skip to Main Content

Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch Price Action

  1. Khóa học Price Action cơ bản
  2. Price Action là gì? Những điều cơ bản cần biết về Price Action
  3. Biểu đồ giá trong giao dịch Price Action
  4. Cách đọc biểu đồ Price Action đơn giản nhất
  5. Mô hình nến trong giao dịch Price Action
  6. Xu hướng và cách xác định xu hướng thị trường trong giao dịch Price Action
  7. Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch Price Action
  8. Hiểu về các điểm xoay (swing point) trong giao dịch Price Action
  9. Đường xu hướng và kênh giá trong giao dịch Price Action
  10. Chiến lược giao dịch Price action sử dụng Pin Bar đơn giản nhất
  11. Chiến lược giao dịch sử dụng nến Pinbar để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch ngày
  12. Chiến lược giao dịch price action với mô hình nến Inside bar đôi
  13. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng mô hình nến Heiken Ashi kết hợp chỉ báo EMA
  14. Chiến lược giao dịch kết hợp giữa nến Pin Bar và Inside Bar
  15. Kết hợp Inside Bar với hỗ trợ, kháng cự để tối ưu hóa chiến lược giao dịch
  16. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng nến Inside Bar kết hợp với MACD
  17. Chiến lược giao dịch đơn giản với mô hình nến Fakey
  18. Chiến lược giao dịch mô hình nến Nhật Hammer
  19. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng False Breakout
  20. Chiến lược giao dịch Price Action tại những điểm giá retest
  21. Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào hỗ trợ và kháng cự
  22. Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào tín hiệu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
  23. Chiến lược giao dịch Price Action kết hợp điểm xoay Pivot Points

Hỗ trợ (support) và kháng cự (resistance) là bộ đôi công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng rộng rãi bởi các nhà giao dịch theo phong cách Price Action. Tuy nhiên, mỗi nhà giao dịch lại có một cách xác định hỗ trợ và kháng cự khác nhau. Do đó, để có thể nhận biết chính xác vùng kháng cự và vùng hỗ trợ trên biểu đồ giá, bạn cần hiểu rõ bản chất hỗ trợ – kháng cự là gì.

Hỗ trợ, kháng cự là gì?

Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch Price Action

Đường hỗ trợ là đường nối các điểm đáy giá. Tùy vào đường trend chính (chuyển động giá chiếm ưu thế) mà mức hỗ trợ có thể ở dạng đường nghiêng góc hay đường nằm ngang.

  • Với xu hướng tăng giá, đường hỗ trợ có góc nghiêng dương.
  • Với xu hướng giá đi ngang, đường hỗ trợ nằm ngang.

Đường kháng cự là đường nối lần lượt các đỉnh giá. Tùy vào xu hướng chính mà mức này có dạng đường nghiêng góc hay đường nằm ngang.

  • Với xu hướng giảm giá, đường kháng cự có góc nghiêng âm.
  • Với xu hướng giá đi ngang, đường kháng cự nằm ngang.

Khi xu hướng tăng giá chuyển thành xu hướng giảm giá, kháng cự trở thành hỗ trợ. Và ngược lại, hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự khi xu hướng giảm chuyển thành xu hướng tăng giá.

Ý nghĩa của hỗ trợ và kháng cự trong việc xác định xu hướng: 

  • Xu hướng tăng của thị trường được xác định khi các mức hỗ trợ và kháng cự sau cao hơn các mức hỗ trợ và kháng cự trước.
  • Xu hướng giảm của thị trường được xác định khi các mức hỗ trợ và kháng cự sau thấp hơn các mức hỗ trợ và kháng cự trước đó.
  • Xu hướng đi ngang là khi các mức hỗ trợ và kháng cự sau bằng với các mức hỗ trợ và kháng cự trước đó.

Cách vẽ đường hỗ trợ và kháng cự hiệu quả

1. Xác định bằng các đỉnh/đáy lớn

Đối với những trader lão luyện, đã có nhiều kinh nghiệm giao dịch, họ có thể nhận biết hỗ trợ và kháng cự bằng mắt thường mà không cần kẻ, vẽ. Nhưng còn với trader mới vào nghề, việc xác định hỗ trợ và kháng cự không phải là điều quá dễ dàng. Dưới đây là những điểm cần chú ý khi thực hiện vẽ đường hỗ trợ và kháng cự

  • Kháng cự – hỗ trợ chính là nơi tập trung nhiều cung hoặc nhiều cầu. Tức là nhiều người bị kẹp hàng và muốn mua / bán tại đó hơn những vùng khác. Do đó nên những vùng đó mới phản ứng với giá.
  • Cũng ý tưởng như trên, những đỉnh đáy lớn là những đỉnh đáy có ý nghĩa và kháng cự / hỗ trợ được vẽ từ những đỉnh đáy đó sẽ có hiệu quả nhất
  • Tùy vào khung thời gian mà kháng cự / hỗ trợ cũng được xác định ở những mức độ khác nhau.

Để làm rõ những ý tưởng này, hãy xem ví dụ dưới đây:

Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch Price Action

Như bạn đã thấy, không phải đỉnh đáy nào cũng được vẽ tháng kháng cự/ hỗ trợ. Những đỉnh đáy quá nhỏ thì giá đủ khả năng vượt qua do đó mà nó không phản ứng gì cả.

Giá càng “thử” vùng kháng cự hoặc hỗ trợ nhiều mà không phá vỡ vùng đó thì vùng kháng cự hoặc hỗ trợ đó càng mạnh hơn

Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch Price Action

Khi một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ thì sức mạnh của biến động tiếp theo của giá sẽ phụ thuộc sự mạnh mẽ của giá trong việc phá vỡ hỗ trợ và kháng cự

2. Xác định vùng hỗ trợ/kháng cự + biểu đồ đường thay vì đường hỗ trợ/kháng cự + biểu đồ nến

Ngoài ra, để giúp bạn lọc nhưng dấu hiệu phá vỡ sai, bạn cần nghĩ mức hỗ trợ và kháng cự là một “vùng” hơn là một con số chính xác.

Một cách có thể giúp bạn xác định vùng này lại đặt hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ đường (line chart) hơn là trên biểu đồ nến (candlestick chart). Nguyên nhân là line chart chỉ cho bạn thấy mức giá đóng cửa trong khi candlestick chart thì còn có giá cao nhất và thấp nhất. Những vùng giá cao nhất thấp nhất này có thể là tín hiệu sai bởi vì có đôi khi đó là 1 đợt “co giật” của thị trường.

Nhìn vào biểu đồ đường (line chart) bên dưới, bạn sẽ đặt được các vùng hỗ trợ và kháng cự ở những vùng mà giá thể hiện nhiều đỉnh hoặc đáy.

Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch Price Action

Phương pháp giao dịch Price Action dựa vào hỗ trợ kháng cự

Có 2 cách giao dịch các mức hỗ trợ và kháng cự: Giá bật lên và giá phá vỡ hỗ trợ và kháng cự

1. Giá bật lên từ mức hỗ trợ và kháng cự

Đây là phương pháp giao dịch vào lệnh BUY sau khi giá bật lên, thoát khỏi mức hỗ trợ.

Tìm hiểu về mức hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex

Vào lệnh SELL sau khi giá thoát khỏi mức kháng cự:

Tìm hiểu về mức hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex

Bằng phương pháp giao dịch này, bạn tránh được những khoảnh khắc giá di chuyển nhanh và vượt qua các mức hỗ trợ và kháng cự.

2. Giá phá vỡ mức hỗ trợ và kháng cự

Giả sử các mức hỗ trợ và kháng cự tồn tại mãi mãi, chúng ta có thể vào và thoát lệnh bất cứ khi nào giá chạm đến các mức hỗ trợ và kháng cự chính và kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, thực tế các mức hỗ trợ và kháng cự này bị phá vỡ thường xuyên.

Vào lệnh khi giá vượt qua mức hỗ trợ và kháng cự

Cách đơn giản nhất để chơi đột phá là mua hoặc bán bất cứ khi nào giá vượt qua một cách thuyết phục thông qua vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Tìm hiểu về mức hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex

Vào lệnh sau khi giá phá vỡ và quay trở lại mức hỗ trợ/kháng cự (pullback)

Vào lệnh giao dịch sau khi giá tạo ra một pullback: giá phá vỡ mức hỗ trợ hoặc kháng cự và sau đó giá quay trở lại mức hỗ trợ/kháng cự đó.

Tìm hiểu về mức hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex

Kết luận

Mặc dù mức hỗ trợ và kháng cự nếu được sử dụng linh hoạt sẽ rất hiệu quả, tuy nhiên, nó không luôn đúng trong tất cả mọi thời điểm. Do đó, bạn hãy luôn nhớ sử dụng stoploss cho tất cả các giao dịch của mình và đừng cố giữ một giao dịch khi nó đi sai hướng.

Hỗ trợ, kháng cự là những khái niệm vô cùng quan trọng trong Price Action. Chúng ta sẽ buy sell theo các vùng hỗ trợ, kháng cự để có xác suất thắng cao hơn. hỗ trợ ngăn cho giá không giảm xuống thấp hơn, và kháng cự ngăn cho giá không tăng lên cao hơn. Giao dịch Price Action có thành công hay không phụ thuộc vào việc xác định hỗ trợ kháng cự có đúng hay không.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận