skip to Main Content

Position trading là gì? Những điều cần biết về Position trading

Bên cạnh 3 phong cách giao dịch phổ biến là Day trading, Swing trading và Scalping trading, Position trading là một cái tên ít được biết đến hơn. Tuy nhiên, đây lại là một chiến lược giao dịch cực kỳ hiệu quả dành cho các nhà đầu tư dài hạn và đòi hỏi họ một sự hiểu biết tốt về các nguyên tắc cơ bản của thị trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tất cả những điều bạn cần biết về Position trading.

Position trading là gì?

Position Trading là trường phái giao dịch mua và nắm giữ dài hạn. Thuật ngữ này thường phổ biến trong giao dịch Forex và chứng khoán. Những trader giao dịch theo phong cách Position Trading thì gọi là Position Trader.

Thời gian nắm giữ lệnh mua/ bán của các nhà đầu tư theo chiến lược này được cho là dài nhất trong 4 phương thức giao dịch cơ bản trên thị trường, bao gồm: Day trading, Swing trading, Scalping trading và Position trading.

Các nhà đầu tư forex theo phong cách Position trading có thể nắm giữ lệnh từ vài tuần cho đến vài tháng hoặc vài năm. Trong khi đó, đối với lĩnh vực chứng khoán, một Position trader thường nắm giữ cổ phiếu từ một năm cho đến hàng chục năm.

Đặc điểm của Position trading

  • Position trading dành cho các nhà đầu tư giá trị. Các nhà đầu tư theo chiến lược giao dịch này hầu như không quan tâm đến những biến động ngắn hạn trên thị trường mà chờ đến thời điểm đạt được mức lợi nhuận kì vọng mới bán. Do đó, điều này yêu cầu position trader phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về sản phẩm mà mình mua (cổ phiếu, forex, tiền ảo…), am hiểu nguyên tắc cơ bản của thị trường và tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật giao dịch để tâm lý không bị ảnh hưởng bởi những tin nhiễu trên thị trường.
  • Vì thị trường forex, các cặp tiền tệ biến động liên tục, Position trading thường được dùng trên thị trường chứng khoán và tiền ảo nhiều hơn.
  • Các position trader thường sử dụng phân tích cơ bản để đưa ra quyết định giao dịch, phân tích kỹ thuật chỉ được sử dụng để hỗ trợ xác định một xu hướng dài hạn.
  • Position trader phù hợp với các nhà đầu tư có nhiều vốn. Khi đó, họ sẽ đầu tư mỗi sản phẩm một ít và giữ nó dài hạn. Điều này sẽ giúp trader đa dạng hóa danh mục đầu tư, đồng thời không “đặt hết trứng vào một giỏ” để phân tán rủi ro khi thị trường không đi theo ý muốn.

Chiến lược giao dịch Position trading

Như đã nói, các Position trader chủ yếu dựa vào các phân tích cơ bản trong giao dịch của mình (như chỉ số NFP, GDP, Bán lẻ,…) để đưa ra quyết định giao dịch. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng phân tích kỹ thuật để xác nhận một xu hướng tăng giá.

Dưới đây là một ví dụ minh họa. Giả sử, bạn phân tích các nguyên tắc cơ bản của cặp EUR / GBP và xác định nó sẽ tăng giá. Nhưng, bạn không muốn mua với bất cứ giá nào. Sau một thời gian giảm đột ngột thì thị trường bắt đầu có những giao động có chu kỳ (range). Bạn có thể kẻ 2 đường thẳng Resistance và 2 đường thẳng Support. Nếu như giá đang giao động trong khoảng hỗ trợ (Support) bạn có thể đặt lệnh mua để chờ giá tăng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kèm một số chỉ báo phân tích kỹ thuật cơ bản khác như đường trung bình động (MA). Đường trung bình động đại diện cho giá trung bình trong một khoảng thời gian. Khoảng thời gian đó được chọn để sử dụng tùy vào khung thời gian giao dịch của nhà đầu tư. Đối với các Position trader và những người theo xu hướng dài hạn, đường trung bình động 200 ngày, 100 ngày và 50 ngày là những lựa chọn phổ biến. Bằng cách vẽ đường trung bình động 200 ngày và 50 ngày trên biểu đồ, tín hiệu mua xuất hiện khi MA50 cắt lên trên MA200. Ngược lại, tín hiệu bán xuất hiện khi MA50 cắt xuống dưới MA200.

Đánh giá chiến lược Position trading

Ưu điểm

  • Không mất nhiều thời gian giao dịch vì khung thời gian giao dịch của bạn là dài hạn
  • Ít căng thẳng khi giao dịch hơn vì bạn không quan tâm đến biến động giá ngắn hạn
  • Tỷ lệ risk:reward thường khá tốt do bạn tận dụng được các yếu tố cơ bản để vào lệnh sớm (có thể từ 1 đến 5 trở lên)

Nhược điểm

  • Yêu cầu hiểu biết vững chắc về phân tích cơ bản thúc đẩy thị trường
  • Cần một số vốn lớn
  • Có thể không tạo ra lợi nhuận hàng năm vì số lượng giao dịch thấp

Có một số người có thể sẽ nhầm lẫn Position trading với chiến lược Trend Following. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt đó là các nhà giao dịch theo trường phái Trend Following hoàn toàn sử dụng phương pháp kỹ thuật không sử dụng bất kỳ nguyên tắc cơ bản nào. Ngược lại, các Position trader chủ yếu quyết định giao dịch dựa trên phân tích cơ bản và chỉ dùng phân tích kỹ thuật cơ bản để xác định điểm vào lệnh và xác nhận xu hướng.

Trên đây là những kiến thức bạn cần biết về Position trading. Hi vọng bạn sẽ tìm được chiến lược giao dịch phù hợp với mục tiêu đầu tư, sở thích và năng lực cá nhân.

Chúc bạn thành công!

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận