skip to Main Content

Price Action chuyên sâu – Vào lệnh như một Price Action Trader chuyên nghiệp – Phần 4, Kỳ 6

  1. Các bài viết về Price Action chuyên sâu
  2. Price Action chuyên sâu – Price Action là gì và nguồn gốc của nó – Phần 1, Kỳ 1
  3. Price Action chuyên sâu – Những khái niệm cơ bản nhất của Price Action – Phần 1, Kỳ 2
  4. Price Action chuyên sâu – Các phương pháp giao dịch theo Price Action – Phần 1, Kỳ 3
  5. Price Action chuyên sâu – Tại sao Trader mới nên bắt đầu trading với Price Action? – Phần 1, Kỳ 4
  6. Price Action chuyên sâu – 5 bước để trở thành một Price Action Trader – Phần 1, Kỳ 5
  7. Price Action chuyên sâu – Hướng dẫn cách đọc hành động giá qua từng thanh nến – Phần 2, Kỳ 1
  8. Price Action chuyên sâu – Hướng dẫn cách đọc hành động giá qua cụm nhiều nến – Phần 2, Kỳ 2
  9. Price Action chuyên sâu – 10 mẫu hình Price Action Trader cần phải biết – Phần 2, Kỳ 3
  10. Price Action chuyên sâu – 10 mẫu hình Price Action Trader cần phải biết – Phần 2, Kỳ 4
  11. Price Action chuyên sâu – 10 mẫu hình Price Action Trader cần phải biết – Phần 2, Kỳ 5
  12. Price Action chuyên sâu – Price Action Trading với hỗ trợ kháng cự – Phần 2, Kỳ 6
  13. Price Action chuyên sâu – Các bước thiết lập một chiến lược Price Action Trading – Phần 2, Kỳ 7
  14. Price Action chuyên sâu – Trading setup và cách thoát lệnh bằng Price Action – Phần 2, Kỳ 8
  15. Price Action chuyên sâu – 6 kỹ năng Price Action Trader phải thành thục – Phần 3, Kỳ 1
  16. Price Action chuyên sâu – 6 kỹ năng Price Action Trader phải thành thục – Phần 3, Kỳ 2
  17. Price Action chuyên sâu – Trend Bar: Cách đơn giản để thấy được hành động giá – Phần 3, Kỳ 3
  18. Price Action chuyên sâu – Price Action Swing Trading với đường xu hướng – Phần 3, Kỳ 4
  19. Price Action chuyên sâu – Price Action trading với kênh giá – Phần 3, Kỳ 5
  20. Price Action chuyên sâu – Xác định xu hướng trong ngày để Day Trade – Phần 3, Kỳ 6
  21. Price Action chuyên sâu – 3 cách sử dụng vùng giằng co – Phần 3, Kỳ 7
  22. Price Action chuyên sâu – Phân tích hành động giá qua từng thanh nến chuyên sâu – Phần 3, Kỳ 8
  23. Price Action chuyên sâu – Xác định xu hướng trong ngày để Day Trade bằng Price Action – Phần 3, Kỳ 9
  24. Price Action chuyên sâu – 10 quy tắc bất di bất dịch của một Price Action Trader – Phần 4, Kỳ 1
  25. Price Action chuyên sâu – 10 quy tắc bất di bất dịch của một Price Action Trader – Phần 4, Kỳ 2
  26. Price Action chuyên sâu – 6 quan niệm sai lầm về Price Action – Phần 4, Kỳ 3
  27. Price Action chuyên sâu – Chiến lược Price Action Re-Entry (vào lệnh lần 2) – Phần 4, Kỳ 4
  28. Price Action chuyên sâu – 3 quy tắc tối quan trọng khi Day Trade bằng Price Action – Phần 4, Kỳ 5
  29. Price Action chuyên sâu – Vào lệnh như một Price Action Trader chuyên nghiệp – Phần 4, Kỳ 6
  30. Price Action chuyên sâu – Cách Price Action Trader ghi nhật ký giao dịch – Phần 4, Kỳ 7
  31. Price Action chuyên sâu – Khung thời gian trading nào là tốt nhất để Price Action? – Phần 4, Kỳ 8
  32. Price Action chuyên sâu – Chiến lược Trend Bar thất bại – Phần 5, Kỳ 1
  33. Price Action chuyên sâu – Chiến lược vận dụng Inside Bar để Day Trade – Phần 5, Kỳ 2
  34. Price Action chuyên sâu – Chiến lược Inside Bar NR4 cho những ngày ít biến động – Phần 5, Kỳ 3
  35. Price Action chuyên sâu – Chiến lược NR7 kiếm lời từ động lực phá vỡ – Phần 5, Kỳ 4
  36. Price Action chuyên sâu – Mô hình tiếp diễn Yum-Yum chuyên đánh Break Out – Phần 5, Kỳ 5
  37. Price Action chuyên sâu – Tổng hợp các bộ sách hay nhất về Price Action

Tưởng tượng market vừa hình thành 1 pin bar tại 1 vùng hỗ trợ. Bạn đánh giá xu hướng thị trường là tăng và quyết định vào lệnh.

Bạn sẽ vào lệnh bằng:

  1. Lệnh thị trường (market)
  2. Lệnh stop
  3. Lệnh giới hạn (limit)
  4. Có sự khác biệt gì không?

Price Action Trader không chỉ biết về các mẫu hình Price Action, anh ta còn phải biết vào lệnh với các mẫu hình đó sao cho đúng.

Price Action chuyên sâu – Các loại lệnh thường dùng

Phần lớn các broker và nền tảng giao dịch đều cung cấp 3 loại lệnh phổ biến: lệnh stop, lệnh market, và lệnh limit. Nếu anh em muốn trade Price Action hiệu quả, phải phân biệt kỹ các loại lệnh này.

Lệnh market:

Lệnh market (thị trường) sẽ được khớp ngay lập tức, nhưng bạn sẽ không xác định được trước chính xác là lệnh sẽ được khớp tại giá nào.

Khớp lệnh là chắc chắn, nhưng giá thì không chắc. Thường lệnh này sẽ có spread cao hơn do bạn đang lấy đi thanh khoản thay vì tạo ra thanh khoản.

Lệnh limit:

Lệnh buy limit sẽ được đặt với giá thấp hơi giá market hiện tại, ngược lại lệnh sell limit sẽ được đặt với giá cao hơn giá market hiện tại. Nếu market chạy lên khớp với lệnh limit sell, thì lệnh sẽ được khớp; tương tự nếu giá chạy xuống đi qua lệnh limit buy thì lệnh cũng sẽ được khớp.

Với lệnh limit, bạn biết chính xác lệnh sẽ được khớp tại giá nào (nếu có khớp), nhưng bạn không chắc rằng lệnh đó có được khớp hay không.

Lệnh stop:

Lệnh buy stop được đặt tại giá cao hơn giá market hiện tại. Lệnh sell stop được đặt tại giá thấp hơn giá market hiện tại. Khi giá chạm vào các lệnh stop được đặt sẵn, lệnh stop đó sẽ trở thành 1 lệnh market và được khớp ngay lập tức.

Như vậy chúng ta cũng không chắc chắn được giá sẽ khớp lệnh tại mức nào, tuy nhiên chênh lệch sẽ không nhiều so với giá kỳ vọng khớp.

Price Action chuyên sâu – Sử dụng đúng loại lệnh trong các trường hợp

Lệnh stop dành cho trade break out và lệnh limit dùng để trade đảo chiều (hay còn gọi là pull back – hồi lại).

Break out trade với lệnh stop:

Nếu bạn cho rằng giá sẽ đi tiếp cùng hướng sau khi phá vỡ 1 mức giá nào đó thì hãy dùng lệnh stop.

Ví dụ 1 setup vào lệnh với lệnh stop:

  1. Setup bearish inside bar. Ta kỳ vọng giá sẽ rơi xuống sâu hơn sau khi phá vỡ xuống inside bar này
  2. Do đó ta đặt lệnh sell stop ngay dưới đáy của inside bar
  3. Lệnh sell stop được kích hoạt và giá tiếp tục rơi sau khi phá inside bar

Tức là ta đang nương nhờ vào động lực phá vỡ của market để kiếm lợi nhuận. Lệnh stop cực kỳ phù hợp với các setup mang tính tích luỹ như inside bar, hay các mô hình giá thể hiện sự tích luỹ.

Lệnh stop có lợi thế là sự xác nhận và tránh bỏ lỡ các cú phá vỡ tiềm năng đem lại lợi nhuận. Gần như chắc chắn lệnh sẽ được kích hoạt khi có phá vỡ.

Lệnh stop chỉ được kích hoạt khi có sự bùng nổ của giá, do đó ta đã đạt được mục đích là vào lệnh ngay khi market có sự bùng nổ, tức là có sự xác nhận. Nếu sự xác nhận không xảy ra, lệnh của ta sẽ không được khớp.

Lệnh stop là cách hiệu quả nhất để trade breakout. Nếu ta đợi cho sự phá vỡ xảy ra rồi mới vào lệnh bằng tay, khả năng bị trượt giá (slippage) là rất cao. Ngược lại khi đặt lệnh stop, lệnh sẽ tự biến thành lệnh market và được khớp ngay lập tức khi có break out.

Do đó khi trade các mẫu hình price action thể hiện sự tích luỹ, như inside bar, fakey (inside bar false breakout), coiling inside bar, hộp Darvas, các mô hình giá, vv. thì nên sử dụng lệnh stop.

Pull back trade với lệnh limit:

Nếu bạn cho rằng giá sẽ đảo chiều sau khi chạm vào 1 mức giá nhất định, hãy dùng lệnh limit.

Ví dụ:

  1. Giá đi không xác định kể từ khi phiên bắt đầu
  2. Với kỳ vọng giá sẽ đảo chiều sau khi phá vỡ lên, ta đặt sell limit phía trên đỉnh của phiên
  3. Giá đảo chiều sau khi phá lên

Sử dụng limit order cần kinh nghiệm và sự quen thuộc nhất định với market, vì về bản chất bạn đang kỳ vọng giá sẽ đảo chiều khi chạm vào 1 mức nào đó, như vậy nó là giao dịch đảo chiều, và luôn luôn rủi ro hơn là giao dịch tiếp diễn.

Tuy nhiên nếu giao dịch thuần thục, lệnh limit cho lợi thế rất lớn về vị trí vào lệnh, người đặt lệnh limit có thể hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro cho lệnh đó, từ đó đạt được tỷ lệ lời lỗ tối ưu nhất.

Như vậy limit order nên được dùng với các setup hình thành khi market đang yên lặng, và có khả năng đảo chiều cao, như pin bar hay các long tailed bar (nến đuôi dài). Mình vẫn dùng lệnh stop với pin bar do mình muốn chắc chắn có sự phá vỡ mới vào lệnh, nhưng phải hy sinh tỷ lệ lời lỗ.

Theo Traderviet

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận