skip to Main Content

Hiểu đúng về giá cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp

  1. Nhập môn chứng khoán (Level 1)
  2. Tìm hiểu về cổ phiếu và các cách đầu tư cổ phiếu
  3. Hiểu đúng về giá cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp
  4. Giá cổ phiếu phụ thuộc vào những yếu tố nào?
  5. Vốn hóa thị trường trong đầu tư chứng khoán
  6. Tìm hiểu về nhà môi giới chứng khoán
  7. Cách nhận cổ tức và các thông tin cần biết về cổ tức
  8. Tìm hiểu về chỉ số chứng khoán
  9. Bảng giá chứng khoán trực tuyến – 9 cách để theo dõi thị trường nhanh nhất

 

Đối với các nhà đầu tư, việc hiểu rõ khái niệm và biết cách phân biệt giá cổ phiếu với giá trị cổ phiếu là điều vô cùng quan trọng. Nếu nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này, quyết định giao dịch đưa ra bởi các nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều và từ đó tác động đến lợi nhuận thu về. Trong bài học này, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu giá cổ phiếu và giá trị cổ phiếu cũng như sự khác biệt giữa 2 khái niệm này.

Tìm hiểu về giá cổ phiếu

Giá cổ phiếu là gì?

Giá cổ phiếu là mức giá hiện tại đang giao dịch trên thị trường.

Giá cổ phiếu là số tiền bạn phải trả để mua một cổ phiếu. Giá của một cổ phiếu không cố định mà dao động theo điều kiện của thị trường hoặc nhu cầu giữa người mua và người bán.

Giá trị cổ phiếu là gì?

Ngoài ra, giá cổ phiếu còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố bên ngoài như: các tin tức quan trọng, báo cáo tài chính, tình hình kinh tế, chính trị của một quốc gia,…

Giá cổ phiếu là một dữ liệu quan trọng cho các nhà đầu tư xác định một công ty có phải là một khoản đầu tư đáng giá hay không. Do đó, bạn cần cập nhật tình hình giá thị trường một cách thường xuyên để đưa ra quyết định thông minh và nhanh chóng, đặc biệt là khi có tình huống quan trọng xảy ra.

Giá trị thực của cổ phiếu

Trên thực tế, không phải lúc nào giá cổ phiếu cũng phản ánh đúng giá trị thực cúa nó, nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực.

Bằng cách phân tích giá trị thực của một cổ phiếu, các nhà đầu tư dài hạn sẽ biết được họ nên rót vốn đầu tư hay không và họ nên mua tại mức giá nào để có được mức lợi nhuận tối đa. Bởi trên thực tế, những tin tức tích cực có thể đẩy giá cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó và ngược lại.

Các yếu tố giúp xác định giá trị của một cổ phiếu:

  • Thu nhập (quá khứ, hiện tại và quan trọng hơn là dự đoán trong tương lai)
  • Thị phần
  • Doanh số bán hàng theo thời gian
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm năng và hiện tại
  • Một loạt các số liệu như tỷ lệ P / E
  • Đánh giá báo cáo của các nhà phân tích theo dõi công ty

Giá trị của một doanh nghiệp là gì?

Giá trị doanh nghiệp là giá trị của toàn bộ các tài sản (hữu hình và vô hình) thuộc quyền sở hữu hiện tại của doanh nghiệp. Đây chính là thước đo tổng giá trị của một công ty, thường được sử dụng như một sự thay thế toàn diện hơn cho giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (hay giá trị vốn hóa thị trường).

Giá trị cổ phiếu là gì?

Các yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp

  • Hiện trạng tài sản của doanh nghiệp
  • Vị trí kinh doanh của doanh nghiệp
  • Uy tín kinh doanh của doanh nghiệp
  • Năng lực quản trị kinh doanh của doanh nghiệp
  • Trình độ kĩ thuật và tay nghề của người lao động

Trong điều kiện thị trường hiệu quả thì giá trị thị trường sẽ tiệm cận và phản ánh gần đúng giá trị lí thuyết của doanh nghiệp.

Khi nắm được giá trị của một doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thể định lượng giá trị thực của cổ phiếu là cao hay thấp hơn giá cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường. Dựa vào thông tin này, các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định có nên mua cổ phiếu đó hay không. Nếu có, họ cũng sẽ xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư hợp lý với điểm vào lệnh tốt hơn.

Phân biệt giá cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp

Trên thực tế, rất nhiều người nhầm lẫn giữa giá cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp với nhau, đặc biệt là những trader mới tham gia thị trường chứng khoán. Họ tin rằng giá giá trị của một doanh nghiệp được biểu thị bằng giá cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường. Điều đó chỉ đúng ở một số trường hợp nhất định nhất định bởi giá cổ phiếu chỉ cho bạn biết giá trị hiện tại hay giá trị thị trường của công ty.

Giá cổ phiếu sẽ chịu tác động bởi số lượng cổ phiếu được giao dịch tại sàn hoặc thỏa thuận giữa người mua và người bán. Nếu có nhiều người mua hơn người bán, giá cổ phiếu sẽ tăng. Nếu có nhiều người bán hơn người mua, giá sẽ giảm.

Trong khi đó, giá trị doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi những yếu tố đó. Giá trị doanh nghiệp sẽ tăng khi giá trị cốt lõi của doanh nghiệp tăng (doanh nghiệp phát triển tốt, chất lượng sản phẩm doanh nghiệp cao và có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai,…)

Các nhà đầu tư sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tính toán giá trị nội tại của doanh nghiệp và mua cổ phiếu khi giá trị thị trường thấp hơn giá trị nội tại.

Hơn nữa, các nhà đầu cơ ngắn hạn (trader) sẽ quan tâm nhiều hơn đến giá cổ phiếu và biến động của nó, trong khi các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến giá trị của doanh nghiệp để đưa ra quyết định có mua cổ phiếu và nắm giữ trong thời gian dài hay không.

Có một câu nói rất nổi tiếng đó là “Đừng đánh giá một cuốn sách chỉ qua bề ngoài của nó”. Áp dụng câu nói đó vào trong đầu tư cổ phiếu, các chuyên gia khuyên các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường không nên đánh giá một cổ phiếu chỉ thông qua giá của nó bởi giá cổ phiếu không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác giá trị thực của nó. Chính vì vậy, bạn cần biết cách định giá cổ phiếu để từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn hơn.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận