skip to Main Content

Stablecoin là gì? Top các đồng stablecoin phổ biến nhất hiện nay

  1. Hướng dẫn Binance toàn tập từ a đến z
  2. Đánh giá sàn Binance lừa đảo hay không?
  3. Sử dụng Binance cho người mới bắt đầu
  4. Tìm hiểu giao diện trang chủ và các tính năng đặc biệt trên Binance
  5. Binance trade – giao dịch trên Binance
  6. Chuyển tiền từ Remitano sang Binance, cách chuyển coin từ sàn này sang sàn khác
  7. Cách xoá tài khoản Binance và vô hiệu hóa tài khoản Binance nhanh nhất
  8. Xác minh khuôn mặt trên Binance không được phải làm gì ?
  9. Cách lấy địa chỉ ví Binance để chuyển coin vào tài khoản
  10. Stablecoin là gì? Top các đồng stablecoin phổ biến nhất hiện nay
  11. Binance không gửi SMS: Hướng dẫn cách khắc phục chi tiết
  12. Không nạp được tiền vào Binance – Nguyên nhân và cách khắc phục
  13. Khắc phục lỗi: Chức năng rút tiền trên Binance bị vô hiệu hoá
  14. Không đăng nhập được Binance: Nguyên nhân và cách khắc phục
  15. Cách lấy lại mã 2FA để đăng nhập tài khoản Binance
  16. Có nên để coin trên sàn Binance? Ví Binance có an toàn không?
  17. PnL trên Binance là gì? Hiểu PnL để đầu tư hiệu quả trên Binance
  18. Hướng dẫn sử dụng biểu đồ trên Binance app
  19. Binance Lite là gì? Cách sử dụng Binance Lite không phải ai cũng biết
  20. Binance Pro App – Những tính năng đặc biệt có thể bạn chưa biết
  21. Cách sử dụng ví Trust Wallet dễ hiểu nhất ai cũng làm được
  22. Staking Trust Wallet: Tất tần tật các thông tin cần biết khi tham gia
  23. Binance DEX là gì? Cách nhanh nhất để tạo ví Binance DEX
  24. Binance Vanilla Options là gì? Hướng dẫn bước đầu cho người mới tìm hiểu về Binance Vanilla Options
  25. Phí giao dịch và cách mở lệnh Binance Vanilla Options (Hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu)
  26. Cách thực hiện quyền chọn Binance Vanilla Options
  27. Cơ hội và rủi ro trong giao dịch Binance Battle
  28. Xác minh danh tính Binance không thành công và cách gỡ lỗi đầy đủ nhất
  29. Cách rút tiền VNĐ từ sàn Binance về tài khoản ngân hàng: Hướng dẫn đầy đủ nhất (Update 2022)
  30. Binance Limit và Market sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả giao dịch tốt nhất?
  31. Binance và Binance Dex khác nhau như thế nào? Cách đăng nhập vào sàn Binance DEX
  32. Hướng dẫn từng bước nạp – rút tiền trên Binance DEX (cập nhật mới nhất 2022)
  33. Cách trade coin trên Binance DEX để tiết kiệm chi phí nhất cho nhà giao dịch
  34. Binance là gì? Những thông tin đầy đủ nhất về đăng ký và đăng nhập tài khoản Binance
  35. Xác minh địa chỉ Binance nhanh nhất, các lỗi thường gặp và cách liên hệ hỗ trợ
  36. Binance không gửi mã xác minh 2FA: Cập nhật đầy đủ thông tin chi tiết nhất 2022
  37. Cách thay đổi email tài khoản Binance và những lưu ý quan trọng khi thực hiện
  38. 2 cách đơn giản nhất để thay đổi số điện thoại Binance
  39. Hướng dẫn thay đổi địa chỉ trên Binance và các lưu ý khi thực hiện cập nhật năm 2022?
  40. 2 cách để thay đổi mật khẩu Binance chỉ trong 1 phút
  41. Một số mẹo để hoàn thành Xác minh danh tính trên Binance trong thời gian nhanh nhất
  42. 11 nguyên tắc bảo mật Binance không thể bỏ qua nếu không muốn mất tiền
  43. So sánh sàn KuCoin với Binance: đánh giá về phí giao dịch và các điểm khác biệt
  44. Cách mở tài khoản và xác minh tài khoản doanh nghiệp Binance

Stablecoin là gì? Ưu và nhược điểm của Stablecoin là gì? Có nên mua Stablecoin không? Top các đồng stablecoin nào đang phổ biến nhất hiện nay? Nếu bạn đang đặt ra những câu hỏi trên thì bài viết này là dành cho bạn.

stablecoin là gì?

Stablecoin là gì?

Stablecoin là một sản phẩm của tiền điện tử, được định giá theo tiền pháp định (tiền fiat) như USD, Euro… hoặc một loại tài sản nào đó (hàng hóa hoặc tiền điện tử).

Một số stablecoin được giao dịch thường xuyên trên Binance và các sàn giao dịch tiền điện tử như: USDT, BUSD…

  • Ví dụ: 1 USDT = 1 USD

Ưu và nhược điểm của stablecoin

Ưu điểm của Stablecoin là gì?

Chúng ta biết rằng tiền điện tử xuất hiện, được đón nhận và đánh giá cao bởi tính phi tập trung, giao dịch nhanh chóng, tức thì. Tuy nhiên, các loại crypto cũng được biết đến là loại tài sản có mức độ biến động giá vô cùng lớn. Do đó, tiền ảo (bitcoin, ethereum…) thường khó được chấp nhận rộng rãi để trở thành một đơn vị thanh toán hàng hóa. Và khi giao dịch (mua hoặc bán) chuyển đổi từ coin sang một loại tiền pháp định sẽ tốn khá nhiều chi phí giao dịch.

Trong khi đó, tiền pháp định mặc dù có tính ổn định cần thiết nhưng lại mất quá nhiều thời gian và chi phí khi giao dịch quốc tế, phụ thuộc quá nhiều vào các ngân hàng.

Stablecoin ra đời trong bối cảnh đó và có những đặc điểm ưu việt nhất của cả hai loại tài sản trên:

  • Nhờ vào các đặc điểm trên, stablecoin là phương án tối ưu nhất để bảo vệ danh mục đầu tư tiền điện tử của các nhà giao dịch. Stablecoin được sử dụng hiệu quả nhất khi thị trường tiền điện tử giảm giá, nhà đầu tư không cần bán coin ra tiền mặt để bảo toàn lợi nhuận.
  • Stablecoin có thể được gửi đi mọi nơi trên thế giới mà không cần thông qua bất kỳ ngân hàng hay một bên trung gian thứ 3 nào. Điều kiện duy nhất cần để thực hiện giao dịch đó là internet.
  • Do không phụ thuộc qua các bên trung gian khi giao dịch, nên phí giao dịch stablecoin khá rẻ và nhanh chóng. Thông thường, chỉ mất vài phút thậm chí tức thì để hoàn thành một giao dịch chuyển tiền.
  • Stablecoin được đánh giá cao khi sử dụng là phương tiện thanh toán vì tính bình ổn giá của nó.

Nhược điểm của stablecoin là gì?

  • Đa số stablecoin (trừ đồng DAI) đều do một tổ chức phát hành. Điều này khiến chúng ta liên tưởng tới cách hoạt động tương tự như tiền fiat, được các ngân hàng trung ương nắm quyền kiểm soát và chi phối.
  • Giá của stablecoin thường được gắn với giá của một loại tiền tệ fiat (hoặc một loại hàng hóa nào đó). Như vậy, bản chất stablecoin vẫn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô.

Có nên mua stablecoin không?

Trả lời câu hỏi này, bạn cần xem xét vào mục đích của việc bạn mua stablecoin để làm gì. Sau đây là một số lý do để bạn tự đưa ra câu trả lời cho riêng mình.

Bạn nên mua Stablecoin

  1. Stablecoin được định giá theo tiền tiền pháp định. Do đó, bạn có thể chuyển đổi qua lại giữa stablecoin và các loại coin (bitcoin và altcoin) một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.
  2. Stablecoin có độ ổn định cao hơn so với thị trường coin truyền thống. Nên đây sẽ là lựa chọn giúp đa dạng danh mục đầu tư cho bạn.
  3. Ngoài ra, khi thị trường giảm giá, đây cũng là nơi trú ẩn an toàn cho tài sản coin của bạn.

Bạn không nên mua Stablecoin

  1. Nếu bạn tìm hiểu về các loại stablecoin, bạn biết rằng một số stablecoin được hỗ trợ bởi tiền điện tử. Do đó, chúng cũng có thể tăng hoặc giảm theo giá của thị trường tiền ảo.
  2. Với các stablecoin được hỗ trợ bởi tiền fiat, giá trị của chúng ít tăng theo thời gian, nên không thể là khoản đầu tư hiệu quả.
  3. Ngoài ra, khi lạm phát, hoặc xảy ra các vấn đề về kinh tế, các Stablecoin định giá theo tiền pháp định cũng sẽ bị giảm giá trị.

Top các loại stablecoin phổ biến nhất hiện nay

Theo coinmarket, tại thời điểm viết bài, top 5 coin có vốn hóa thị trường lớn nhất hiện nay bao gồm: USDT, USDC, BUSD, DAI, UST…

Như vậy, có thể coi đây là 5 stablecoin phổ biến nhất hiện nay.

Kết luận

Stablecoin là một thuật ngữ vô cùng lớn, có rất nhiều khía cạnh cần bàn luận và tìm hiểu xung quanh nó. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất như: Stablecoin là gì? Có nên đầu tư stablecoin không? Top các stablecoin phổ biến nhất hiện nay là gì?

Như đã phân tích ở trên, nếu bạn đầu tư hay giao dịch tiền điện tử thường xuyên thì việc mua và sở hữu stablecoin là không thể bỏ qua. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân đối danh mục sở hữu stablecoin của mình tùy thuộc thị trường coin đang tăng mạnh hay sụt giảm để tối ưu lợi nhuận.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận