skip to Main Content

5 nguyên tắc hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Bất kể là lĩnh vực nào, đầu tư luôn đi kèm với rủi ro. Nhiều người khi mới tham gia vào thị trường chứng khoán và mua vào một cổ phiếu bất kỳ theo số đông, may mắn cổ phiếu tăng giá và có lời. Điều này khiến họ dễ dàng rơi vào trạng thái ngộ nhận rằng đầu tư cổ phiếu cũng giống như mua một tờ vé số. Thực tế, đầu tư cổ phiếu có mức độ rủi ro khá cao, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát rủi ro và kiếm lời ổn định từ thị trường nếu nắm được những kiến thức và kỹ năng giao dịch cần thiết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 5 nguyên tắc bạn cần tuân thủ để hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán.

Đầu tư chứng khoán có rủi ro không?

Cùng với tốc độ phát triển và phủ sóng mạnh mẽ của chứng khoán, ngày càng nhiều người chú ý tới thị trường này bởi thông tin về lợi nhuận hấp dẫn mà nó mang lại. Nhiều người mua không có kiến thức về thị trường và giao dịch nhưng mua vào một cổ phiếu bất kỳ theo số đông, cổ phiếu trên đà tăng giá và có lời. Lợi nhuận ngay từ những giao dịch đầu tiên tạo nên ảo tưởng về một kênh kiếm tiền dễ dàng, không cần kiến thức, thời gian hay kinh nghiệm. Điều này rất nguy hại vì sớm hay muộn, những “nhà đầu tư” theo cảm tính và may rủi cũng sẽ phải trả giá.

Thực tế, đầu tư chứng khoán là kênh đầu tư có rủi ro cao và không đảm bảo khả năng sinh lời đều đặn như gửi tiết kiệm ngân hàng. Thị trường chứng khoán biến động theo chu kỳ, có tăng có giảm. Do đó, nhà đầu tư sẽ có giai đoạn lãi cao, lãi thấp, hòa vốn hoặc lỗ.

Đầu tư chứng khoán cũng như các kênh đầu tư khác, lời lỗ phụ thuộc vào nguồn vốn, kiến thức và kinh nghiệm của nhà đầu tư cũng như tình hình thị trường. Những nhà đầu tư theo cảm tính, không có kiến thức, kinh nghiệm, chắc chắn sẽ không thể kiếm lời bền vững từ thị trường hoặc thậm chí cháy tài khoản trong ngày 1 ngày 2. Ngược lại, mặc dù có lúc thắng lúc thua, nhưng những nhà đầu tư có kiến thức, kỹ năng vẫn có thể kiếm lời ổn định từ thị trường chứng khoán nhờ vào chiến lược đầu tư của mình.

5 nguyên tắc hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Những rủi ro thường gặp trên thị trường chứng khoán

Rủi ro thị trường

Thị trường chứng khoán nói chung có sự tham gia của nhiều nhân tố bao gồm cơ quan quản lý (Ủy ban chứng khoán, Sàn giao dịch), bên cung cấp dịch vụ (Công ty môi giưới chứng khoán), Nhà đầu tư (Nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài). Vì vậy, mỗi tác động của từng nhân tố này đều có thể gây nên biến động thị trường cổ phiếu.

Rủi ro thị trường bao gồm nhiều yếu tố như rủi ro pháp lý, rủi ro thanh khoản, rủi ro về yếu tố tâm lý của nhà đầu tư…Đây là những rủi ro ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường chứng khoán mà bất kỳ nhà đầu tư nào tham gia chứng khoán đều gặp phải. Nếu các cơ quan quản lý lỏng lẻo, xây dựng hệ thống luật chưa chặt chẽ sẽ làm cho những bên liên quan có cơ hội lợi dụng để làm giá cổ phiếu, nhà đầu tư hoang mang, lượng tiền đổ vào chứng khoán giảm sút.

Rủi ro thanh khoản

Tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi dễ dàng từ tiền sang chứng khoán và ngược lại. Rủi ro thanh khoản là sự bất ổn của chứng khoán khi điều kiện giao dịch thay đổi.

  • Nếu số lượng chứng khoán lớn, giao dịch xảy ra với khối lượng lớn có thể thấy thanh khoản ở mức cao, nhà đầu tư dễ dàng trao đổi cổ phiếu.
  • Nếu khối lượng giao dịch thấp, thậm chí có phiên không có giao dịch xảy ra có thể thấy thanh khoản ở cổ phiếu này là thấp.

Rủi ro truyền thông

Rủi ro chứng khoán đầu tiên phải nhắc tới chính là sự liên quan của truyền thông. Nếu có tác động tích cực thì tất nhiên hoạt động kinh doanh của công ty cũng như cổ phiếu của công ty này sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu có những thông tin xấu thì cổ phiếu của công ty sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, dẫn tới các nhà đầu tư cũng bị thiệt hại. Bởi lẽ, chỉ cần một thông tin không tốt thì sẽ kéo theo các phản ứng tiêu cực từ thị trường.

Thậm chí nếu tình hình này không được kiểm soát thì toàn bộ nền kinh tế cũng có thể bị ảnh hưởng chứ không riêng chỉ thị trường chứng khoán.

Rủi ro kinh tế, xã hội

Là một loại sản phẩm của thị trường tài chính, biến động của cổ phiếu sẽ phụ thuộc nhiều vào việc phát triển kinh tế, chính sách của Nhà nước. Việc ổn định được nền kinh tế mới giúp lượng cung tiền vào cổ phiếu được gia tăng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng về mặt giá trị. Ở chiều hướng xấu, nền kinh tế sa sút, tình hình xã hội bất ổn sẽ làm giảm triển vọng vào các cổ phiếu trên thị trường, cung tiền giảm, giá trị cổ phiếu theo đó sẽ xuống dốc.

Rủi ro đến từ những sai lầm giao dịch của nhà đầu tư

Bên cạnh những lý do khách quan kể trên thì rủi ro còn đến từ chính những sai lầm khi giao dịch của nhà đầu tư. Những sai lầm trong giao dịch thường xuất phát từ những lý do như không nghiên cứu thị trường đúng cách, giao dịch không có kế hoạch, không cắt lỗ, tâm lý giao dịch không tốt…dẫn tới thua lỗ nặng nề hoặc thậm chí cháy tài khoản.

5 nguyên tắc hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Dưới đây là 5 nguyên tắc bạn cần tuân thủ nhằm hạn chế tối đa những rủi ro trong đầu tư chứng khoán

#1. Chọn nhà môi giới uy tín và phù hợp với phong cách giao dịch của bạn

Điều đầu tiên bạn cần làm để tránh gặp phải một số vấn đề liên quan đến rủi ro thị trường đó là lựa chọn một nhà môi giới uy tín. Cùng với tốc độ phát triển của thị trường chứng khoán, các công ty môi giới chứng khoán mọc lên nhiều như nấm sau mưa. Có không ít nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới tham gia thị trường bị dụ dỗ bởi những lời chào mời và hứa hẹn về một khoản lợi nhuận khổng lồ. Hậu quả là sau một thời gian ngắn nạp tiền, tài khoản của họ bỗng nhiên bốc hơi chỉ sau một đêm mà không thể liên hệ với những nhân viên tư vấn của công ty môi giới trước đó.

Việc lựa chọn một công ty chứng khoán uy tín và minh bạch trong việc quản lý thông tin và tiền của nhà đầu tư sẽ giúp bạn an tâm hơn nạp tiền và lưu giữ cổ phiếu của mình tại đây. Có rất nhiều nhà môi giới chứng khoán uy tín trên thị trường hiện nay mà bạn có thể tham khảo như eToro, XM, ICMarkets…Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các tiêu chí lựa chọn một nhà môi giới chứng khoán uy tín trong bài viết Tiêu chí lựa chọn nhà môi giới chứng khoán của chúng tôi.

#2. Thiêt lập quy trình quản trị vốn

Mỗi nhà giao dịch sẽ có một cách thức quản lý vốn riêng, dựa trên kinh nghiệm và năng lực tư duy của mỗi người. Quy trình quản lý vốn giúp nhà đầu tư tính toán được tỷ lệ % chập nhận thua lỗ cho một lệnh, điểm dừng lỗ, chốt lời hợp lý, cách thoát lệnh, phân bổ dòng tiền,…
Thông thường, một quy trình tính toán trước khi vào lệnh nên được thực hiện như sau:
(1) Xác định điểm vào lệnh => (2) Xác định điểm dừng lỗ => (3) Xác định điêm chốt lời => (4) Tính toán tỉ lệ lợi nhuận/rủi ro => (5) Xác định khối lượng lệnh => (6) Vào lệnh => (7) Quản lý lệnh đang giao dịch => (8) Chốt/thoát lệnh.
Quy trình thực hiện quản lý vốn là bước không thể thiếu của mỗi nhà giao dịch Forex. Nhà đầu tư đặc biệt là những người mới bắt đầu cần nghiên cứu kỹ lưỡng các bước trong quy trình trên với tài khoản demo trước khi thực hiện giao dịch với tiền thật, đặc biệt là 5 bước đầu tiên để hạn chế những rủi ro không thể lường trước có thể khiến nhà giao dịch thua lỗ nhiều hơn khả năng có thể kiểm soát.

Rủi ro đầu tư thường gặp trên thị trường chứng khoán

#3. Học cách kiểm soát rủi ro

Giao dịch chứng khoán liên quan đến rủi ro. Hầu hết mọi người gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài khoản giao dịch của họ trước khi họ học cách giành chiến thắng một cách nhất quán. Mặc dù có vẻ không hào nhoáng, quản lý rủi ro là điều cần thiết để giao dịch chứng khoán trực tuyến thành công. Cách duy nhất để nhận phần thưởng là kiểm soát rủi ro tốt.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư là một trong những cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro. Rủi ro có thể giảm bằng cách chia danh mục đầu tư của mình thành nhiều nhóm tài sản khác nhau không có quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi đó, lãi của nhóm tài sản này có thể bù cho lỗ của nhóm tài sản kia. Cách đầu tư này có thể giảm lợi nhuận nhưng cũng giúp nhà đầu tư giảm rủi ro khi đặt hết vốn vào một nhóm tài sản.

#4. Quy tắc 2%

Quy tắc 2% có nghĩa là không đặt cược rủi ro nhiều hơn 2% tổng nguồn vốn cho mỗi lần giao dịch. Ví dụ, nếu bạn có 50,000 USD trong tài khoản, quy tắc 2% giới hạn mức rủi ro tối đa cho mỗi lần giao dịch là 1,000 USD. Bạn quyết định mua một cổ phiếu với giá 40 USD và đặt mức dừng lỗ 38 USD, ngay bên dưới mức hỗ trợ. Điều này có nghĩa bạn đang đặt cược rủi ro 2$ cho mỗi cổ phiếu. Chia tổng rủi ro tối đa cho phép của bạn là 1,000 USD cho rủi ro 2$ cho mỗi cổ phiếu, sẽ ra kết quả là 500 cổ phiếu. Điều này có nghĩa là bạn không được mua quá 500 cổ phiếu cho lần giao dịch này.

Vì sao lại là quy tắc 2%? Nếu chúng ta thua lỗ 50% tài khoản, để quay lại mức hòa vốn bạn phải thắng 100% (tức gấp đôi tài khoản hiện tại) và việc thắng 100% tài khoản là điều không hề đơn giản. Còn nếu bạn lỗ 2% trong tài khoản, bạn chỉ cần thắng 2,04% là có thể lấy lại mức vốn ban đầu. Chính vì vậy, rủi ro 2% cho mỗi lệnh là một mức cực kỳ hợp lý, đảm bảo cho tài khoản của bạn có đủ sự an toàn khi chẳng may gặp một chuỗi thua lỗ liên tiếp và vẫn có khả năng đạt được mục tiêu lợi nhuận phù hợp.

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng có nhiều lý do khiến rất nhiều người không giữ được quy tắc này trong suốt quá trình giao dịch của mình, chẳng hạn như chưa đủ kỷ luật, chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý vốn 2%, hoặc cho rằng con số 2% là quá nhỏ và không cần thiết phải giữ mức rủi ro thấp như vậy…

Tham khảo: Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán với quy tắc 2%

#5. Quản lý cảm xúc

quy tac quan ly rui ro. 4


Quy tắc cuối cùng cũng là một quy tắc quan trọng không thể bỏ qua nếu nhà đầu tư muốn quản lý rủi ro và hoạt động lâu dài trong thị trường ngoại hối đầy thách thức này. Trong mọi tình huống, nhà đầu tư cần giữ vững lập trường, đi theo chiến lược của mình và không bị cảm xúc chi phối, đặc biệt là trước những thông tin gây nhiễu trên thị trường. Khả năng quản lý cảm xúc cũng giúp nhà đầu tư không bị nản chí quá vội trước những rủi ro, hoặc quá phấn khích trước những lợi nhuận liên tục mà có những quyết định đầu tư sai lầm.

Trên đây là những rủi ro trong đầu tư chứng khoán và những quy tắc bạn cần tuân thủ để có thể hạn chế tối đa những rủi ro dẫn đến thua lỗ. Hãy tích lũy cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết về giao dịch và thị trường, trước khi thực hiện những giao dịch đầu tiên trên tài khoản thật của bạn.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận