skip to Main Content

Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex

  1. Phân tích kỹ thuật forex (Level 2)
  2. Đỉnh và đáy trong giao dịch Forex
  3. Xu hướng và cách xác định xu hướng trong thị trường forex
  4. Một số phương pháp giao dịch với xu hướng (Trend trading)
  5. Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex
  6. Giao dịch phá vỡ xu hướng (Breakout)
  7. Một số mô hình giá cơ bản trong giao dịch forex
  8. Công cụ Fibonacci và ứng dụng trong giao dịch forex
  9. Chỉ báo xác định xu hướng hiệu quả nhất trong thị trường forex
  10. Nhóm chỉ báo dao động (Oscillators) trong giao dịch forex
  11. Mô hình nến Nhật trong giao dịch forex
  12. Điểm xoay (Pivot points) và ứng dụng của nó trong giao dịch Price action
  13. Lý thuyết sóng Elliott trong giao dịch forex
  14. Tìm hiểu về các trường phái phân tích thị trường forex
  15. Xây dựng phương pháp phân tích trong giao dịch Forex

Hỗ trợ (support) và kháng cự (resistance) là bộ đôi công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản và quan trọng mà tất cả các forex trader cần biết khi bước chân vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, mỗi nhà giao dịch lại có một cách xác định hỗ trợ và kháng cự khác nhau. Do đó, để có thể nhận biết chính xác vùng kháng cự và vùng hỗ trợ trên biểu đồ giá, bạn cần hiểu rõ bản chất hỗ trợ – kháng cự là gì? Nếu bạn là người mới bắt đầu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về hai khái niệm trên, cách xác định cũng như chiến lược giao dịch hiệu quả với hỗ trợ và kháng cự.

Hỗ trợ, kháng cự là gì?

Bạn có thể thấy trong hình minh hoạ dưới đây là một mô hình zigzag đang hướng đi lên. Khi thị trường ngoại hối di chuyển lên và sau đó điều chỉnh giảm trở lại thì điểm cao nhất trước khi điều chỉnh được gọi là kháng cự. Ngược lại, khi thị trường tiếp tục tăng trở lại, điểm thấp nhất đạt được trước khi bắt đầu tăng trở lại được gọi là hỗ trợ. Theo cách này, các mức hỗ trợ và kháng cự liên tục được hình thành khi thị trường ngoại hối dao động theo thời gian. Xu hướng giảm cũng tương tự như vậy nhưng ngược lại.

Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex

Đường hỗ trợ là đường nối các điểm đáy giá. Tùy vào đường trend chính (chuyển động giá chiếm ưu thế) mà mức hỗ trợ có thể ở dạng đường nghiêng góc hay đường nằm ngang.

  • Với xu hướng trend tăng giá, đường hỗ trợ có góc nghiêng dương.
  • Với xu hướng giá ổn định đường hỗ trợ nằm ngang.

Đường kháng cự là đường nối lần lượt các đỉnh giá. Tùy vào xu hướng trend chính mà mức này có dạng đường nghiêng góc hay đường nằm ngang.

  • Với xu hướng trend giảm giá, đường kháng cự có góc nghiêng âm.
  • Với xu hướng giá ổn định, đường kháng cự nằm ngang.

Mức hỗ trợ và kháng cự hoạt động như thế nào?

Cách xác định vùng hỗ trợ, kháng cự

Mức hỗ trợ và kháng cự không phải là con số chính xác. Một mức hỗ trợ hoặc kháng cự có vẻ bị phá vỡ, nhưng ngay sau đó bạn phát hiện ra rằng thị trường chỉ đang thử nghiệm nó.

Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex

Có thể thấy trên hình minh họa, các bóng nến đang kiểm tra mức hỗ trợ 1.4700, có vẻ như thị trường đã phá vỡ mức hỗ trợ trước đó. Nhưng sau đó, giá lại tăng trở lại, có thể thấy rằng thị trường chỉ đơn thuần là kiểm tra mức hỗ trợ đó.

Vậy làm thế nào để chúng ta thực sự biết mức hỗ trợ và kháng cự sẽ bị phá vỡ? Một cách để giúp bạn tìm thấy các vùng này dễ dàng hơn là vẽ biểu đồ hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ đường thay vì biểu đồ nến. Vì biểu đồ đường chỉ hiển thị cho bạn giá đóng cửa trong khi biểu đồ nến hiển thị cả các mức cực cao và thấp cho hình ảnh. Những mức cao và thấp này có thể gây hiểu lầm bởi vì thường thì chúng chỉ là những phản ứng của thị trường.

Nhìn vào biểu đồ đường, bạn có thể vẽ đường hỗ trợ và đường kháng cự của mình xung quanh các khu vực nơi bạn có thể thấy giá hình thành một số đỉnh hoặc đáy.

Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex

Một số lưu ý về hỗ trợ và kháng cự

  • Khi giá vượt qua ngưỡng kháng cự, mức kháng cự đó có khả năng trở thành hỗ trợ.
  • Giá càng thường xuyên kiểm tra mức kháng cự hoặc hỗ trợ mà không phá vỡ nó, thì vùng kháng cự hoặc hỗ trợ càng mạnh.
  • Khi một mức hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ, sức mạnh của bước di chuyển tiếp theo phụ thuộc vào mức độ hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ đã được giữ vững.

Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex

Cách giao dịch forex với mức hỗ trợ và kháng cự

Có 2 cách giao dịch các mức hỗ trợ và kháng cự: Giá bật lên và giá phá vỡ hỗ trợ và kháng cự

Giá bật lên từ mức hỗ trợ và kháng cự

Đây là phương pháp giao dịch vào lệnh BUY sau khi giá bật lên, thoát khỏi mức hỗ trợ.

Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex

Vào lệnh SELL sau khi giá thoát khỏi mức kháng cự:

Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex

Bằng phương pháp giao dịch này, bạn tránh được những khoảnh khắc giá di chuyển nhanh và vượt qua các mức hỗ trợ và kháng cự.

Giá phá vỡ mức hỗ trợ và kháng cự

Giả sử các mức hỗ trợ và kháng cự tồn tại mãi mãi, chúng ta có thể vào và thoát lệnh bất cứ khi nào giá chạm đến các mức hỗ trợ và kháng cự chính và kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, thực tế các mức hỗ trợ và kháng cự này bị phá vỡ thường xuyên.

Vào lệnh khi giá vượt qua mức hỗ trợ và kháng cự

Cách đơn giản nhất để chơi đột phá là mua hoặc bán bất cứ khi nào giá vượt qua một cách thuyết phục thông qua vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex

Vào lệnh sau khi giá phá vỡ và quay trở lại mức hỗ trợ/kháng cự (pullback)

Vào lệnh giao dịch sau khi giá tạo ra một pullback: giá phá vỡ mức hỗ trợ hoặc kháng cự và sau đó giá quay trở lại mức hỗ trợ/kháng cự đó.

Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex

Mặc dù mức hỗ trợ và kháng cự nếu được sử dụng linh hoạt sẽ rất hiệu quả, tuy nhiên, nó không luôn đúng trong tất cả mọi thời điểm. Do đó, bạn hãy luôn nhớ sử dụng stoploss cho tất cả các giao dịch của mình và đừng cố giữ một giao dịch khi nó đi sai hướng.

Hi vọng bài học này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận