skip to Main Content

Giao dịch với mô hình nến bà bầu (Bullish Harami)

  1. Chiến lược giao dịch với mô hình giá
  2. Mô hình giá là gì? Phân biệt mô hình giá với mô hình nến
  3. Dạng biểu đồ sử dụng phổ biến trong mô hình giá
  4. Danh sách các mô hình giá phổ biến nhất
  5. Mô hình giá tam giác (Triangle) là gì? Đặc điểm từng loại mô hình giá tam giác
  6. Những kiến thức cơ bản về mô hình giá cờ đuôi nheo (Pennant)
  7. Chiến lược giao dịch cờ đuôi nheo (Pennant) đơn giản nhất
  8. Tìm hiểu về mô hình giá Cup and Handle
  9. Chiến lược giao dịch với mô hình giá Cup and Handle
  10. Tìm hiểu về mô hình giá Head and Shoulders (mô hình giá đỉnh đầu 2 vai)
  11. Chiến lược giao dịch với mô hình Head and Shoulders
  12. Mô hình giá 2 đỉnh (Double Top)
  13. Chiến lược giao dịch với mô hình giá 2 đỉnh
  14. Tìm hiểu về mô hình giá 2 đáy (Double Bottom)
  15. Chiến lược giao dịch với mô hình Double Bottom (đáy đôi)
  16. Mô hình giá hình chữ nhật – Rectangle
  17. Mô hình giá Flag trong giao dịch Forex
  18. Giao dịch với mô hình nến bà bầu (Bullish Harami)
  19. Mô hình giá Ba đỉnh – Triple Top
  20. Cách giao dịch hiệu quả với mô hình nến Marubozu

Mô hình nến Bullish Harami hay nến mẹ bồng con hoặc nến bà bầu là một mô hình nến đảo chiều, tuy nhiên nó không được xem là mô hình đảo chiều điển hình như mô hình Nhấn chìm suy giảm hay mô hình nến Hammer. Bullish Harami có thể là mô hình đảo chiều từ giảm sang tăng trong mô hình nến Nhật. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách thức giao dịch với mô hình nến thú vị này.

Ví dụ thực tế của mô hình nến Bullish Harami

Dưới đây là ví dụ về Bullish Harami trong thực tế. Trên biểu đồ này, ta thấy thị trường ban đầu đang giảm với độ dốc khá lớn. Sau đó, GBPUSD đi ngang khoảng 20 phiên giao dịch trước khi tiếp tục phá xuống một nhịp nữa với 2 nến đỏ rất dài.

Tưởng chừng như đồng Bảng Anh sẽ bị bán đổ bán tháo sau diễn biến đó. Nhưng không, trong phiên tiếp theo, giá đã tạo ra một cây nến xanh có thân nhỏ nằm trọn trong nến trước đó.

Mô hình Bullish Harami được tạo ra, xu hướng giảm kết thúc và thị trường đảo chiều sang tăng.

Giao dịch với mô hình nến bà bầu (Bullish Harami)

5. Hướng dẫn giao dịch với mô hình Bullish Harami

Điểm vào lệnh

Như có nói ở phần trước, tín hiệu của mô hình Bullish Harami chỉ ở mức trung bình vừa phải. Do đó để tăng xác suất thắng, bạn cần kết hợp thêm một số yếu tố khác, ví dụ như dùng chỉ báo RSI để xem thị trường đã quá bán chưa.

Nếu đã có yếu tố hỗ trợ, điểm vào lệnh mua sẽ là phía trên râu nến thứ 2 khoảng 1 – 2 pips. Tại sao? Bởi vì tín hiệu mẫu nến này không quá mạnh nên chúng ta cần thị trường đi lên để xác nhận thêm xu hướng. Nếu vội vàng vào lệnh ngay khi nến con đóng cửa, có thể bạn sẽ bị “phản bội” không kịp trở tay nếu giá từ chối đảo chiều và lại tiếp tục mạch giảm.

Giao dịch với mô hình nến bà bầu (Bullish Harami)

Điểm dừng lỗ

Trong hình minh họa bên trên, mô hình Bullish Harami đã xuất hiện khi thị trường đi vào vùng quá bán. Đây là tín hiệu cho phép đặt lệnh mua. Điểm dừng lỗ nên được đặt bên dưới mức đáy vừa mới được tạo ra.

Ưu điểm ở đây là mức dừng lỗ của chúng ta khá ngắn, do đó để tránh thị trường bị nhiễu trong ngắn hạn, bạn có thể đặt điểm dừng lỗ cách đáy thêm một vài pips như ví dụ minh họa bên trên.

Chốt lời với mô hình Bullish Harami

Vì Bullish Harami xuất hiện ở đầu xu hướng tăng do đó mức chốt lời có thể sẽ được đặt khá xa. Để an toàn, bạn nên chia mức chốt lời của mình thành 2 phần và đặt chúng vào các ngưỡng kháng cự, hay các mức đỉnh/đáy trước đây.

Trên đây là các đặc điểm nhận dạng cũng như chiến thuật giao dịch với mô hình nến Bullish Harami. Thực tế, Bullish Harami là mẫu mô hình nến đảo chiều cho tín hiệu trung bình. Vì lẽ đó, bạn nên kết hợp cùng các loại chỉ báo khác để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận