skip to Main Content

Price Action chuyên sâu – Chiến lược Price Action Re-Entry (vào lệnh lần 2) – Phần 4, Kỳ 4

  1. Các bài viết về Price Action chuyên sâu
  2. Price Action chuyên sâu – Price Action là gì và nguồn gốc của nó – Phần 1, Kỳ 1
  3. Price Action chuyên sâu – Những khái niệm cơ bản nhất của Price Action – Phần 1, Kỳ 2
  4. Price Action chuyên sâu – Các phương pháp giao dịch theo Price Action – Phần 1, Kỳ 3
  5. Price Action chuyên sâu – Tại sao Trader mới nên bắt đầu trading với Price Action? – Phần 1, Kỳ 4
  6. Price Action chuyên sâu – 5 bước để trở thành một Price Action Trader – Phần 1, Kỳ 5
  7. Price Action chuyên sâu – Hướng dẫn cách đọc hành động giá qua từng thanh nến – Phần 2, Kỳ 1
  8. Price Action chuyên sâu – Hướng dẫn cách đọc hành động giá qua cụm nhiều nến – Phần 2, Kỳ 2
  9. Price Action chuyên sâu – 10 mẫu hình Price Action Trader cần phải biết – Phần 2, Kỳ 3
  10. Price Action chuyên sâu – 10 mẫu hình Price Action Trader cần phải biết – Phần 2, Kỳ 4
  11. Price Action chuyên sâu – 10 mẫu hình Price Action Trader cần phải biết – Phần 2, Kỳ 5
  12. Price Action chuyên sâu – Price Action Trading với hỗ trợ kháng cự – Phần 2, Kỳ 6
  13. Price Action chuyên sâu – Các bước thiết lập một chiến lược Price Action Trading – Phần 2, Kỳ 7
  14. Price Action chuyên sâu – Trading setup và cách thoát lệnh bằng Price Action – Phần 2, Kỳ 8
  15. Price Action chuyên sâu – 6 kỹ năng Price Action Trader phải thành thục – Phần 3, Kỳ 1
  16. Price Action chuyên sâu – 6 kỹ năng Price Action Trader phải thành thục – Phần 3, Kỳ 2
  17. Price Action chuyên sâu – Trend Bar: Cách đơn giản để thấy được hành động giá – Phần 3, Kỳ 3
  18. Price Action chuyên sâu – Price Action Swing Trading với đường xu hướng – Phần 3, Kỳ 4
  19. Price Action chuyên sâu – Price Action trading với kênh giá – Phần 3, Kỳ 5
  20. Price Action chuyên sâu – Xác định xu hướng trong ngày để Day Trade – Phần 3, Kỳ 6
  21. Price Action chuyên sâu – 3 cách sử dụng vùng giằng co – Phần 3, Kỳ 7
  22. Price Action chuyên sâu – Phân tích hành động giá qua từng thanh nến chuyên sâu – Phần 3, Kỳ 8
  23. Price Action chuyên sâu – Xác định xu hướng trong ngày để Day Trade bằng Price Action – Phần 3, Kỳ 9
  24. Price Action chuyên sâu – 10 quy tắc bất di bất dịch của một Price Action Trader – Phần 4, Kỳ 1
  25. Price Action chuyên sâu – 10 quy tắc bất di bất dịch của một Price Action Trader – Phần 4, Kỳ 2
  26. Price Action chuyên sâu – 6 quan niệm sai lầm về Price Action – Phần 4, Kỳ 3
  27. Price Action chuyên sâu – Chiến lược Price Action Re-Entry (vào lệnh lần 2) – Phần 4, Kỳ 4
  28. Price Action chuyên sâu – 3 quy tắc tối quan trọng khi Day Trade bằng Price Action – Phần 4, Kỳ 5
  29. Price Action chuyên sâu – Vào lệnh như một Price Action Trader chuyên nghiệp – Phần 4, Kỳ 6
  30. Price Action chuyên sâu – Cách Price Action Trader ghi nhật ký giao dịch – Phần 4, Kỳ 7
  31. Price Action chuyên sâu – Khung thời gian trading nào là tốt nhất để Price Action? – Phần 4, Kỳ 8
  32. Price Action chuyên sâu – Chiến lược Trend Bar thất bại – Phần 5, Kỳ 1
  33. Price Action chuyên sâu – Chiến lược vận dụng Inside Bar để Day Trade – Phần 5, Kỳ 2
  34. Price Action chuyên sâu – Chiến lược Inside Bar NR4 cho những ngày ít biến động – Phần 5, Kỳ 3
  35. Price Action chuyên sâu – Chiến lược NR7 kiếm lời từ động lực phá vỡ – Phần 5, Kỳ 4
  36. Price Action chuyên sâu – Mô hình tiếp diễn Yum-Yum chuyên đánh Break Out – Phần 5, Kỳ 5
  37. Price Action chuyên sâu – Tổng hợp các bộ sách hay nhất về Price Action

Re-Entry trading là 1 chiến lược xác suất cao trong Price Action. Nó là 1 khái niệm đơn giản nhưng lại rất mạnh mẽ, và có thể áp dụng được trên mọi thị trường.

Re-Entry là gì?

Trước khi vào chiến lược thì anh em thử xem tình huống sau có quen thuộc hay không:

Re-Entry

  1. Sau khi phân tích thị trường kỹ càng, anh em đặt lệnh trade setup pin bar trên cặp EURUSD
  2. Theo quy tắc vào lệnh cơ bản thì anh em đặt stop loss ngay dưới đáy của pin bar
  3. Không lâu sau đó lệnh của anh em dính stop loss
  4. Ngay lập tức giá bật ngược trở lên và tăng đúng dự định của anh em.

Liệu trong trường hợp đó, chúng ta có dám vào lệnh lại không, ngay khi thấy lệnh pin bar đẹp của mình vừa bị stop out?

Trong các trường hợp như thế này, ý tưởng là ta sẽ bỏ qua cơ hội vào lệnh đầu tiên và chỉ vào khi giá Re-Entry, tức là test lại vùng đó 1 lần nữa. Như vậy xác suất thắng lệnh của ta sẽ cao hơn rất nhiều.

Một chiến lược Re-Entry sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:

  1. Tìm 1 trading setup Theo Price Action mà anh em yêu thích. Đó có thể là pin bar, inside bar, fakey hay bất kỳ setup nào khác mà anh em thấy đáng trade
  2. Đừng vào lệnh tại setup đầu tiên này
  3. Đợi cho những Trader vào lệnh trước bị stop out đã
  4. Vào ngay khi market đảo chiều và đi đúng hướng của setup ban đầu

Khi các Trader bị stop out sau khi vào lệnh theo setup đầu tiên, họ sẽ tìm kiếm cơ hội vào lệnh lại, cộng thêm các Trader khác chưa có cơ hội vào lệnh đầu tiên. Các yếu tố này sẽ tạo ra động lực cho giá đi đúng hướng theo setup ban đầu.

Chiến lược Price Action Re-Entry

Trong chiến lược này, mình sẽ sử dụng pin bar là setup đầu tiên, anh em có thể thay nó bằng nhiều setup khác nhau mà thấy thoải mái khi vào lệnh.

Chiến lược Re-Entry quy tắc vào lệnh Buy:

  1. Xác định các setup pin bar tại vị trí đẹp và hợp với xu hướng (bullish pin bar trong xu hướng tăng)
  2. Nến tiếp Theo phải vượt lên trên đỉnh của pin bar này
  3. Nến tiếp Theo nữa phải vượt xuống dưới đáy pin bar đầu tiên, nhưng không quá xa
  4. Buy khi giá vượt qua 1 cây nến tăng bất kỳ. Tức là nếu cây nến hiện tại là nến tăng khi nó đóng cửa thì đặt lệnh buy stop trên đỉnh của nó 1 chút, ngược lại nếu nến hiện tại là nến giảm thì đợi cho tới khi 1 cây nến tăng xuất hiện và đặt buy stop trên đỉnh của cây nến đó

Chiến lược Re-Entry quy tắc vào lệnh Sell:

  1. Xác định bearish pin bar trong xu hướng giảm tại các vị trí đẹp (kháng cự)
  2. Nến tiếp Theo phải vượt xuống dưới đáy của pin bar này
  3. Nến tiếp Theo nữa phải vượt lên trên đỉnh pin bar đầu tiên, nhưng không quá xa
  4. Sell khi giá vượt qua 1 cây nến giảm bất kỳ. Quy tắc tương tự bên trên nhưng làm ngược lại

Chiến lược Re-Entry giải thích:

  1. Setup đầu tiên (không vào setup này)
  2. Setup đầu tiên được kích hoạt
  3. Setup đầu tiên bị dính dừng lỗ
  4. Xác nhận rằng setup đầu tiên chỉ là báo động giả (lúc này ta Re-Entry)

Ví dụ chiến lược Price Action Re-Entry

Trong các ví dụ dưới đây ta dùng đường EMA 20 kết hợp với setup pin bar làm tín hiệu vào lệnh

Price Action Re-Entry lệnh thắng: biểu đồ EURUSD 30 phút:

Price Action Re-Entry

  1. Bullish pin bar setup xuất hiện tại EMA 20, cho thấy sự từ chối giảm của đường EMA rất tốt. Đây là 1 setup đẹp trong Price Action, nhưng do chúng ta đang theo chiến lược Price Action Re-Entry nên ta sẽ không vào setup này.
  2. Setup này được kích hoạt khi giá vượt lên trên pin bar đầu tiên
  3. Tiếp Theo, giá rớt xuống và kích hoạt stop loss của setup pin bar đầu tiên khiến cho các trader Theo setup này bị stop out
  4. Giá hồi phục nhanh chóng và hình thành 1 bullish pin bar thứ 2, đây chính là cơ hội vào lệnh của chúng ta. Đặt buy stop trên đỉnh của pin bar này

Giá tăng lên ngay lập tức khi phá vỡ pin bar thứ 2.

Price Action Re-Entry lệnh thua: JPYUSD H1:

Price Action Re-Entry

  1. Bullish pin bar chạm bật đường EMA. Đây chính là setup đầu tiên.
  2. Pin bar này bị kích hoạt và vài trader đã buy với stop loss dưới đáy Pin bar
  3. Giá vọt lên theo đúng pin bar. Như vậy setup đầu tiên này đã thành công, nhưng lúc này ta vẫn chưa vào lệnh
  4. Nến xanh ta đang chờ đợi xuất hiện, buy stop tại đỉnh nến xanh này
  5. Tuy nhiên giá không tăng lên như mong đợi, đó là vì động lực tăng từ pin bar đầu tiên đã xuất hiện và kết thúc

Tuy nhiên nếu tinh ý 1 chút, ta có thể phát hiện lần Re-Entry trong lệnh thua này xuất hiện BÊN DƯỚI đường EMA, như vậy đó là 1 dấu hiệu cho thấy động lực tăng không còn nữa. Còn trong ví dụ đầu tiên, nến Re-Entry vẫn NẰM TRÊN đường EMA. Như vậy đường EMA có tác dụng lọc ra setup đẹp rất tốt.

Còn thêm 1 dấu hiệu nữa, đó là tam giác cân trong ví dụ 2 sau khi phá lên đã chạm tới mục tiêu của nó, như vậy market không còn lý do gì để tăng thêm nữa, cộng thêm lực chốt lời từ các trader đã vào lệnh trước làm cho động lực tăng mất dần và không còn nữa.

Điểm yếu của Price Action Re-Entry

Điểm yếu của chiến lược này là ta có khá ít các cơ hội vào lệnh nếu tuân thủ 1 cách chặt chẽ, và anh em sẽ gặp nhiều trường hợp tiếc nuối khi giá không hề tạo cơ hội vào lệnh thứ 2 mà đi theo setup đầu tiên luôn. Nhưng đó là sự hy sinh cần thiết để anh em có lợi thế cao hơn trên thị trường.

Theo Traderviet

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận