skip to Main Content

Chỉ báo MACD – Những thông tin cơ bản trader nên biết

Đối với các nhà đầu tư sử dụng trường phái phân tích kỹ thuật thì chỉ báo MACD là một công cụ hữu hiệu và dễ sử dụng. Bài viết này là sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản nhất về chỉ báo MACD để bất kỳ trader nào cũng hiểu và biết cách ứng dụng một cách hiệu quả vào giao dịch của mình.

Chỉ báo MACD là gì?

Chỉ báo MACD có tên Tiếng Anh là Moving Average Convergence divergence (Trung bình động hội tụ phân kỳ) là một chỉ báo kỹ thuật phổ biến được phát triển năm 1970 bới Gereal Appel. Đây là một chỉ báo trend-following momentum để xác định xu hướng giao dịch, giúp các trader biết được rằng có 1 xu hướng mới hay không và đó là xu hướng tăng hay giảm.

Các thành phần của chỉ báo MACD

Một biểu đồ MACD được bao gồm 4 thành phần chính:

  • Đường MACD: là EMA12 – EMA26 (Để hiểu thêm về đường EMA vui lòng đọc lại bài viết “Đường Trung bình động – MA”)
  • Đường tín hiệu Signal: là đường EMA9 của đường MACD
  • Biểu đồ Histogram: là đường MACD – đường Signal
  • Đường Zero: Trục mốc số 0.

Chỉ báo MACD - Những thông tin cơ bản trader nên biết.1

Cách chỉ báo MACD hoạt động

Chỉ báo MACD được coi như một công cụ đơn giản và dễ hiểu để phân tích sự thay đổi của giá cả. Trên biểu đồ giá nó được biểu thị như sau:

  • Đường MACD và đường Signal là 2 đường trung bình động, cho thấy xu hướng phát triển của giá.
  • Biểu đồ Histogram dùng để đo mức độ hội tụ/phân kỳ giữa 2 đường trung bình động, cho thấy tốc độ biến đổi giá tại thời điểm xác định là nhanh hay chậm.
  • Đường Zero là mốc để xác định điểm khởi đầu của xu hướng tăng/giảm

Cách sử dụng MACD xác định tín hiệu giao dịch

Các Trader thường có 4 cách sử dụng MACD vào việc xác định tín hiệu mua bán: Điểm giao cắt của đường MACD, Biểu đồ Histogram và sử dụng MACD phân kỳ/hội tụ

1. Điểm giao cắt của đường MACD

1.1. Đường MACD cắt đường Zero

Đường MACD được tạo thành từ đường EMA12 và EMA26. Do đó, khi đường EMA12 cắt EMA26 thì trong chỉ báo MACD ta sẽ nhận thấy lúc này đường MACD sẽ cắt đường Zero. Nhìn hình bên dưới sẽ cho thấy một ví dụ về điểm giao cắt này.

Chỉ báo MACD - Những thông tin cơ bản trader nên biết.2

Khi đường EMA nhanh cắt xuống đường EMA chậm sẽ cho ta tín hiệu mua, và ngược lại. Theo đó, ta sử dụng chỉ báo MACD cắt đường Zero vào giao dịch như sau:

  • Tín hiệu mua: MACD cắt đường Zero từ dưới lên
  • Tín hiệu bán: MACD cắt đường Zero từ trên xuống

1.2. Đường MACD cắt đường Signal

Việc áp dụng sự giao cắt giữa đường MACD và đường Zero thường cho tín hiệu khá chậm. Thay vào đó, các trader thường sử dụng sự giao cắt của đường MACD với đường Signal.

Chỉ báo MACD - Những thông tin cơ bản trader nên biết.3

  • Tín hiệu mua: Đường MACD cắt đường Signal hướng lên
  • Tín hiệu bán: Đường MACD cắt đường Signal hướng xuống

2. Sử dụng biểu đồ Histogram

Biểu đồ Histogram chính là khoảng cách của đường MACD và Signal. Khoảng cách giữa 2 đường này càng xa thì độ dài của thanh Histogram càng dài, và ngược lại.

Chỉ báo MACD - Những thông tin cơ bản trader nên biết.3

  • Histogram hội tụ: Khi histogram co rút lại, nghĩa là đường MACD có khuynh hướng tiến lại gần signal. Điều này cảnh báo hướng đi của giá đang có dấu hiệu chậm lại hoặc báo hiệu sự đảo chiều.
  • Sự phân kì: Khi Histogram giãn ra, chiều cao tăng lên (bao gồm cả chiều dương hoặc âm), đây là khi MACD đang tách xa khỏi đường Signal, báo hiệu giá tăng nhanh, mạnh theo xu hướng hiện tại.
  • Tín hiệu mua: Khi Histogram nằm dưới đường Zero và có xu hướng hội tụ về đường Zero.
  • Tín hiệu bán: Khi Histogram nằm trên đường Zero và có xu hướng hội tụ về đường Zero.

Tuy nhiên, Histogram là tín hiệu đi sau giá, nên khi xác định tín hiệu giao dịch, các trader cần kết hợp với hành động giá để xác định đỉnh/đáy để có cơ hội giao dịch tốt hơn.

3. Sử dụng MACD phân kỳ/hội tụ

Với nhiều trader, đây là cách sử dụng MACD hiệu quả nhất. Sự phân kỳ xảy ra khi chuyển động của MACD và giá hoạt động khác nhau.

Chỉ báo MACD - Những thông tin cơ bản trader nên biết.5

  • Tín hiệu mua: Nối 2 đáy của MACD và 2 đáy của biểu đồ giá tạo thành 2 đường hội tụ. Đặc biệt, khi kết hợp với tín hiệu đường MACD cắt Signal hướng lên.
  • Tín hiệu bán: Khi nối 2 đỉnh của MACD và 2 đỉnh của biểu đồ giá tạo thành 2 đường phân kỳ. Đặc biệt, khi kết hợp với tín hiệu đường MACD cắt Signal hướng xuống.

Nhược điểm của tín hiệu MACD

Giống như các chỉ báo kỹ thuật khác, chỉ báo MACD cũng có thể tạo ra các tín hiệu sai. Ví dụ, một tín hiệu tăng giả sẽ là sự giao nhau trong xu hướng tăng, theo sau là sự sụt giảm đột ngột của giá trên thị trường. Một tín hiệu giảm giả sẽ là một tình huống mà có sự giao nhau trong xu hướng giảm, nhưng giá đột ngột tăng lên.

Một chiến lược giao dịch khôn ngoan có thể áp dụng kết hợp nhiều chỉ báo khác nhau, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để lọc ra các tín hiệu giả và xác nhận các tín hiệu thực.

Cách cài đặt chỉ báo MACD trên phần mềm Meta Trader

Để cài đặt chỉ báo MACD trên phần mềm MetaTrader, bạn chỉ cần chọn Insert/Indicator/Custom/MACD và để các thông số theo mặc định (12,26,9).

Chỉ báo MACD - Những thông tin cơ bản trader nên biết.6

Bạn cũng có thể tùy chỉnh màu sắc của đường MACD và Signal theo ý thích ở trong tab Colors:

Chỉ báo MACD - Những thông tin cơ bản trader nên biết.7

Sau khi tùy chỉnh xong, bạn nhấn OK là hoàn thành.

Có thể nói, MACD là một công cụ vừa phổ biến, vừa dễ cài đặt lại có tính chính xác tương đối cao. Với bài viết này, chúng tôi hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc xác định các tín hiệu giao dịch hiệu quả. Để tối ưu hiệu quả của chỉ báo MACD, bạn có thể tìm hiểu và sử dụng kết hợp với các chỉ báo phổ biến khác như Moving Average hay Bollinger Bands…Ngoài ra, bạn có thể thực hành sử dụng chỉ báo MACD trên các tài khoản demo được cung cấp bởi các nhà môi giới, tại đây

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận