skip to Main Content

Chiến lược giao dịch mô hình nến Nhật Hammer

  1. Khóa học Price Action cơ bản
  2. Price Action là gì? Những điều cơ bản cần biết về Price Action
  3. Biểu đồ giá trong giao dịch Price Action
  4. Cách đọc biểu đồ Price Action đơn giản nhất
  5. Mô hình nến trong giao dịch Price Action
  6. Xu hướng và cách xác định xu hướng thị trường trong giao dịch Price Action
  7. Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch Price Action
  8. Hiểu về các điểm xoay (swing point) trong giao dịch Price Action
  9. Đường xu hướng và kênh giá trong giao dịch Price Action
  10. Chiến lược giao dịch Price action sử dụng Pin Bar đơn giản nhất
  11. Chiến lược giao dịch sử dụng nến Pinbar để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch ngày
  12. Chiến lược giao dịch price action với mô hình nến Inside bar đôi
  13. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng mô hình nến Heiken Ashi kết hợp chỉ báo EMA
  14. Chiến lược giao dịch kết hợp giữa nến Pin Bar và Inside Bar
  15. Kết hợp Inside Bar với hỗ trợ, kháng cự để tối ưu hóa chiến lược giao dịch
  16. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng nến Inside Bar kết hợp với MACD
  17. Chiến lược giao dịch đơn giản với mô hình nến Fakey
  18. Chiến lược giao dịch mô hình nến Nhật Hammer
  19. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng False Breakout
  20. Chiến lược giao dịch Price Action tại những điểm giá retest
  21. Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào hỗ trợ và kháng cự
  22. Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào tín hiệu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
  23. Chiến lược giao dịch Price Action kết hợp điểm xoay Pivot Points

Trong những mô hình nến Nhật, mô hình Hammer (nến búa) được các nhà giao dịch ưu ái sử dụng như một vũ khí mạnh mẽ và lợi hại bởi những hiệu quả mà nó mang lại. Hammer là một tín hiệu nến đảo chiều báo trước giá của cặp tiền tệ rất có thể sẽ đảo hướng trong tương lai gần. Giống như mô hình nến khác, Hammer rất phù hợp cho các nhà đầu tư theo trường phái Price Action. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản về mô hình nến Hammer cũng như những chiến lược khi giao dịch với nó để từ đó nhà đầu tư có thể thiết lập những giao dịch tiềm năng và tối ưu nhất.

Chiến lược giao dịch mô hình nến Hammer

Bạn không nên giao dịch bất kì mô hình nến nào một mình. Thay vào đó, hãy giao dịch nó trong bối cảnh thị trường cụ thể.

Một công thức cơ bản để thực hiện chiến lược giao dịch mô hình nến búa đó là T-A-E. Trong đó:

  • T (Trend): Xu hướng – Giao dịch theo hướng của xu hướng
  • A (Area of value): Khu vực giá trị – Giao dịch từ một khu vực giá trị
  • E (Entry trigger): Vào lệnh khi có tín hiệu xác nhận, ở đây là nến Hammer
Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về công thức này.

Xu hướng

Nếu bạn giao dịch theo hướng của xu hướng, bạn sẽ tăng tỷ lệ thành công cho giao dịch của mình. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chỉ báo đường Trung bình động (Moving average) để xác định xu hướng thị trường. Ví dụ, nếu hành động giá ở phía trên của 200MA, hãy vào lệnh mua. Ngược lại, nếu hành động giá ở phía dưới của 200MA, hãy vào lệnh bán.

Vùng giá trị

AOV là một khu vực trên biểu đồ của bạn, nơi áp lực mua / bán luôn tăng lên (Ví dụ như: Hỗ trợ & Kháng cự, Đường xu hướng, Kênh giá,…).

Nhà giao dịch nên mở lệnh càng gần khu vực AOV càng tốt vì đây đều là những công cụ chỉ báo rất mạnh, cung cấp cho bạn một điểm dừng chặt chẽ hơn, từ đó có được một tỷ lệ rủi ro: lợi nhuận tiềm năng. Thêm vào đó, áp lực mua/bán tiềm năng đẩy giá có lợi cho nhà đầu tư. Nếu giá đã đi khỏi các vùng này thì lệnh đã lỡ, không nên vào nữa. Các vùng giá này cho tỷ lệ lời lỗ hấp dẫn hơn, vì stop loss được đặt khá chặt, và chúng ta có các lực mua bán tăng lên kèm theo cấu trúc thị trường làm tăng cơ hội thắng của lệnh.

Xác nhận – vào lệnh khi có tín hiệu xác nhận, ở đây là nến Hammer

Chúng ta sẽ có tín hiệu xác nhận khi thấy được 1 mẫu hình nến Hammer tại vùng giá trị. Nến Hammer nếu xuất hiện tại các vùng giá này thể hiện 1 sự từ chối giảm tiếp của giá rất mạnh. Nó cho thấy rằng phe bán đang cố gắng đẩy giá xuống thấp, nhưng lại đóng cửa phía trên tạo đuôi nến, tức là giá từ chối giảm tiếp.

Thông thường chúng ta sẽ vào ngay tại giá mở của cây nến tiếp theo khi thấy 1 Hammer xuất hiện tại vùng giá trị, tuy nhiên nếu anh em muốn chắc chắn hơn có thể chờ cây nến tiếp theo hoàn tất, nếu nó là 1 nến tăng có thân dài chứng tỏ phe mua lúc này đã đông và rất mạnh, vào đẹp. Cách khác là đặt sẵn buy stop trên đỉnh của nến Hammer một chút.

Dưới đây là ví dụ về chiến lược giao dịch với nến Hammer tại vùng giá trị:

Chiến lược giao dịch mô hình nến Nhật Hammer
T.A.E trên biểu đồ giá của cặp EUR/JPY
Chiến lược giao dịch mô hình nến Nhật Hammer
T.A.E trên biểu đồ giá cặp EUR/CHF

5. Một số sai lầm nhà giao dịch thường mắc phải khi giao dịch mô hình nến Hammer

5.1. Mô hình nến Búa thường là một tín hiệu thoái lui ngược xu hướng (trên khung thời gian thấp hơn)

Điều này có nghĩa là nếu bạn ngẫu nhiên phát hiện ra mô hình nến Búa và thực hiên lệnh mua, bạn có thể giao dịch ngược lại xu hướng và việc thua lỗ là không thể tránh khỏi.

Chiến lược giao dịch mô hình nến Nhật Hammer Chiến lược giao dịch mô hình nến Nhật Hammer

5.2. Mô hình nến búa không cho biết hướng đi của xu hướng

Một sai lầm lớn mà các nhà giao dịch mắc phải là nghĩ rằng xu hướng sẽ đảo ngược khi mô hình Búa được hình thành. Tuy nhiên, một xu hướng được hình thành từ một loạt mô hình nến khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, nếu bạn muốn biết hướng đi của xu hướng, hãy thu nhỏ biểu đồ giá, quan sát bức tranh tổng thể của thị trường để xem giá đang di chuyển cao hơn, thấp hơn hay đi ngang? Đừng chỉ nhìn vào một mô hình nến riêng lẻ để nhận định hướng của xu hướng.

3. Bối cảnh của thị trường quan trọng hơn mô hình Búa riêng lẻ

Bối cảnh thị trường đề cập đến những tình trạng thị trường như liệu thị trường đang trong xu hướng tăng, xu hướng giảm, đi ngang hay có động lực mạnh…Ví dụ như nếu thị trường đang trong xu hướng tăng, nó có khả năng giá sẽ tăng cao hơn (bất kể có mô hình Búa hình thành hay không). Tương tự như vậy, một mô hình Búa có thể xuất hiện trong một xu hướng giảm, nhưng giá có thể sẽ tiếp tục giảm xuống do thị trường đang trong một xu hướng giảm mạnh.

Có thể thấy, bài học rút ra là gì? Thị trường tài chính nói chung và Forex nói riêng không phải là một khoa học mang tính chính xác tuyệt đối, do đó, để có được những giao dịch đáng tin cậy, nhà giao dịch cần kết hợp các công cụ chỉ báo và phân tích kỹ thuật khác nhau trên những khung thời gian khác nhau.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về mô hình nến Hammer cũng như chiến lược giao dịch mà nhà đầu tư có thể áp dụng khi gặp mô hình nến này trên biểu đồ giá. Hi vọng sẽ hữu ích cho bạn trong việc xây dựng chiến lược giao dịch của mình. Chúc bạn thành công!

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận