skip to Main Content

Mô hình nến Nhật trong giao dịch forex

  1. Phân tích kỹ thuật forex (Level 2)
  2. Đỉnh và đáy trong giao dịch Forex
  3. Xu hướng và cách xác định xu hướng trong thị trường forex
  4. Một số phương pháp giao dịch với xu hướng (Trend trading)
  5. Hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch forex
  6. Giao dịch phá vỡ xu hướng (Breakout)
  7. Một số mô hình giá cơ bản trong giao dịch forex
  8. Công cụ Fibonacci và ứng dụng trong giao dịch forex
  9. Chỉ báo xác định xu hướng hiệu quả nhất trong thị trường forex
  10. Nhóm chỉ báo dao động (Oscillators) trong giao dịch forex
  11. Mô hình nến Nhật trong giao dịch forex
  12. Điểm xoay (Pivot points) và ứng dụng của nó trong giao dịch Price action
  13. Lý thuyết sóng Elliott trong giao dịch forex
  14. Tìm hiểu về các trường phái phân tích thị trường forex
  15. Xây dựng phương pháp phân tích trong giao dịch Forex

Khi các nhà đầu tư bắt đầu giao dịch trong thị trường, đặc biệt là thị trường forex, thì việc sử dụng các mô hình nến Nhật chắc chắn là một việc làm hết sức quan trọng và cần được các trader nắm vững. Vậy mô hình nến Nhật là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những kiến thức quan trọng nhất mà bạn cần biết về mô hình nến Nhật.

Mô hình nến Nhật là gì?

Nến Nhật (candlestick) là một loại biểu đồ giá được sử dụng vô cùng rộng rãi. Nó được phát minh bởi một thương nhân người Nhật có tên là Munehisa Homma vào thế kỷ 18, với mục đích ban đầu là để ghi chép diễn biến giá gạo. Do có tính ứng dụng cao trong việc phân tích, nến Nhật nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong giới thương nhân và “du nhập” khắp nơi trên thế giới.

Có rất nhiều loại biểu đồ được sử dụng trong giao dịch tài chính như biểu đồ đường, biểu đồ cột. Tuy nhiên,biểu đò nến Nhật vẫn được biết đến và sử dụng phổ biến nhất. Vì lý do đó, hầu hết các nền tảng giao dịch (bao gồm cả MetaTrader 4 – phần mềm giao dịch thịnh hành nhất trong giới Forex hiện nay) đều tích hợp sẵn các biểu đồ nến Nhật.

Cấu tạo của mô hình nến Nhật

Một thanh nến bao gồm 2 phần thể hiện các biến động giá tại 1 thời điểm nhất định:

  • Thân nến: Thể hiện biên độ giữa giá mở cửa và đóng cửa
  • Bóng nến: Thể hiện giá cao nhất (điểm cao nhất của bóng nến) và thấp nhất (điểm thấp nhất của bóng nến)
Cách đọc biểu đồ forex

Tùy thuộc vào màu sắc nến sẽ xác định được mức giá đóng cửa cao hay thấp hơn giá mở cửa, giá tăng hay giảm

  • Với nến xanh, giá mở cửa sẽ thấp hơn giá đóng cửa, thể hiện giá tăng
  • Ngược lại, với nến đỏ, giá mở cửa sẽ cao hơn giá đóng cửa, thể hiện giá giảm
Cách đọc biểu đồ forex

Mỗi nến thể hiện giá trong 1 khoảng thời gian ứng với khung thời gian biểu đồ. Ví dụ, đang xem biểu đồ ở khung H1, thì mỗi nến thể hiện giá của một giờ.

Cách đọc biểu đồ forex

Những mô hình nến Nhật phổ biến nhất

Biểu đồ nến Nhật cung cấp nhiều thông tin về diễn biến giá. Chẳng hạn, khi nhìn vào một cây nến tăng có thân dài và bấc ngắn trên đồ thị ngày, bạn có thể hiểu rằng bên mua đã gần như áp đảo hoàn toàn bên bán trong ngày hôm đó. Đây là một manh mối quan trọng trong việc phân tích và đưa ra quyết định giao dịch.

Các mức giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, và thấp nhất của một cây nến cũng giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá hướng đi của thị trường.

1. Mô hình nến Doji

  • Nhận dạng: Doji là nến có giá mở cửa trùng hoặc rất gần với giá đóng cửa.
  • Ý nghĩa: Nến Doji cho thấy sự cân bằng giữa phe mua và phe bán. Cả phe mua và phe bán đều không thể giành quyền kiểm soát và kết quả về cơ bản là một trận hòa.

2. Mô hình nến Hammer và Inverted Hammer

Mô hình nến Hammer

  • Nhận dạng: Thân nến nhỏ / Bóng nến trên rất nhỏ hoặc không có / Bóng nến dưới dài.
  • Ý nghĩa: Nến Hammer cho thấy ban đầu phe bán chiếm ưu thế khi giảm mạnh so với điểm mở cửa, nhưng về sau phe mua chiếm lại ưu thế khi đẩy giá lên, tạo bóng dưới nến dài. Nếu nến Hammer xuất hiện trong một xu hướng giảm thì rất có thể đó là dự báo cho một sự đảo chiều tăng.

Mô hình nến Inverted Hammer

  • Nhận dạng: Thân nến nhỏ / Bóng nến dưới rất nhỏ hoặc không có / Bóng nến trên dài.
  • Ý nghĩa: Nến Inverted Hammer cho thấy ban đầu phe mua chiếm ưu thế khi đẩy giá lên cao so với giá mở cửa, nhưng về sau phe bán lấy lại ưu thế khi đẩy giá xuống tạo thành bóng nến trên dài. Nếu nến Inverted Hammer xuất hiện trong một xu hướng tăng thì rất có thể đó là dự báo cho một sự đảo chiều giảm.

3. Mô hình nến Spinning Top

  • Nhận dạng: Thân nến nhỏ / Bóng nến trên và dưới dài.
  • Ý nghĩa: Khi thị trường mở cửa, cả phe mua và phe bán đều cố gắng giành quyền kiểm soát (điều này dẫn đến bóng nến trên và dưới dài). Vào cuối phiên, không phe nào có được ưu thế (thân nến nhỏ). Nến Spinning Top cho thấy sự biến động đáng kể trên thị trường, áp lực tranh giành quyền kiểm soát giữa phe mua và phe bán nhưng không có người chiến thắng rõ ràng.

4. Mô hình nến Hanging man

  • Nhận dạng: Một cây nến có bóng dưới dài khoảng gấp 2-3 lần thân nến / Bóng trên nhỏ hoặc không có / Thân nến nằm ở phần trên cùng của cây nến / Màu của thân nến không quan trọng nhưng nếu thân đen (nến giảm) thì khả năng giảm mạnh sẽ mạnh hơn so với thân trắng (nến tăng).
  • Ý nghĩa: Khi giá đang tăng mà mô hình Hanging Man xuất hiện thì điều này cho thấy phe bán đang bắt đầu nhảy vào đông hơn phe mua.

5. Mô hình nến Marubozu

  • Nhận dạng: Thân nến lớn / Không có bóng nến
  • Ý nghĩa: Nến Marubozu tăng cho thấy phe mua kiểm soát toàn bộ phiên giao dịch từ đầu đến cuối. Nến Marubozu giảm cho thấy phe bán kiểm soát toàn bộ phiên giao dịch từ đầu đến cuối.

Những mô hình nến Nhật đảo chiều cơ bản

Chúng ta đều biết rằng thị trường forex luôn biến động không ngừng, và một xu hướng giá trong forex thì không thể tăng mãi hoặc giảm mãi. Với những nhà giao dịch có kinh nghiệm, họ thường phân tích các mô hình nến để nhận biết các thời điểm giá dịch chuyển từ giảm sang tăng hoặc ngược lại, từ tăng sang giảm. Để phát hiện các cơ hội giao dịch đó, các trader thường sử dụng mô hình nến đảo chiều.

Như vậy, nói một cách dễ hiểu, mô hình nến đảo chiều là các mô hình nến điển hình giúp các nhà giao dịch phát hiện các tín hiệu đảo chiều của thị trường forex.

Để phân loại, người ta thường chia ra hai loại mô hình nến đảo chiều là:

  • Mô hình nến đảo chiều tăng giá: giúp xác định một xu hướng giảm giá chuẩn bị kết thúc để hình thành một xu hướng tăng giá.
  • Mô hình nến đảo chiều giảm giá: giúp phát hiện thời điểm xu hướng tăng giá có thể kết thúc để bước vào xu hướng giảm giá có thể hình thành sau đó.

Dưới đây là 3 mô hình nến đảo chiều cơ bản nhất trong giao dịch forex.

1. Mô hình nến đảo chiều Doji

Một số mô hình nến đảo chiều cơ bản

Mô hình nến đảo chiều Doji bao gồm các mô hình nến có giá đóng cửa và mở cửa gần như sấp sỉ nhau. Khi mô hình nến Doji xuất hiện, thể hiện thị trường đang giằng co giữa việc tăng giá và giảm giá. Do đó, khi mô hình nến Doji xuất hiện, nhà giao dịch sẽ cần xem xét để xác định đây là mô hình đảo chiều hay tiếp tục xu hướng.

Thông thường, với các mô hình nến Doji có phần bóng nến dài hoặc kết hợp với một nến tiếp theo đi ngược lại xu hướng trước đó thì khả năng đảo chiều khá cao.

2. Mô hình nến đảo chiều Hammer (cây búa)

Mô hình nến đảo chiều

Hammer là một loại mô hình nến đảo chiều hình thành trong xu hướng giảm giá, có thể tăng giá trong tương lai với các đặc điểm sau:

  • Mô hình Hammer có bóng dưới dài và thân nến ngắn ở đỉnh nến, bóng trên ngắn hoặc không có.
  • Bóng dưới phải dài hơn ít nhất hai lần so với thân nến.
  • Màu sắc của thân nến không quan trọng.

3. Mô hình nến đảo chiều Engulfing (nhấn chìm)

Một số mô hình nến đảo chiều cơ bản

Mô hình nến đảo chiều Engufing là mô hình bao gồm hai cây nến:

  • Cây nến thứ nhất là cây nến ngắn, có màu sắc thể hiện xu hướng đã diễn ra trước đó, thể hiện xu hướng đã suy yếu
  • Cây nến thứ hai có màu sắc ngược lại, có chiều dài thân nến bao trùm toàn bộ thân nến của cây nến trước đó, thể hiện một xu hướng mới đảo ngược lại sắp diễn ra trong tương lai.

Trên đây là những kiến thức cơ bản mà bạn cần biết về mô hình nến Nhật. Hi vọng sẽ hữu ích với bạn.

Chúc bạn thành công!

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận