skip to Main Content

Price Action là gì? Những điều cơ bản cần biết về Price Action

  1. Khóa học Price Action cơ bản
  2. Price Action là gì? Những điều cơ bản cần biết về Price Action
  3. Biểu đồ giá trong giao dịch Price Action
  4. Cách đọc biểu đồ Price Action đơn giản nhất
  5. Mô hình nến trong giao dịch Price Action
  6. Xu hướng và cách xác định xu hướng thị trường trong giao dịch Price Action
  7. Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch Price Action
  8. Hiểu về các điểm xoay (swing point) trong giao dịch Price Action
  9. Đường xu hướng và kênh giá trong giao dịch Price Action
  10. Chiến lược giao dịch Price action sử dụng Pin Bar đơn giản nhất
  11. Chiến lược giao dịch sử dụng nến Pinbar để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch ngày
  12. Chiến lược giao dịch price action với mô hình nến Inside bar đôi
  13. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng mô hình nến Heiken Ashi kết hợp chỉ báo EMA
  14. Chiến lược giao dịch kết hợp giữa nến Pin Bar và Inside Bar
  15. Kết hợp Inside Bar với hỗ trợ, kháng cự để tối ưu hóa chiến lược giao dịch
  16. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng nến Inside Bar kết hợp với MACD
  17. Chiến lược giao dịch đơn giản với mô hình nến Fakey
  18. Chiến lược giao dịch mô hình nến Nhật Hammer
  19. Chiến lược giao dịch Price Action sử dụng False Breakout
  20. Chiến lược giao dịch Price Action tại những điểm giá retest
  21. Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào hỗ trợ và kháng cự
  22. Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào tín hiệu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
  23. Chiến lược giao dịch Price Action kết hợp điểm xoay Pivot Points

Trong phân tích kỹ thuật, có một phương pháp được xếp riêng thành một trường phái đó chính là Price Action. Price action đơn giản là một hệ thống giao dịch thuần tuý dựa trên hành động giá để đưa ra quyết định giao dịch nhưng lại đem về kết quả lợi nhuận khá cao. Và trong bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về phương pháp giao dịch độc đáo này.

Price action là gì?

Price Action (PA) là phương pháp giao dịch theo hành động giá, được dùng để dự đoán hướng đi tiếp theo của thị trường thông qua dữ liệu giá cả.

Phương pháp giao dịch theo hành động giá (Price Action)

Phương pháp giao dịch theo hành động giá (Price Action) còn được gọi là “phương pháp giao dịch trần trụi” (naked trading) bởi vì việc giao dịch được thực hiện trên biểu đồ trần, không cần bất cứ tin tức, chỉ báo hay công cụ kỹ thuật nào kết hợp sử dụng.

Trader phải đọc và xác định các mức giá quan trọng của thị trường, xác định các mô hình giá cung cấp khả năng di chuyển của thị trường trên các khung thời gian khác nhau.

Khác các phương pháp phân tích kỹ thuật khác, Price Action chỉ tập trung vào lịch sử giá (bao gồm mối quan hệ của giá hiện tại với giá quá khứ và giá lân cận) chứ không so sánh với các giá trị tạo ra bởi các chỉ báo. Do đó, những nhà giao dịch theo phương pháp Price Action tin rằng thị trường là hiệu quả và mọi thông tin, tin tức trên thị trường dù tốt hay xấu đều đã phản ánh hết vào đồ thị giá. Do đó, giá cả là thông tin duy nhất họ cần.

Nhìn chung, Price Action là phương ph-áp phân tích kỹ thuật tinh khiết nhất được nhiều trader yêu thích sử dụng.

Hiểu về chiến lược giao dịch theo hành động giá

Bất cứ phương pháp giao dịch nào cũng cần có những quy tắc để có thể vận hành một cách thuận lợi, Price Action cũng không phải là ngoại lê, dưới đây là 3 nội dung mà trader cần nắm nếu muốn sử dụng phương pháp này hiệu quả:

  1. Phân tích biểu đồ: việc phân tích biểu đồ sẽ giúp các nhà giao dịch nắm được cấu trúc thị trường, sự biến động về giá cả cũng như kịch bản mô tả cấu trúc thị trường hiện tại thông qua các đỉnh/đáy và mức hỗ trợ và kháng cự.
  2. Xác định tín hiệu giao dịch: tìm kiếm các mô hình nến/mô hình giá hoặc các sự kiện đột phá để dự đoán hướng đi tiếp theo của thị trường.
  3. Nhận định được xu hướng: xu hướng quyết định 60% tỷ lệ chiến thắng của giao dịch nên việc nắm được vấn đề về xu hướng xem như bắt buộc đối với phương pháp Price Action. Xu hướng được chia thành 3 nhóm xu hướng tăng (đáy sau cao hơn đáy trước), xu hướng giảm (đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước) và xu hướng đi ngang (đáy và đỉnh xấp xỉ ngang bằng nhau)

Ưu điểm và nhược điểm của Price action

Phương pháp giao dịch theo hành động giá (Price Action)

Ưu điểm

  • Giao dịch theo hành động giá (Price Action) không tốn nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu. Chỉ cần tìm một tài sản với các điều kiện giá cụ thể mà bạn cần hoặc chờ những điều kiện đó phát triển.
  • Gợi ý nhiều điểm vào và thoát lệnh hơn so với các phương pháp dựa trên chỉ số.

Nhược điểm

  • Nhược điểm của chiến lược hành động giá là nó rất khó để tự động. Thay vào đó, bạn sẽ cần xem xét các mô hình giá, tự phát triển kế hoạch và tự thực hiện giao dịch.
  • Chiến lược giao dịch với Price Action không hoàn hảo và có chứa rủi ro. Bởi thực tế rằng, không ai có thể dự đoán chính xác hướng đi của thị trường sẽ ra sao. Thêm vào đó, có những xuất hiện phá vỡ giả (false breakout), nếu không sử dụng thêm các chỉ báo, các bạn rất dễ chạm stoploss và thua lỗ.

Nhìn chung, để thành công với chiến lược giao dịch theo Price Action, bạn cần có thời gian để thực hành và luyện tập giao dịch, từ đó có thêm kinh nghiệm dự đoán thị trường và hoàn thiện chiến lược của mình hơn.

Đối với các nhà giao dịch đặc biệt là trader lướt sóng cổ phiếu, Price Action được đánh giá là sự lựa chọn phù hợp nhất bởi tính hiệu quả cũng như tính đa dạng và sự phong phú trong cách tiếp cận.  Ngoài ra, Price Action cũng là một phương pháp giao dịch đơn giản, một hệ thống giao dịch thuần tuý dựa trên hành động giá, căn cứ vào diễn biến của giá tức thời để nhận định cơ hội giao dịch và kiếm tiền từ thị trường đầu tư tài chính.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận