skip to Main Content

Nợ xấu, nợ quá hạn trên Tima Lender được giải quyết như thế nào?

Khi đầu tư trên các nền tảng cho vay ngang hàng. Ngoài quan tâm đến lợi nhuận thì rủi ro cũng là một yếu tố rất được chú ý. Một trong những rủi ro có khả năng xảy ra cao nhất đó là khách hàng nợ xấu, nợ quá hạn của khách hàng. Mỗi nền tảng đều có giải pháp tối ưu hóa để bảo vệ nhà đầu tư. Trong quá trình trải nghiệm tại nền tảng Tima Lender. Chúng tôi cũng gặp một số trường hợp khách hàng nợ quá hạn và được xử lý đúng theo cam kết. Vậy nợ xấu, nợ quá hạn trên Tima Lender được giải quyết như thế nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.

1. Nợ xấu, nợ quá hạn là gì?

Khi vay tiền tại các tổ chức tài chính như Ngân hàng hoặc công ty cho vay. Khách hàng cần đặc biệt lưu ý đến lịch thanh toán nợ. Tuy nhiên, có thể vì nhiều lý do khác nhau mà khách hàng chậm thanh toán, không thanh toán đúng hạn. Điều này dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu.

Nợ xấu, nợ quá hạn trên Tima Lender được giải quyết như thế nào?

Dựa vào Nghị định 94/2018/NĐ-CP và Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì nợ quá hạn và nợ xấu được hiểu như sau:

Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay (cá nhân hoặc tổ chức) khi đến hạn trả nợ nhưng không thể trả gốc và lãi đúng theo trên hợp đồng. Một số tổ chức tín dụng có thể linh động thời gian đóng chậm từ 1 đến 3 ngày. Tuy nhiên quá khoảng thời gian đó mà khách hàng vẫn chưa thanh toán thì sẽ phát sinh nợ quá hạn.

Nợ xấu hay còn được gọi là nợ khó đòi. Về bản chất, đây chính là khoản nợ quá hạn. Tuy nhiên cụm từ này thường chỉ những khách hàng có thời gian quá hạn thanh toán nợ từ 90 ngày trở lên. Khách hàng vẫn không thanh toán hoặc không thanh toán đủ. Lúc này, khách hàng sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu dựa theo phân loại trên Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia (CIC).

Phân nhóm nợ xấu:

Tùy vào thời gian chậm thanh toán, khách hàng nợ quá hạn sẽ được liệt kê vào các nhóm nợ xấu dưới đây:

  • Nhóm 1 (nhóm nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày
  • Nhóm 2 (nhóm nợ chú ý): Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày ((2 nhóm nợ xấu này vẫn có thể được một số ngân hàng, tổ chức tín dụng hỗ trợ))
  • Nhóm 3 (nhóm nợ dưới tiêu chuẩn): Nợ quá hạn từ 90 đến dưới 180 ngày
  • Nhóm 4 (nhóm nợ nghi ngờ mất vốn): Nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày
  • Nhóm 5 (nhóm nợ có khả năng mất vốn): Nợ quá hạn từ 1 năm trở lên.

Sau khi thông tin được cập nhật trên CIC và phân chia vào các nhóm nợ xấu. Điểm tín dụng cũng như uy tín của khách hàng sẽ bị hạ thấp. Các tổ chức tín dụng sẽ tham khảo thông tin này khi thẩm định khoản vay. Khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn vay vốn.

2. Nợ xấu, nợ quá hạn trên Tima Lender được giải quyết như thế nào.

Đối với nợ xấu, nợ quá hạn trên Tima Lender. Nhà đầu tư được Tima Lender hỗ trợ tối đa trong việc thu hồi nợ gốc và các khoản lãi phát sinh với các biện pháp dưới đây.

Nợ xấu, nợ quá hạn trên Tima Lender được giải quyết như thế nào?

Tima Lender nhắc nhở thu hồi nợ với khách hàng

Đây là biện pháp đầu tiên mà Tima Lender cam kết và thực hiện trong thời gian 90 ngày kể từ ngày đáo hạn khoản vay. Tima Lender sẽ thực hiện các công việc như:

  • Nhắc nhở và thông báo bằng điện thoại, email cho khách hàng hàng tháng.
  • Thông báo bằng văn bản và làm việc trực tiếp với khách hàng.
  • Hợp tác với bên thứ 3 để thu hồi nợ cho nhà đầu tư.

Tùy từng mức độ khác nhau mà Tima Lender sẽ áp dụng các biện pháp thu hồi nợ với khách hàng.

Tima Lender yêu cầu đơn vị bảo hiểm chi trả khoản tiền nợ gốc, lãi cho nhà đầu tư

Với quyền lợi được bảo hiểm khoản vay khi đầu tư trên Tima Lender. Sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày đáo hạn. Khách hàng vẫn không thanh toán nợ gốc và lãi. Lúc này Tima Lender sẽ yêu cầu công ty bảo hiểm thanh toán nợ gốc và lãi cho nhà đầu tư. Kể cả phần lãi phát sinh trong thời gian 90 ngày chờ xử lý nợ trước đó.

Nợ xấu, nợ quá hạn trên Tima Lender được giải quyết như thế nào?

Sau khi đã hoàn thành việc đối soát và thanh toán với bên bảo hiểm. TimaLender sẽ gửi báo cáo đối soát và xác nhận với nhà đầu tư qua email.

Xem thêm: Nhà đầu tư trên Tima được bảo hiểm như thế nào?

Kết luận

Sau thời gian trải nghiệm đầu tư tại Tima Lender, chúng tôi nhận thấy quá trình giải quyết và thu hồi nợ được Tima cũng như đơn vị bảo hiểm thực hiện rõ ràng, minh bạch. Nếu không may gặp trường hợp khách hàng nợ xấu, nợ quá hạn. Nhà đầu tư cũng không cần quá lo lắng. Vì lúc này các thao tác nhắc nhở và thu hồi nợ sẽ được Tima Lender sẽ thực hiện hết cho nhà đầu tư. Cùng với đó đơn vị bảo hiểm cũng có trách nhiệm xử lý bồi thường cho nhà đầu tư nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra. Hi vọng thông qua bài viết các bạn đã có thêm thông tin hữu ích về nền tảng Tima Lender. Chúc các bạn đầu tư hiệu quả.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận