skip to Main Content

Giao dịch Futures trên Binance là gì? Những điều cần biết trước khi giao dịch Futures

  1. Binance trade – giao dịch trên Binance
  2. Trade coin trên Binance là gì? Tìm hiểu về lệnh giao dịch trên Binance
  3. Giao dịch P2P là gì? Lưu ý khi giao dịch P2P trên Binance
  4. Cách nạp tiền vào binance, hướng dẫn mua coin qua P2P trên Binance bằng VNĐ nhanh nhất
  5. Cách rút tiền từ sàn Binance – bán coin trên Binance qua P2P dễ thực hiện và an toàn nhất
  6. Giao dịch Spot trên Binance là gì? Tìm hiểu về các loại lệnh spot và ví spot
  7. Hướng dẫn trade coin qua Spot trên sàn Binance cho người mới bắt đầu
  8. Phí giao dịch trên Binance và cách tối ưu chi phí giao dịch hiệu quả nhất
  9. Hướng dẫn Margin Binance. Những lưu ý cần biết để tránh mất tiền khi chơi margin binance
  10. Đáp án bài kiểm tra khi mở tài khoản Margin Binance
  11. Cách chơi Margin trên Binance. Cách đặt lệnh, vay và trả nợ trên Margin
  12. Giao dịch Futures trên Binance là gì? Những điều cần biết trước khi giao dịch Futures
  13. Hướng dẫn chơi futures trên Binance: Mở tài khoản Futures
  14. Đáp án bài kiểm tra trước khi giao dịch Future Binance lần đầu
  15. Hướng dẫn giao dịch Futures trên Binance: Hướng dẫn từng bước đặt lệnh

Giao dịch Futures là một tính năng khá đặc biệt và nổi tiếng trên Binance, được nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp yêu thích. Vậy giao dịch Futures trên Binance là gì? Giao dịch Future như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Giao dịch Futures là gì?

Giao dịch Futures trên Binance là tính năng giao dịch một hợp đồng mua hoặc bán một loại tiền điện tử nào đó trong tương lai trên sàn Binance. Đây là đặc điểm khác biệt để phân biệt giữa thị trường giao ngay và thị trường Futures.

Để phân biệt thị trường futures với thị trường spot (giao ngay), bạn có thể hiểu thị trường tiền điện tử giao ngay trên Binance tương tự như thị trường cổ phiếu cơ sở. Khi bạn giao dịch cổ phiếu thật, bạn chỉ có thể thực hiện mua vào để sở hữu cổ phiếu và bán ra cổ phiếu đó khi không muốn nắm giữ số lượng cổ phiếu đó nữa. Và thị trường giao ngay trên Binance chính là một hình thức sở hữu tiền điện tử thật và quyền sở hữu coin, bạn có thể sử dụng coin đó như một phương thức thanh toán, chuyển qua lại giữa các sàn giao dịch khác nhau.

Trong khi đó, giao dịch futures tương tự như khi bạn giao dịch cổ phiếu CFD. Bạn không hoàn toàn sở hữu coin đó, mà chỉ sở hữu hợp đồng giao dịch một cặp coin. Và cũng tương tự như thị trường cổ phiếu CFD, trên thị trường futures bạn có thể đặt cả lệnh BUY (khi đang có xu thế tăng) & SELL (khi đang có xu thế giảm). Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt được chặn lỗ, chốt lời hay sử dụng đòn bẩy, y như khi bạn giao dịch CFD cổ phiếu. Do được sử dụng đòn bẩy, nên bạn có thể giao dịch futures với số vốn nhỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị “cháy tài khoản”. Có thể nói, thị trường futures sẽ rủi ro hơn, không phù hợp với người không có nhiều kinh nghiệm.

Một số khái niệm trong thị trường futures

  1. Vị thế: Là trạng thái (Mua/Long hay Bán/Short) bạn đang thực hiện.
  2. Vị thế Mua/Long: là việc bạn thực hiện Mua một coin, và khi giá tăng, bạn sẽ có lãi và lỗ nếu giá giảm.
  3. Vị thế Bán/Short: là việc bạn Bán coin, khi giá giảm bạn có lãi và bị lỗ khi giá tăng.
  4. Ký quỹ ban đầu: Là số tiền bạn sử dụng để mở một vị thế trước khi sử dụng đòn bẩy. Ví dụ: Để mở vị thế Mua/Long 1 BTC tại giá 30.000, phải có số tiền ký quỹ ban đầu là 300 và sử dụng đòn bẩy 100.
  5. Ký quỹ duy trì: Là tiền ít nhất cần có để duy trì vị thế của bạn. Nếu số dư ký quỹ của bạn giảm xuống thấp hơn số tiền ký quỹ duy trì, vị thế của bạn sẽ tự động bị thanh lý.
  6. Thanh lý: là tình trạng vị thế bắt buộc đóng khi số dư ký quỹ ít hơn mức ký quỹ duy trì.

Các loại hợp đồng tương lai (Futures) trên Binance

Thị trường future chia ra 2 loại hợp đồng chính bao gồm: hợp đồng USDⓈ-M và hợp đồng Coin-M.

Hợp đồng Coin-M bao gồm: giao dịch tỷ giá của một loại coin với USD

  • Hợp đồng Coin-M không kỳ hạn (vĩnh cửu):
  • Hợp đồng Coin-M có kỳ hạn

Hợp đồng USDⓈ-M bao gồm: giao dịch tỷ giá của một loại coin với stablecoin USDT hay BUSD

  • Hợp đồng USDT có kỳ hạn
  • Hợp đồng USDT không kỳ hạn
  • Hợp đồng BUSDT không kỳ hạn

Hợp đồng không kỳ hạn sẽ không có ngày đáo hạn. Bạn sẽ được tự quyết định khi nào sẽ đóng giao dịch hợp đồng không kỳ hạn.

Trong khi đó, hợp đồng kỳ hạn sẽ được ấn định ngày đáo hạn một ngày đã xác định trước trong tương lai. Đến ngày đáo hạn, dù không muốn giao dịch của bạn sẽ tự động đóng.

Xem thêm: Hướng dẫn chơi futures trên Binance: Mở tài khoản Futures

Phân biệt các lệnh giao dịch futures

Trong thị trường futures có các loại lệnh giao dịch sau:

  • Limit (Giới hạn): Khi đặt lệnh, bạn sẽ điền một mức giá vào ô “Giá”, khi thị trường đạt mức giá đó, lệnh sẽ được khớp.
  • Market (Thị trường): Lệnh của bạn khớp ngay khi đặt lệnh, tại mức giá thị trường đang giao dịch.
  • Stop Limit: Lệnh bao gồm mức giá dừng (giá stop) và lệnh giới hạn (limit). Khi thị trường chạm đến giá stop, lệnh chờ sẽ được mở tại mức giá limit bạn đã đặt trước đó.
  • Stop Market: Lệnh bao gồm Giá stop và lệnh market. Khi giá thị trường chạm đến mức Giá stop lệnh sẽ được khớp ngay lập tức với giá thị trường.
  • Trailling stop: Lệnh sẽ được khớp tại mức “giá kích hoạt” và lệnh Trailling stop sẽ tự động thiết lập mức chặn lỗ khi giá di chuyển theo hướng có lợi theo tỷ lệ đã đặt trước (1% hay 2%). Sau khi đã thiết lập một mức dừng lỗ mới, lệnh Trailing Stop sẽ không điều chỉnh theo hướng ngược lại.
  • Post Only: Lệnh sẽ được thêm vào sổ lệnh nhưng không khớp ngay lập tức.

Các tùy chọn khi đặt lệnh:

  • TP/SL: Bạn bấm chọn ô này để đặt mức sẽ chốt lãi (take profit), chặn lỗ (stoploss)
  • Lệnh chỉ giảm: Bạn bấm chọn ô này để lệnh bạn đã thực hiện chỉ dùng để đóng vị thế, và không mở thêm vị thế.

TIF – các chế độ khớp lệnh:

  • GTC: lệnh được thực hiện đến khi khớp hoàn toàn. Bạn có thể chọn chế độ mặc định là GTC.
  • IOC: lệnh được khớp một phần và hủy phần còn lại.
  • FOK: lệnh được khớp hoàn toàn hoặc sẽ hủy lệnh.

Kết luận

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu một số khái niệm cơ bản nhất liên quan đến giao dịch hợp đồng tương lai (futures) trên Binance. Ở các bài viết sau bạn sẽ được hướng dẫn từng bước thực hiện lệnh futures như thế nào? Khi nào nên sử dụng loại lệnh nào cho phù hợp và có lợi nhuận.

Investing.vn

Xem thêm: Binance

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận