Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng False Breakout

Khóa họcTháng Mười 19, 2020
  1. Khóa học Price Action cơ bản
  2. Price Action là gì? Những điều cơ bản cần biết về Price Action
  3. Biểu đồ giá trong giao dịch Price Action
  4. Cách đọc biểu đồ Price Action đơn giản nhất
  5. Mô hình nến trong giao dịch Price Action
  6. Xu hướng và cách xác định xu hướng thị trường trong giao dịch Price Action
  7. Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch Price Action
  8. Hiểu về các điểm xoay (swing point) trong giao dịch Price Action
  9. Đường xu hướng và kênh giá trong giao dịch Price Action
  10. Chiến lược giao dịch Price action sử dụng Pin Bar đơn giản nhất
  11. Chiến lược giao dịch sử dụng nến Pinbar để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch ngày
  12. Chiến lược giao dịch price action với mô hình nến Inside bar đôi
  13. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng mô hình nến Heiken Ashi kết hợp chỉ báo EMA
  14. Chiến lược giao dịch kết hợp giữa nến Pin Bar và Inside Bar
  15. Kết hợp Inside Bar với hỗ trợ, kháng cự để tối ưu hóa chiến lược giao dịch
  16. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng nến Inside Bar kết hợp với MACD
  17. Chiến lược giao dịch đơn giản với mô hình nến Fakey
  18. Chiến lược giao dịch mô hình nến Nhật Hammer
  19. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng False Breakout
  20. Chiến lược giao dịch Price Action tại những điểm giá retest
  21. Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào hỗ trợ và kháng cự
  22. Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào tín hiệu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
  23. Chiến lược giao dịch Price Action kết hợp điểm xoay Pivot Points

Break out (Đột phá) là một tín hiệu nổi bật trên biểu đồ giao dịch hành động giá. Tuy nhiên, không phải tất cả các break out đều xảy ra mà nhiều trong số đó là những đột phá giả, hay còn được gọi là False Breakout. Mặc dù đột phá giả có thể dẫn đến những quyết định sai lầm và giao dịch thua lỗ, một số nhà giao dịch lành nghề vẫn có thể phản ứng nhanh với tình huống này nhờ kinh nghiệm và khả năng phán đoán thị trường. Trong bài học dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về chiến lược False Breakout cũng như cách vận dụng nó để kiếm lời trong giao dịch Price action.

Các mô hình đột phá giả là một trong những mô hình Price action quan trọng nhất mà nhà giao dịch cần tìm hiểu, vì phá vỡ giả thường là một tín hiệu rất mạnh cho thấy rằng giá có thể đang đổi hướng hoặc một xu hướng có thể sớm quay trở lại. Là một nhà giao dịch hành động giá, bạn cần tìm hiểu cách sử dụng các đột phá giả để biến nó trở thành lợi thế của mình, thay vì trở thành nạn nhân của nó.

Breakout giả là gì?

Breakout giả xuất hiện trên biểu đồ khi giá phá vỡ một mức nào đó, nhưng sau đó đột nhiên thay đổi hướng. Khi breakout đầu tiên xảy ra, nhiều nhà giao dịch bị cuốn vào thị trường bằng cách giao dịch theo hướng của đột phá. Những nhà giao dịch này bị mắc kẹt khi giá đảo chiều, dẫn đến một loạt các lệnh dừng lỗ được kích hoạt. Dưới đây là một ví dụ về hiện tượng breakout giả và đảo chiều:

Chiến lược giao dịch Price action sử dụng False Breakout

Chúng ta có biểu đồ Đầu và vai đảo ngược (Inverted Head and Shoulders) được đánh dấu màu xanh lam. Đường màu đỏ là đường viền cổ (Neck line) cũng được coi là đường tín hiệu.

Trong vòng tròn màu đỏ, chúng ta thấy một đột phá ở phía trên đường viền cổ của biểu đồ giá. Điều này cho thấy tiềm năng tăng giá mạnh.

Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng hành động giá nhanh chóng từ chối sự bứt phá tăng giá này. Giá đảo chiều mạnh và tạo ra một động thái giảm giá gần bằng với kích thước của mẫu H & S đảo ngược. Do đó, chúng ta nói rằng đột phá trong vòng tròn màu đỏ là một đột phá giả.

Cách xác định Breakout giả

Đây là phần khó nhất trong giao dịch phá vỡ giả. Nếu không thể học cách xác định một breakout giả, bạn sẽ không thể giao dịch và kiếm lãi từ đó. Dưới đây là 2 cách phổ biến giúp bạn phát hiện một Breakout giả:

1. Dựa vào khối lượng giao dịch

Một cách để xác định các đột phá giả đó là dựa vào khối lượng giao dịch. Breakout thật thường đi cùng với khối lượng giao dịch lớn. Nếu khối lượng giao dịch thấp, nhiều khả năng đột phá không thành công. Vì vậy, nếu khối lượng giao dịch thấp hoặc giảm đột ngột trong breakout, thì bạn nên xem xét liệu đây có phải là một cái bẫy breakout giả hay không. Trái lại, nếu khối lượng giao dịch cao hoặc tăng, thì đây có thể là một đột phá thật xảy ra trên biểu đồ.

Chiến lược giao dịch Price action sử dụng False Breakout

Trên đây là ví dụ về một đột phá xảy ra trong một xu hướng tăng. Volume được thêm vào biểu đồ và hiển thị khối lượng giao dịch tăng tại thời điểm đột phá. Điều này giúp chúng ta dự đoán đây sẽ là một breakout thật và giá sẽ tiếp tục đi theo hướng phá vỡ. Và thực tế đã chứng minh, nhờ vào khối lượng giao dịch mà chúng ta đã dự đoán đúng.

Tiếp theo, hãy quan sát một mô hình Breakout giả:

Chiến lược giao dịch Price action sử dụng False Breakout

Trong trường hợp này, mặc dù breakout xảy ra nhưng khối lượng giao dịch tại thời điểm đó không có nhiều biến động. Đây chính là tín hiệu của một breakout giả khi thị trường không phản ứng với đột phá này.

2. Dựa vào chỉ báo RSI

Khi chúng ta tìm kiếm breakout đồng nghĩa chúng ta sẽ đi tìm sự kết hợp của giá phá vỡ đó với 1 động lượng momentum nào đó. Và RSI chính là momentum mà bạn cần lúc này bởi chúng sẽ giúp bạn đo sức mạnh của xu hướng vì vậy nếu xu hướng có dấu hiệu mạnh lên thì momentum sẽ được thiết lập.

Vì vậy, nếu giá đang muốn phá vỡ đường xu hướng thì chỉ báo RSI sẽ hiển thị mức cao hơn, báo hiệu momentum đang được tạo ra.

Dưới đây là ví dụ cho thấy tính hiệu quả của chỉ số RSI trong việc dự đoán breakout thật và breakout giả:

Chiến lược giao dịch Price action sử dụng False Breakout

3. Dựa vào price action để xác nhận breakout

Xem xét hình dáng nến tại khu vực breakout cũng là một cách giúp bạn xác nhận breakout thật hay giả. Quan sát xem nến đó tăng dài, giảm dài hay là đuôi dài. Đó chính là manh mối quan trọng giúp bạn xác nhận xu hướng và quyết định có nên trade breakout hay không.

Những cây nến Pinbar xuất hiện tại khu vực breakout báo hiệu cho chúng ta một breakout giả, nhất là ở những khung thời gian nhỏ bởi Pinbar thể hiện một áp lực đối nghịch với xu hướng hiện tại. Ví dụ, Pinbar có đuôi trên dài tức là lực bán đang tạo áp lực lớn và ngược lại.

Chiến lược giao dịch Price action sử dụng False Breakout

Ví dụ, như hình trên, khi bạn đã xác định được hỗ trợ của giá. Một khi xuất hiện cây Pinbar như thế này thì rất có thể giá sẽ quay đầu ngược chiều chứ không đi lên nữa.

Nhiệm vụ của bạn là chờ 1 cây nến giảm dài thể hiện quyết tâm của người bán để xác nhận chính xác xu hướng có đi theo phá vỡ hay không.

Thông thường, việc theo dõi nến để xác nhận breakout hoạt động tốt nhất trên khung D1, vì từ khung này trở đi, tín hiệu thường rất rõ ràng, ít nhiễu và nến cũng phản ánh chân thật hơn.

Chiến lược giao dịch với Breakout giả

1. Điểm vào lệnh (Entry point)

Nếu mức chính bị phá vỡ theo hướng tăng với khối lượng thấp, bạn có thể vào lệnh SELL trên mức pullback giảm. Nếu mức chính bị phá vỡ theo hướng giảm giá với khối lượng thấp, bạn có thể vào lệnh BUY trên pullback tăng.

Lưu ý rằng các mức chính có thể ở nhiều dạng, bao gồm mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự, đường xu hướng, kênh giá, mức Fibonacci, điểm Pivot, mô hình giá, mô hình nến, v.v.

2. Đặt dừng lỗ (Stop loss)

Quản lý rủi ro là rất quan trọng khi giao dịch breakout giả vì giá có xu hướng biến động mạnh xung quanh các khu vực này.

Và cách tốt nhất để hạn chế rủi ro khi giao dịch mô hình fakeout đó là sử dụng stoploss.

Nơi tốt nhất để đặt Stop loss thường là ở phía trên điểm vào đối với lệnh Sell hoặc ngay phía dưới điểm vào với lệnh Buy.

Hãy quan sát ví dụ đưới dây:

Chiến lược giao dịch Price action sử dụng False Breakout

Đây là hình ảnh biểu đồ mà chúng ta đã sử dụng cho ví dụ trước. Tuy nhiên, lần này chúng ta sẽ chỉ ra vị trí thích hợp cho lệnh Dừng lỗ. Trong nhiều trường hợp, lệnh Dừng lỗ sẽ tương đối gần với điểm vào của bạn, điều này sẽ cho bạn tỷ lệ Risk:Reward rất hấp dẫn.

3. Mục tiêu trong giao dịch Breakout giả

Không có mục tiêu cụ thể khi giao dịch với đột phá giả.

Bạn nên giữ giao dịch của mình nếu khối lượng giao dịch lớn trong quá trình di chuyển giá. Nếu khối lượng giao dịch sụt giảm, sự di chuyển giá có thể sẽ yếu dần và bạn nên đóng giao dịch để bảo toàn lợi nhuận tại thời điểm đó. Ngoài ra, đừng bao giờ quên để mắt tới hành động giá, nó luôn rất hữu ích cho việc tìm kiếm điểm thoát của bạn.

Breakout giả vẫn luôn là một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của các nhà giao dịch vì đây là tín hiệu gây nhiễu thị trường. Bài viết trên đây chia sẻ những kiến thức cần thiết về breakout giả, hi vọng sẽ hữu ích cho nhà đầu tư trong việc phân biệt breakout thật và giả, cũng như kết hợp với các chiến lược giao dịch để tận dụng thu lợi nhuận từ chính hiện tượng này. Chúc bạn giao dịch thành công!

Investing.vn

Khóa học Price Action Khóa học Phương pháp phân tích Price Action trong chứng khoán
Tìm hiểu phương pháp Price Action cơ bản
500,000 đ 299,000 đ
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận