thanh đơn lẻ tượng trưng cho một phiên giao dịch, có thể là 1 ngày, một tuần hoặc 1 giờ,… Khi bạn nghe về “thanh biểu đồ”, bạn cần biết chắc khung thời gian đó là khung thời gian nào thì bạn sẽ biết 1 thanh đó đại diện cho bao nhiêu thời gian

Biểu đồ thanh còn được gọi là biểu đồ “OHLC”, bởi vì nó chỉ ra giá mở cửa – Open, cao nhất – High, thấp nhất – Low, và giá đóng cửa – Close của một sản phẩm nhất định.

Ví dụ:

Biểu đồ giá trong giao dịch Price Action
Biểu đồ thanh

Dạng biểu đồ nào được sử dụng phổ biến nhất?

Trong số 3 loại biểu đồ trên, biểu đồ nến được sử dụng rộng rãi nhất bởi ưu điểm vượt trội của nó so với các mô hình khác. Việc dùng biểu đồ nến giúp thể hiện các mức giá một cách trực quan hơn, mặc dù thông tin do biểu đồ nến cung cấp thì cũng chỉ bao gồm giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất phiên mà thôi. Một số ưu điểm của biểu đồ nến là:

  • Biểu đồ nến dễ nhận biết hơn và là điểm khởi đầu tốt cho các bạn mới bắt đầu học phân tích
  • Biểu đồ nến dễ sử dụng hơn. Mắt chúng ta thường ngay lập tức thấy được những thông tin do biểu đồ nến chỉ ra. Thêm nữa, những nghiên cứu cho thấy rằng trực quan sẽ giúp việc học trở nên dễ dàng hơn, điều này có thể cũng có ý nghĩa trong việc giao dịch.
  • Biểu đồ nến rất tốt trong việc xác định những điểm xoay chiều của thị trường. Bạn sẽ được học điều đó sau

Như bạn có thể thấy, có 3 loại biểu đồ được sử dụng bởi các nhà giao dịch Price Action. Mỗi biểu đồ có những lợi thế và nhược điểm riêng của mình, tuy nhiên biểu đồ nến Nhật được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất.

Để trở thành một nhà giao dịch thành công, bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản nhất, trong đó có khái niệm và các loại biểu đồ được sử dụng trong giao dịch price action. Thông qua biểu đồ giá, bạn sẽ hiểu được giá trên biểu đồ thể hiện như thế nào, đang di chuyển ra sao. Từ đó, bạn có thể dễ dàng nắm được cái nhìn rõ hơn về  thị trường và đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn.

Xem thêm: Các loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận