skip to Main Content

Ưu nhược điểm khi đầu tư tại Tima Lender

Hiện nay, Tima đang là một trong những cái tên nổi bật của lĩnh vực cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Ban đầu, Tima định hình vai trò là trung gian kết nối người cho vay và người vay. Tima lúc đó chỉ là kết nối thông tin giữa hai bên. Sau đó là sự tự thỏa thuận với nhau giữa khách hàng và nhà đầu tư.

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu ngày càng gia tăng. Tima tiếp tục phát triển nền tảng có tên Tima Lender. Với nền tảng này, Tima không còn dừng lại ở việc kết nối nhà đầu tư và khách hàng nữa. Tima còn đóng vai trò thẩm định, quản lý khoản vay, kết nối đơn vị bảo hiểm cho khoản vay cho nhà đầu tư. Sau hơn 5 năm xây dựng và phát triển, Tima đã khẳng định được vị trí của mình. Kênh đầu tư qua Tima Lender cũng trở thành 1 giải pháp hữu hiệu cho các nhà đầu tư có vốn nhàn rỗi và tìm kiếm một kênh đầu tư an toàn.

Để giúp các nhà đầu tư dễ dàng tìm hiểu về nền tảng đầu tư này. Sau thời gian trải nghiệm và đánh giá, chúng tôi nhận thấy Tima Lender có rất nhiều ưu điểm. Bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế nhất định. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ưu nhược điểm khi đầu tư tại Tima Lender kỹ hơn trong bài viết này.

Ưu điểm khi đầu tư tại Tima Lender.

1. Quản lý vốn, dòng tiền minh bạch

Khi đầu tư trên Tima Lender, tiền của nhà đầu tư được quản lý một cách rõ ràng, minh bạch bởi ngân hàng. Tima đã hợp tác với ngân hàng để quản lý tiền của nhà đầu tư. Rất ít các công ty trong lĩnh vực này hợp tác với ngân hàng như vậy. Với điều này, nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý, nạp rút tiền khi đầu tư cho vay tại Tima Lender.

Hiện tại, nhà đầu tư có thể liên kết một trong số các ngân hàng như Nam Á Bank, Ngân hàng Quốc Dân NCB, Ngân hàng Quốc tế VIB.

Ưu nhược điểm khi đầu tư Tima Lender

2. Rủi ro đầu tư được hạn chế tối đa

Khi đầu tư bất cứ vào lĩnh vực nào, đều có những rủi ro. Đầu tư cho vay cũng vậy, nhà đầu tư đều quan tâm đến rủi ro thu hồi vốn và lãi là như thế nào. Đối với đầu tư trên Tima Lender, rủi ro trả nợ gốc, lãi của khách hàng được bảo đảm bởi hai đơn vị bảo hiểm uy tín. Đó là công ty bảo hiểm ngân hàng Vietinbank và Bảo hiểm Bảo Minh. Theo cam kết bảo hiểm của Vietinbank thì các khách hàng bị quá hạn gốc lại khi đến hạn trả nợ cuối cùng thì bảo hiểm Vietinbank và Bảo hiểm Bảo Minh sẽ đứng ra chi trả cho khách hàng.

Ưu nhược điểm khi đầu tư Tima
Giấy chứng nhận bảo hiểm tiền đầu tư

Như vậy khi đầu tư qua Tima Lender. Rủi ro đã được hạn chế tối đa khi khoản đầu tư đã được bảo hiểm.

3. Được lựa chọn khoản vay để đầu tư

Khi đầu tư trên Tima Lender, nhà đầu tư được phép lựa chọn khoản vay để đầu tư. Khách hàng có rất nhiều mục đích vay khác nhau. Mỗi khoản vay có thể được thế chấp hoặc không thế chấp tài sản. Những khoản vay có thế chấp tài sản sẽ là lựa chọn tốt cho nhà đầu tư. Khách hàng thế chấp tài sản sẽ có trách nhiệm trả đúng hạn để tránh bị xử lý tài sản.

Ưu nhược điểm đầu tư Tima

4. Thông tin đầu tư được quản lý tập trung

Tất cả những thông tin về khoản vay, lịch trả nợ, thông tin khách hàng, hồ sơ bảo hiểm được quản lý trên một ứng dụng. Nhà đầu tư có thể kiểm soát được toàn bộ thông tin khoản đầu tư cho vay của mình trên ứng dụng Tima Lender. Như vậy nhà đầu tư sẽ hoàn toàn chủ động được kế hoạch dòng tiền cho mình.

Các hạn chế khi đầu tư tại Tima Lender

1. Ít ngân hàng liên kết, phí giao dịch cao

Đây có lẽ là nhược điểm lớn nhất hiện tại, khi Tima hiện chỉ liên kết 3 ngân hàng để quản lý khách hàng vay là Ngân hàng Nam Á, Ngân hàng Quốc Dân NCB và Ngân hàng Quốc tế VIB. Các ngân hàng này cũng có các phòng giao dịch chủ yếu tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Sẽ là khó khăn với các nhà đầu tư tại tỉnh thành khác.

Cùng với đó chi phí chuyển tiền cho khách hàng cũng bị tính khá nhiều. Với ngân hàng Nam Á, trung bình phí chuyển khoản là 7.700đ cho 1 giao dịch. Đối với ngân hàng Quốc Dân NCB là 9.900đ và Ngân hàng VIB lên đến 15.000đ. Trên thực tế, mỗi khoản vay trên Tima Lender là không quá lớn. Đối với nhà đầu tư nhiều tiền sẽ cần nhiều lần chuyển khoản. Điều này sẽ khiến tốn nhiều phí chuyển khoản hơn. Ước tính nếu đầu tư 100 triệu đồng , mỗi khoản vay khoảng 5 triệu đồng, như vậy sẽ mất 20 lần chuyển khoản. Phí chuyển khoản ước tính từ 160.000 đ đến 300.000 đ.

2. Thời gian thanh toán gốc lãi cho nhà đầu tư chưa linh hoạt

Đối với đầu tư tài chính, thời gian thanh toán là rất quan trọng. Tại Tima Lender, khi khách hàng đầu tư sẽ được thanh toán tiền gốc lãi vào 3 kỳ trong tháng. Bao gồm các ngày 05, 15 và 25 hàng tháng. Sẽ là không có vấn đề gì đối với các nhà đầu tư không quá kỹ tính. Nhưng tính rộng ra việc này có thể làm ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn của nhiều nhà đầu tư. Ví dụ khách hàng thanh toán ngày mùng 10 thì 15 nhà đầu tư mới nhận được tiền. Như vậy nhà đầu tư vừa chậm nhận tiền vừa mất lãi 5 ngày.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp đánh giá của chúng tôi về những ưu nhược điểm khi đầu tư trên Tima Lender hiện tại. Hi vọng trong thời gian tới Tima sẽ hoàn thiện hơn để mang lại nhiều phương án đầu tư ưu việt cho nhà đầu tư hơn.

Xem thêm: Đầu tư trên Tima rủi ro không?

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận