skip to Main Content

Vốn hóa thị trường trong đầu tư chứng khoán

  1. Nhập môn chứng khoán (Level 1)
  2. Tìm hiểu về cổ phiếu và các cách đầu tư cổ phiếu
  3. Hiểu đúng về giá cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp
  4. Giá cổ phiếu phụ thuộc vào những yếu tố nào?
  5. Vốn hóa thị trường trong đầu tư chứng khoán
  6. Tìm hiểu về nhà môi giới chứng khoán
  7. Cách nhận cổ tức và các thông tin cần biết về cổ tức
  8. Tìm hiểu về chỉ số chứng khoán
  9. Bảng giá chứng khoán trực tuyến – 9 cách để theo dõi thị trường nhanh nhất

Có rất nhiều cách giúp bạn xác định giá trị của một công ty và cách đơn giản nhất đó là xem xét giá trị thị trường của doanh nghiệp (hay còn gọi là vốn hóa thị trường). Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách định giá và hiểu vốn hóa thị trường là gì. Trong bài học ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về vốn hóa thị trường cũng như ý nghĩa của nó trong đầu tư chứng khoán.

Vốn hóa thị trường là gì?

Giá trị vốn hóa thị trường (Market Capitalization) là thước đo quy mô của một doanh nghiệp, được xác định bằng tổng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp đó trong điều kiện hiện tại.

Vốn hóa thị trường trong đầu tư chứng khoán

Vốn hóa thị trường được tính theo công thức:

Vốn hóa thị trường = số cổ phiếu x giá thị trường của 1 cổ phiếu 

Ví dụ: Một công ty có 20 triệu cổ phiếu được bán với giá 100.000 USD/ cổ phiếu thì mức vốn hóa của thị trường sẽ là 2000 tỷ đô-la.

Giá cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lợi nhuận, tài sản, rủi ro, triển vọng và tâm lý đám đông. Do đó, tùy thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp hay biến động giá cổ phiếu mà mức vốn hóa thị trường có thể thay đổi. Khi giá cổ phiếu tăng thì vốn hóa thị trường cũng tăng, khi giá cổ phiếu giảm thì vốn hóa thị trường của công ty cũng giảm.

Ý nghĩa của vốn hóa thị trường

Khi tham gia thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư thường tìm hiểu vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp như một yếu tố tham khảo trong các quyết định đầu tư.

Cụ thể, vốn hóa thị trường cho chúng ta biết quy mô của một doanh nghiệp là lớn hay nhỏ, qua đó xác định giá trị của doanh nghiệp cũng như giá trị thực của một cổ phiếu được giao dịch trên thị trường. Dựa vào những yếu tố này, các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định có rót vốn đầu tư hay không.

Ngoài ra, vốn hóa thị trường cũng đem lại hiệu quả trong việc xác định mức độ rủi ro và khả năng tăng trưởng của một doanh nghiệp. Vốn hóa càng cao thì mức độ rủi ro càng nhỏ; và ngược lại vốn hóa càng nhỏ thì mức độ rủi ro càng cao.

Để các bạn hình dung dễ hơn, hãy liên tưởng đến cái cây: cây lớn biểu thị cho doanh nghiệp có vốn hóa lớn, cây nhỏ biểu thị cho doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ. So sánh về mức độ rủi ro, rõ ràng rằng cây lớn có khả năng sống sót và chống chọi với thiên nhiên hơn cây nhỏ. Tuy nhiên, xét về tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, cây nhỏ có khả năng sinh sôi và phát triển hơn.

Thị trường chứng khoán cũng tương tự như vậy, công ty có vốn hóa thị trường lớn sẽ là lựa chọn an toàn hơn cả cho các nhà đầu tư bởi tính bền vững và nguồn lợi tức ổn định. Còn các công ty nhỏ với mức vốn hóa thị trường thấp lại tạo ra cơ hội sinh lời hấp dẫn hơn bởi khả năng phát triển nhanh chóng từ các doanh nghiệp mới thành lập.

Phân loại cổ phiếu dựa trên vốn hóa thị trường

Vốn hóa thị trường trong đầu tư chứng khoán

Cổ phiếu thường được phân loại theo giá trị vốn hoá thị trường như sau:

  • Micro cap (cổ phiếu vốn hóa siểu nhỏ): giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp dưới 250 triệu USD. Đây là cổ phiếu của những công ty nhỏ với mức độ rủi ro vô cùng lớn.
  • Small cap (cổ phiếu vốn hóa nhỏ): giá trị vốn hoá thị trường của doanh nghiệp dao động trong khoảng 250 triệu đến 1 tỷ USD, là cổ phiếu của những công ty trẻ có tiềm năng tăng trưởng đáng kể, nhưng nguy cơ thất bại cũng tương đối lớn.
  • Mid cap (cổ phiếu vốn hóa trung bình): giá trị vốn hoá thị trường của doanh nghiệp từ 1 tỷ đến 5 tỷ đô la, là cổ phiếu của những công ty dự kiến có mức tăng trưởng nhanh chóng và tỷ lệ rủi ro thấp hơn cổ phiếu vốn hóa nhỏ.
  • Large cap (cổ phiếu vốn hóa lớn): giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp từ 5 tỷ đến 25 tỷ USD, đề cập đến những công ty lớn có mức tăng trưởng ổn định và rủi ro thấp, ví dụ như Wal-mart, Microsoft.
  • Mega cap (còn được gọi là siêu ultra cap): giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp trên 25 tỷ USD, đề cập đến các công ty lớn nhất trên thị trường tài chính hiện nay, chẳng hạn như Bershire Hathaway, Google, Amazon, General Electric và Exxon Mobil.

Các con số này cũng sẽ thay đổi theo thời gian, bởi thị trường chứng khoán về dài dạn sẽ luôn tăng giá và vốn hóa các công ty sẽ ngày càng lớn.

Mặc dù vốn hóa thị trường là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư, nhưng nó không phải là tất cả. Là một nhà đầu tư thông minh, bạn cần kết hợp sử dụng các thông tin với nhau, phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản để xác định đâu là một cổ phiếu tốt và có khả năng đem lại lợi nhuận cao. 

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận