skip to Main Content

Những điều cần biết về quản lý vốn trong giao dịch tiền điện tử

Chủ đề về quản lý vốn trong giao dịch tiền điện tử là chủ đề khá ít được đề cập đến, ngay cả những tài liệu chính thống như Babypips cũng có cách tiếp cận khá khó hiểu. Pink Blockchain xin chia sẻ kiến thức cơ bản về quản lý vốn trong giao dịch tiền điện tử để giúp một số bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về quản lý vốn của chính mình.

Tại sao quản lý vốn trong giao dịch tiền điện tử lại quan trọng?

Những điều cần biết về quản lý vốn trong giao dịch tiền điện tử

Bất kỳ trader nào cũng có chuỗi lệnh thắng và chuỗi lệnh thua. Ngay cả những trader có kinh nghiệm cũng có thể thua lỗ trong cả 10 lệnh liên tiếp. Nếu không có chiến lược quản lý vốn rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng bay tài khoản, một lỗi khá phổ biến với người mới bắt đầu. Một trong những mục tiêu quan trọng là giữ tài khoản không bị “cháy”. Miễn là bạn vẫn còn tiền, bạn vẫn có thể lấy lại số lỗ.

Nếu lỗ 10% tài khoản, thì bạn phải lãi ít nhất 11.1% để lấy lại số vốn đã mất. Ví dụ tài khoản của bạn có $1.000, bạn lỗ 10% tương đương $100, bạn còn lại $900, như vậy bạn cần lãi 11.1% để lấy lại số vốn ban đầu. Nếu lỗ càng nhiều, bạn phải lãi càng nhiều để lấy lại số vốn ban đầu. Trong trường hợp bạn bay 50% tài khoản bạn cần X2 để lấy lại số vốn.

Một trong nguyên tắc thường dùng đối với người mới bắt đầu là không bao giờ đặt cược (risk) quá 1% số vốn trong một lệnh. Nếu bạn thua 10 lệnh liên tiếp và mỗi lần mất 1% thì bạn vẫn còn 90%. Nếu bạn thua lỗ 100 lệnh liên tiếp với mức 1%, bạn vẫn còn 37% (nhưng điều này gần như không thể). Đối với những trader chuyên nghiệp họ có thể dùng hơn 2%. Hãy xem mức độ giảm tài khoản (drawndown cho 30 lệnh thua lỗ đối với các mức rủi ro khác nhau) dưới đây.

Những điều cần biết về quản lý vốn trong giao dịch tiền điện tử

Điều này có nghĩa bạn chỉ đầu tư 1% vốn cho một lệnh ? Không, hãy theo dõi giải thích chi tiết ở phía sau.

Quyết định ban đầu

Vốn đầu tư, giải sử bạn đã biết bạn sẽ đầu tư bao nhiêu, có thể là $100 hay 1 triệu USD. Điều này không quan trọng, điều cần nhớ là chỉ sử dụng tiền nhàn rỗi, không sử dụng tiền đi vay khi phải trả đúng hạn. Không sử dụng tiền cho các quỹ khẩn cấp, hưu trí, hay học tập của con cái. Hãy đầu tư số tiền bạn sẵn sàng mất, nếu bạn để cảm xúc liên liên quan đến số vốn đầu tư, bạn có thể thua lỗ.

Tìm cặp giao dịch, cho dù là day, swing hay position trader, bạn có thử giao dịch theo tin, phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật hay phân tích tâm lý thị trường, trước khi vào lệnh bạn nên tìm hiểu 4 điều sau:

  • giá vào lệnh,
  • mức dừng lỗ (stop loss),
  • mức độ đặt cược (risk size),
  • khối lượng vào lệnh (budget size).

Đây chính là 4 yếu tố quan trọng của việc quản lý vốn trong giao dịch tiền điện tử.

Những điều cần biết về quản lý vốn trong giao dịch tiền điện tử

Mục tiêu chốt lời (Reward)

Khi vào lệnh, bạn nên xác định mức giá mục tiêu. Để hiểu hơn về vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm RRR (Reward: Risk Ratio).

RRR là chỉ số đo lường khoảng cách từ mức vào lệnh cho đến mức dừng lỗ và mức chốt lời của bạn. Giả sử bạn mua Bitcoin ở mức $8.400, đặt mức dừng lỗ tại $8.000, mức mục tiêu chốt lời tại mức $9.000 thì RRR sẽ là (9000-8400)/(8400 – 8000) =1.5:1, chọn mức chốt lời thường đảm bảo tỷ lệ này lớn hơn 1 sao cho lợi nhuận có thể bù vượt rủi ro. Tuy nhiên đặt cao quá, lệnh chốt lời không khớp được có thể quay đầu khớp lệnh dừng lỗ.

Mức độ đặt cược (risk size)

Từ đầu bài viết, chúng ta chủ yếu mặc định risk size tại mức 1%, tuy nhiên đây chỉ là lời khuyên cho những người mới bắt đầu. Đối với những trader chuyên nghiệp, có lưu lại lịch sử giao dịch của mình rõ ràng thì có thể sử dụng công thức Kelly để tính mức độ rủi ro mà mình chấp nhận.

Risk = p – ((1-p)/r)

Trong đó p là tỷ lệ thắng các lệnh của bạn. Giả sử bạn vào 50 lệnh bạn thắng 20 lệnh thì tỷ lệ p = 20/50 =0.4. Dữ liệu bạn có thể lấy từ lịch sử giao dịch của mình, r là tỷ lệ reward/risk.

Không có hệ thống Quản lý vốn nào hoàn hảo. Hệ thống này sẽ giúp cho bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư một cách hiệu quả qua việc phân bổ vốn hợp lý cho từng lệnh trade, từng đồng tiền điện tử như thế nào cho tối ưu nhất.

Những điều cần biết về quản lý vốn trong giao dịch tiền điện tử

Khối lượng vào lệnh

Bây giờ chúng ta sẽ tính toán khối lượng giao dịch vào lệnh cho mỗi lệnh nhất định như sau:

  • Khối lượng = (vốn * mức độ đặt cược) / (giá vào – mức dừng lỗ)

Ví dụ, nếu bạn có vốn $10.000, bạn muốn mua Bitcoin ở mức giá $8.300, bạn đặt lệnh cắt lỗ ở mức $7.500 với mức độ rủi ro bạn chọn là 1%, khối lượng bạn nên mua = (1%*$10.000)/($8.300-$7.800) = $100/$500 = 0.2 Bitcoin. Vậy có nghĩa là bạn nên mua nhiều nhất 0.2 Bitcoin cho lệnh này, điều này giúp bạn hạn chế tối đa thua lỗ xuống còn 1% tổng số vốn.

Cùng với mức độ rủi ro đó, số vốn $10.000, Bitcoin ở mức giá $8.300 nhưng bạn điều chỉnh cắt lỗ về mức $8.200, khi đó khối lượng bạn có thể vào lệnh là (1%*$10.000)/($8.300-$8.200) = $100/$100 = 1 Bitcoin. Điều này có nghĩa bạn có thể đầu tư thêm và kiếm được nhiều hơn nếu thị trường đi đúng hướng của bạn. Tuy nhiên thị trường tiền tệ mã hóa hết sức biến động, nếu bạn đặt lệnh cắt lỗ quá chặt thì có thể lệnh sẽ sớm bị đá bay khỏi thị trường bởi chiến lược săn lệnh cắt lỗ của cá mập.

Nếu bạn thực hiện short thì lệnh sẽ được đảo lại 1 chút, phần mẫu sẽ thành mức dừng lỗ – giá vào. Có vẻ hơi mệt mỗi lần bạn vào lệnh bạn lại phải tính toán. Tuy nhiên nếu bạn luôn tuân theo quy tắc này thì hạn sẽ kiểm soát hiểu qua việc thua lỗ.

Theo PinkBlockchain

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận