Đường xu hướng và kênh giá trong giao dịch Price Action
Là một trader chuyên nghiệp, bạn phải học cách làm bạn với xu hướng và lấy câu “Trend is my friend” làm câu thần chú trong suốt đời trader. Bởi đi ngược lại xu hướng không khác gì với việc lái xe ngược chiều, dẫn đến khả năng rủi ro và thua lỗ là rất cao. Và để dự đoán chính xác xu hướng của thị trường, bạn cần kết hợp sử dụng một số công cụ hỗ trợ, tiêu biểu nhất đó là đường xu hướng và kênh xu hướng. Hãy cùng tìm hiểu 2 công cụ hữu ích đó ngay trong bài học dưới đây.
1. Đường xu hướng (Trendline)
Đường xu hướng là đường nối giữa các đỉnh hoặc các đáy để diễn tả hướng đi hiện tại của giá.
Trendline (đường xu hướng) được sử dụng như một công cụ để xác định xu hướng thị trường và giúp các trader đưa ra quyết định giao dịch chính xác.
- Xu hướng tăng được xác nhận khi đỉnh giá sau cao hơn các đỉnh giá cũ và đáy mới cáo hơn đáy cũ. Đường xu hướng sẽ nối các đáy lại với nhau tạo thành đường xu hướng tăng.
- Xu hướng giảm được xác nhận bởi các đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ và các đáy mới thấp hơn các đáy cũ. Đường trendline sẽ nối các đỉnh lại với nhau thành đường xu hướng giảm.
- Xu hướng đi ngang là khi tỷ giá giao động trong một kênh ngang, các đỉnh và đáy thường bằng nhau, bị hạn chế trong một kênh hẹp.

Đường xu hướng
Đường xu hướng là một trong những công cụ quan trọng nhất của phân tích kỹ thuật. Thay vì xem xét hiệu quả hoạt động trong quá khứ hay các yếu tố cơ bản khác thì người phân tích kỹ thuật có thể nghiên cứu những xu hướng hành động giá.
Đường xu hướng giúp trader theo phong cách Price Action xác định được hướng di chuyển hiện tại của giá thị trường. Họ tin rằng “trend is your friend” (xu hướng là người bạn) và việc xác định được xu hướng là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện một giao dịch thành công.
Sau khi xác định được xu hướng của thị trường, các trader có thể dễ dàng thiết lập các điểm vào lệnh và chốt lời.
Cách vẽ đường xu hướng chính xác nhất
Một đường xu hướng được tạo bởi ít nhất là 3 điểm hoặc càng nhiều thì độ chính xác càng lớn. Ngoài ra, các trader cũng cần linh động trong việc lựa chọn một trong 4 mức giá của một cây nến là: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất để vẽ trendline.
Sự phá vỡ đường xu hướng: Là khi có một cây nến vượt ra ngoài đường xu hướng và phá vỡ cấu trúc của đường xu hướng. Khi này đường xu hướng không còn chính xác nữa:

Sự phá vỡ đường xu hướng
Một số điểm chú ý của đường xu hướng:
- Đường xu hướng có thể dùng cho mọi khung thời gian
- Đường xu hướng chỉ là một phần công cụ hỗ trợ để chúng ta biết giá tiếp theo sẽ chạy như thế nào. Đôi lúc nó không chính xác tuyệt đối, cần phải kết hợp nhiều yếu tố để tăng khả năng chính xác của trendline
- Càng chạm nhiều đỉnh hoặc đáy đường xu hướng càng chính xác hơn
- Không được cố gắng ép giá vào trong đường xu hướng, việc này sẽ làm cho khả năng phán đoán hướng đi tiếp theo bị sai lệch
2. Kênh giá (Price Chanel)
Kênh giá được cấu thành từ đường xu hướng và một đường thẳng song song với nó vẽ từ một đỉnh (trong trường hợp tăng giá) hay từ một đáy (trong trường hợp giảm giá). 2 đường đó được vẽ song song với nhau, cùng hướng, ở giữa kênh là các nến với các biến động giá khác nhau.
Có 3 dạng kênh giá:
- Kênh giá tăng (Up Channel): giá sẽ tăng và chạy trong kênh giá
- Kênh giá giá giảm (Down Channel): giả giảm trong kênh
- Kênh giá ngang (Sideway Channel): giá di chuyển đi ngang trong kênh

Kênh giá và phân loại kênh giá
Trong một kênh xu hướng, đường giá sẽ đi dọc theo kênh và khi đường giá chạm vào các đường kênh dưới sẽ là mức hỗ trợ và trạm đường kênh trên sẽ là mức kháng cự.
Trường hợp giá phá vỡ kênh xu hướng có thể là tín hiệu đảo chiều xu hướng hoặc tiếp tục tăng hoặc giảm một cách mãnh liệt hơn, nhà đầu tư cần quan sát thêm nhiều chu kỳ nến của đường giá để xác định một cách chính xác nhất. Các điểm sau quá trình phá vỡ cũng là thời điểm nhà đầu tư có thể xem xét đặt lệnh mua bán cổ phiếu.
Một số điểm chú ý của kênh giá:
- Đường xu hướng và đường thẳng đối diện nó bắt buộc phải SONG SONG với nhau nếu không đó không gọi là kênh giá
- Một kênh giá đúng là khi chúng ta không được ép giá vào trong kênh để vẽ. Nếu cố làm như vậy kênh giá sẽ sai và sự phán đoán về diễn biến thị trường tiếp theo sẽ càng sai lệch
- Khi giá chạm vào kênh giá dưới có thể được coi như một tín hiệu mua và ngược lại khi giá chạm vào kênh giá trên có thể được coi như một tín hiệu bán
Trên đây là những kiến thức cơ bản và chi tiết về trendline cũng như kênh giá. Hy vọng, qua bài học này, các trader mới vào nghề có thêm cho mình một công cụ hữu ích giúp cho việc dự đoán hướng đi tiếp theo của thị trường một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, để có được quyết định giao dịch chính xác và hiệu quả cao, các trader cũng có thể kết hợp thêm các mô hình giá, mô hình nến,…trong quá trình giao dịch.
Investing.vn
![]() |
Khóa học Phương pháp phân tích Price Action trong chứng khoán Tìm hiểu phương pháp Price Action cơ bản |