skip to Main Content

Chiến lược giao dịch cờ đuôi nheo (Pennant) đơn giản nhất

  1. Chiến lược giao dịch với mô hình giá
  2. Mô hình giá là gì? Phân biệt mô hình giá với mô hình nến
  3. Dạng biểu đồ sử dụng phổ biến trong mô hình giá
  4. Danh sách các mô hình giá phổ biến nhất
  5. Mô hình giá tam giác (Triangle) là gì? Đặc điểm từng loại mô hình giá tam giác
  6. Những kiến thức cơ bản về mô hình giá cờ đuôi nheo (Pennant)
  7. Chiến lược giao dịch cờ đuôi nheo (Pennant) đơn giản nhất
  8. Tìm hiểu về mô hình giá Cup and Handle
  9. Chiến lược giao dịch với mô hình giá Cup and Handle
  10. Tìm hiểu về mô hình giá Head and Shoulders (mô hình giá đỉnh đầu 2 vai)
  11. Chiến lược giao dịch với mô hình Head and Shoulders
  12. Mô hình giá 2 đỉnh (Double Top)
  13. Chiến lược giao dịch với mô hình giá 2 đỉnh
  14. Tìm hiểu về mô hình giá 2 đáy (Double Bottom)
  15. Chiến lược giao dịch với mô hình Double Bottom (đáy đôi)
  16. Mô hình giá hình chữ nhật – Rectangle
  17. Mô hình giá Flag trong giao dịch Forex
  18. Giao dịch với mô hình nến bà bầu (Bullish Harami)
  19. Mô hình giá Ba đỉnh – Triple Top
  20. Cách giao dịch hiệu quả với mô hình nến Marubozu

Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant) khá phổ biến đối với các nhà giao dịch trong thị trường forex. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm bắt ý nghĩa của mô hình này. Chính vì vậy, bài viết ngày hôm nay của chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách thức giao dịch với mô hình giá cờ đuôi nheo

Khi giá phá vỡ mô hình cờ hiệu, rất có thể đây là thời điểm nên vào lệnh vì giá sẽ tiếp tục xu hướng chính (tăng mạnh/ giảm sâu) như xu hướng trước khi mô hình cờ hiệu xảy ra.

Với chiến lược giao dịch theo mô hình giá cờ hiệu, các trader có thể kết hợp sử dụng một vài chỉ báo sau để có thể dễ dàng hơn trong việc xác định điểm vào lệnh:

  • Chỉ báo Parabol Sar
  • Các đường kẻ vẽ
  • Phân tích hành động giá (Price Action)

Bạn có thể giao dịch dựa trên chiến lược này vào bất cứ khung thời gian nào. Và sau đây sẽ là ví dụ bao gồm các bước cơ bản giúp các trader giao dịch với mô hình giá cờ hiệu:

Bước 1: Xác định xu hướng bằng cách sử dụng thêm chỉ báo

Trong ví dụ này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn chỉ báo Parabolic SAR. Parabolic SAR sẽ cho bạn biết xu hướng chính đang đi theo hướng nào, cũng như cảnh báo khi hướng giá thay đổi. Parabolic SAR là một chỉ báo khá phổ biến được các nhà giao dịch sử dụng để xác định xu hướng ngắn hạn trong tương lai. Trên biểu đồ, chỉ báo Parabolic SAR xuất hiện dưới dạng một dải dấu chấm được đặt ở trên hoặc dưới các nến giá. Khi các dấu chấm bên dưới giá được coi là tín hiệu tăng. Ngược lại, dấu chấm nằm trên giá thể hiện giá đang trong xu hướng giảm. Khi các chấm thay đổi vị trí so với giá, nó cho thấy hướng giá có thể sắp thay đổi trong tương lai. Ví dụ: Nếu các dấu chấm đang ở trên giá, khi chúng chuyển xuống nằm dưới giá, nó có thể báo hiệu giá sắp tăng cao hơn.

Chiến lược giao dịch cờ hiệu (Pennant) trong thị trường Forex

Chỉ báo kỹ thuật này có thể kết hợp sử dụng với mô hình cờ hiệu để giúp các trader đưa ra quyết định giao dịch một cách chính xác hơn như quyết định vào lệnh hoặc thoát lệnh.

Xem thêm về chỉ báo Parabolic SAR tại đây.

Bước 2: Phân tích sự điều chỉnh giá sau một đợt tăng giá mạnh

Sau khi giá di chuyển mạnh theo hướng đi lên, những người mua vào quyết định đóng lệnh và thu về lợi nhuận. Thời điểm này sẽ diễn ra một cuộc chiến ngắn giữa người mua và người bán trước khi làn sóng người mua vào tiếp tục và đẩy giá lên cao trở lại.

Chiến lược giao dịch cờ hiệu (Pennant) trong thị trường Forex

Tại thời điểm này, một số nhà giao dịch băn khoăn rằng khi giá tiếp tục tăng, thì họ nên vào lệnh tại điểm nào. Sau khi đọc ví dụ về cách giao dịch với mô hình cờ hiệu, các trader sẽ nắm được thời điểm vào lệnh, tận dụng cơ hội kiếm lời.

Bước 3: Vẽ mô hình cờ đuôi nheo

# 1- Vẽ một đường theo các nến tăng mạnh, đây đc coi là cán cờ trong mô hình.

# 2, # 3- Vẽ một đường nối các đỉnh lại với nhau và một đường để nối các đáy với nhau. Hai đường này hội tụ, tạo thành một tam giác.

3 đường này sẽ tạo thành mô hình cơ hiệu, giúp các trader xác định thời điểm vào lệnh.

Chiến lược giao dịch cờ hiệu (Pennant) trong thị trường Forex

Bước 4: Theo dõi breakout trong mô hình cờ đuôi nheo

Tất cả các trader khi giao dịch theo mô hình cờ hiệu đều mong muốn nhìn thấy sự bứt phá về giá của mô hình.

Mô hình nến Pennant

Lưu ý: Vì đây là một Bullish Pennant, giá sẽ cần phải vượt qua đỉnh của cờ hiệu, phá vỡ mức kháng cự của mô hình. Ngược lại, nếu đây là một mô hình Bearish Pennant, giá sẽ phải đi xuống, vượt qua đường hỗ trợ của mô hình cờ hiệu.

Mô hình nến Pennant

Nếu giá không phá vỡ mức kháng cự, dựa theo các quy tắc của chiến lược này, các trader được khuyên không nên vào lệnh. Tuy nhiên, có những chiến lược bạn có thể sử dụng để thực hiện giao dịch, vào lệnh nhưng đối với chiến lược giao dịch theo mô hình cờ hiệu, trong một xu hướng tăng giá, nếu giá phá vỡ đường hỗ trợ và đi xuống hơn nữa thì các trader nên tránh giao dịch. Điều tương tự cũng xảy ra đối với một xu giảm giá, nếu giá đi lên, phá vỡ mức kháng cự, các trader được khuyên không nên thực hiện bất kỳ giao dịch nào.

Bước 5: Sau đợt breakout, các trader có thể bắt đầu giao dịch với chiến lược này

Khi đợt breakout xảy ra với một cây nến tăng mạnh như ví dụ trên, về mặt kỹ thuật, các trader có thể yên tâm hơn để thực hiện giao dịch.

Sự phá vỡ về giá được coi là thời điểm tốt để thực hiện giao dịch và nếu xu hướng tiếp tục tăng, cơ hội kiếm lời của bạn trở nên rõ ràng hơn.

Lưu ý: Đây là điểm vào lệnh khá phức tạp và nâng cao vì nó cần có sự phân tích về hành động giá mà các trader mới có thể chưa nắm rõ.

Vì vậy, để dễ hơn cho những người mới bắt đầu, các trader có thể vào lệnh khi giá phá vỡ đỉnh của cờ hiệu bằng cách vẽ một đường nằm ngang ở đầu cờ, và nếu hành động giá vượt qua đường nằm ngang đó là đi lên, các trader có thể thực hiện lệnh mua vào.

Bước 6: Đặt lệnh chặn lỗ, chốt lời

Giá di chuyển nhanh chóng, tạo cơ hội kiếm lợi nhuận cho các trader trong khoảng thời gian ngắn.

Để đặt lệnh chặn lỗ, các trader cần dựa vào vùng hỗ trợ / kháng cự. Trong ví dụ này, với xu hướng đi lên, lệnh chặn lỗ nên được đặt bên dưới đáy thấp nhất trong mô hình cờ hiệu.

Mô hình nến Pennant

Như bạn có thể thấy, trong giao dịch này, giá đã di chuyển tổng cộng 78 pips trong lần di chuyển thứ nhát, và đợt tăng giá thứ hai, giá đã di chuyển 70 pips, gần bằng với đợt tăng giá thứ nhất.

Vậy đâu là điểm thoát lệnh? Để quyết định điểm thoát lệnh, các trader nên sử dụng phân tích kỹ thuật qua chỉ báo Parabolic SAR và nghiên cứu biến động giá.

Trên biểu đồ, chỉ báo Parabolic SAR xuất hiện dưới dạng một dải 5 dấu chấm liên tiếp được đặt ở trên nến giá, báo hiệu động thái đi lên này đã kết thúc, và xu hướng giảm giá có thể sẽ diễn ra. Và vì vậy, các trader cần xem xét việc thoát lệnh tại thời điểm này.

Mô hình nến Pennant

Với chiến lược này, chúng tôi đã đóng giao dịch và thu về 68 pips lợi nhuận.

Chiến lược giao dịch Forex theo mô hình cờ hiệu Pennant rất dễ học và đây cũng chính là một mô hình giá phổ biến, được nhiều trader sử dụng. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm được các thông tin cơ bản về kiểu mô hình này cũng như cách giao dịch sao cho hiệu quả nhất. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận