Cách đọc biểu đồ Price Action đơn giản nhất
Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ uy tín nhất và nạp rút tiền dễ dàng nhất cho nhà đầu tư Việt Nam. Xem chi tiết
Đối với các nhà đầu tư và nhà giao dịch, đọc biểu đồ là một trong những việc quan trọng nhất để có được một hướng đi chính xác trong các quyết định giao dịch. Tuy nhiên, đối với những người mới, họ vẫn thường khá mông lung về cách thức cũng như quy trình đọc biểu đồ; hay như những trader đã có nhiều kinh nghiệm, một số lại phức tạp hóa nó lên và do đó, rất dễ bị nhầm lẫn. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ cho các nhà giao dịch Price Action cách đọc biểu đồ một cách đơn giản và dễ dàng nhất.
1. Dựa vào các đỉnh và đáy (swings)
Để đọc biểu đồ, đầu tiên hãy nhìn vào các đỉnh và đáy có trên biểu đồ giao dịch. Các đỉnh và đáy sẽ cho ta biết xu hướng của thị trường (tăng, giảm hay đi ngang). Cụ thể
- Các đỉnh và đáy cao hơn liên tiếp sẽ chỉ ra xu hướng tăng.
- Đỉnh và đáy thấp hơn liên tiếp sẽ chỉ ra xu hướng giảm.
- Đỉnh và đáy bằng nhau sẽ xác định hướng đi ngang.
Để chính xác hơn, bạn có thể quan sát các sóng xu hướng và các điểm xoay chiều swings. Nếu các khoảng cách này tăng lên theo xu hướng thì nó cho thấy một xu hướng mạnh mẽ và ngược lại.
Bên cạnh đó, hãy xem xét độ sâu của các lần hồi giá để nắm được động lực của xu hướng có mạnh mẽ không. Những lần hồi giá sâu thể hiện xu hướng đang giảm dần, còn những cú hồi nhẹ thể hiện xu hướng mạnh mẽ.
Mặc dù việc xác định đỉnh và đáy tương đối dễ dàng dựa trên dữ liệu lịch sử, nhưng một số nhà giao dịch mới bắt đầu đôi khi vẫn gặp khó khăn trong việc tìm ra xu hướng hiện tại. Trong trường hợp này, chúng ta có thể kết hợp đỉnh, đáy và các mô hình giá để xác định chính xác xu hướng thị trường.
2. Dựa vào hỗ trợ kháng cự (Support & Resistance)
Tác dụng của hỗ trợ kháng cự đó là xác định xu hướng và tìm kiếm các điểm vào lệnh hay điểm breakout .
Đối với việc xác định xu hướng thị trường:
- Xu hướng tăng của thị trường được xác định khi các mức hỗ trợ và kháng cự sau cao hơn các mức hỗ trợ và kháng cự trước.
- Xu hướng giảm của thị trường được xác định khi các mức hỗ trợ và kháng cự sau thấp hơn các mức hỗ trợ và kháng cự trước đó.
- Xu hướng đi ngang là khi các mức hỗ trợ và kháng cự sau bằng với các mức hỗ trợ và kháng cự trước đó.
Trong vùng giá giữa hỗ trợ và kháng cự, bạn có thể tìm kiếm điểm vào lệnh bằng cách mua vào khi giá chạm đường hỗ trợ và bán ra khi chạm đường kháng cự.
Và khi một xu hướng bị phá vỡ cũng trở thành cơ hội kiếm lời hấp dẫn cho các nhà giao dịch. Lúc đó, kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ và ngược lại, hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự ở một vùng giá nhất định.
Xem thêm:
- Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào hỗ trợ và kháng cự
- Chiến lược giao dịch Price Action dựa vào tín hiệu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
3. Dựa vào đường xu hướng (Trendline)
Trendline (đường xu hướng) được sử dụng như một công cụ để xác định xu hướng thị trường và giúp các trader đưa ra quyết định giao dịch chính xác.
- Xu hướng tăng được xác nhận khi đỉnh giá sau cao hơn các đỉnh giá cũ và đáy mới cáo hơn đáy cũ. Đường xu hướng sẽ nối các đáy lại với nhau tạo thành đường xu hướng tăng.
- Xu hướng giảm được xác nhận bởi các đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ và các đáy mới thấp hơn các đáy cũ. Đường trendline sẽ nối các đỉnh lại với nhau thành đường xu hướng giảm.
- Xu hướng đi ngang là khi tỷ giá giao động trong một kênh ngang, các đỉnh và đáy thường bằng nhau, bị hạn chế trong một kênh hẹp.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể vẽ được một đường trendline hữu ích, vẽ được trendline là cả một nghệ thuật. Và thực tế trader giao dịch với trendline càng lâu, họ càng hiểu công cụ và biết cách vẽ chúng.
Trendline là vùng cản hợp lưu tốt trong việc báo hiệu các điểm chuyển tiếp xu hướng. Đặc biệt là sau xu hướng mạnh mẽ, việc phá vỡ nó có thể báo hiệu cơ hội giao dịch có xác xuất cao.
Ngoài ra, đường xu hướng cũng vô cùng hữu ích trong việc xác nhận khi giá test lại trenline sẽ là cơ hội giao dịch an toàn hơn.
Như biểu đồ dưới đây, cho thấy sự phá vỡ trendline có ít nhất 2 điểm chạm sẽ là tín hiệu tốt của việc thay đổi xu hướng (dấu x màu đỏ trên biểu đồ).
Việc test lại trendline sau khi phá vỡ, được đánh dầu bằng mũi tên màu xanh. Và đây là điều xảy ra khá thường xuyên sau cú phá vỡ. Các trader giao dịch theo cú breakout thường sẽ hoang mang khi giá hồi lại retest, hiểu được điều này bạn sẽ không hề bất ngờ với các cú hồi của thị trường nữa.
4. Đường trung bình động (Moving Average)
Đường trung bình là một công cụ hữu ích không chỉ đối với các nhà giao dịch Price Action mà còn với các nhà đầu tư khác.
Có 4 cách chính để sử dụng MA để hiểu ý nghĩa của biểu đồ hoặc thời điểm để giao dịch:
- Bộ lọc điểm vào lệnh – chỉ thực hiện giao dịch theo hướng đường MA
- Thời điểm vào lệnh khi giá hồi lại và test đường MA
- Tạo ra các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
- Sự cắt nhau của 2 đường trung bình có thể báo hiệu sự chuyển đổi của xu hướng thị trường
Biểu đồ dưới đây gồm 2 đường MA (MA chu kỳ 100 và chu kỳ 20). Ở bên trái, chúng ta thấy một xu hướng tăng chậm hơn so với những đợt giảm sâu. Ở đây, MA 100 cung cấp tín hiệu tốt hơn. Ở bên phải, trong xu hướng giảm mạnh, đường MA 20 di chuyển nhanh hơn giúp chúng ta nắm bắt xu hướng tốt hơn. Đồng thời, sự giao nhau của 2 đường MA có thể báo trước sự chuyển đổi xu hướng của thị trường.
Với ví dụ này chúng ta có thể thấy rõ, độ dài của MA phụ thuộc vào độ mạnh yếu của xu hướng. Sử dụng 2 đường MA khác nhau có thể đem đến những lợi ích nhất định.
Trên đây là những chia sẻ cơ bản về cách đọc biểu đồ. Hy vọng rằng các trader mới tham gia đã nắm được quy trình này. Ngoài ra, để tăng độ chính xác cho dự đoán và quyết định giao dịch của mình, hãy kết hợp thêm các chỉ báo kỹ thuật và mô hình giá. Chúc các bạn thành công!
Investing.vn
![]() |
Khóa học Phân tích kỹ thuật và một số chỉ báo thông dụng trong đầu tư chứng khoán Làm chủ các chỉ báo phân tích kĩ thuật và ứng dụng thực tế trong giao dịch |