skip to Main Content

3 chỉ báo phân tích kỹ thuật forex mọi trader phải biết

Có rất nhiều các chỉ báo phân tích kỹ thuật forex, được chia làm nhiều nhóm khác nhau, để biết và sử dụng nhuần nhuyễn tất cả các chỉ báo thì cần phải trải qua khoảng thời gian dài học tập cũng như trải nghiệm giao dịch thực tế. Bài viết này sẽ giới thiệu về 3 chỉ báo phân tích kỹ thuật forex thông dụng nhất, bất kỳ trader nào cũng nên biết: Moving Average, Bollinger Band, MACD.

  1. Đường Trung Bình Động (Moving Average) – chỉ báo cho phép nhận dạng xu hướng

Đường Trung Bình Động (MA) là chỉ báo xu hướng, giúp xác định điểm vào lệnh và thời điểm xu hướng có thể kết thúc sớm.

Ưu điểm của chỉ báo MA:

  • Giúp nhận diện hướng đi của xu hướng;
  • Phát hiện dấu hiệu đảo chiều xu hướng;
  • Cho thấy các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.

Nhược điểm của chỉ báo MA:

  • Phản ứng chậm hơn so với giá hiện tại (tức sẽ thay đổi chậm hơn so với biểu đồ giá vì chỉ báo này được tính dựa trên cả giá trước đó).

3 chỉ báo kỹ thuật thông dụng

Áp dụng đường MA vào xác định xu hướng:

  • Hầu hết trader đều dùng Đường Trung Bình Động Đơn Giản (Simple MA).
  • Các khoảng thời gian phổ biến nhất dùng trong chỉ báo MA là 200, 100, 50 và 20. Đường MA 200 có thể giúp phân tích xu hướng dài hạn, trong khi đường MA 20 giúp theo dõi xu hướng ngắn hạn.
  • Khi giá nằm bên trên đường MA thể hiện xu hướng tăng, ngược lại, khi giá nằm dưới đường MA thể hiện xu hướng giảm.
  • Các đường MA khác nhau có ảnh hưởng lẫn nhau, thể hiện rõ hơn về xu hướng giá:
    – Khi đường MA ngắn hạn (ví dụ: MA20) cắt lên trên đường MA dài hạn (ví dụ: MA200) thì là xu hướng sẽ tăng giá.
    – Và ngược lại, khi đường MA ngắn hạn cắt xuống dưới đường MA dài hạn là xu hướng giảm giá.
  • Đường MA thể hiện xu hướng giá của một cặp tiền, từ đó cho thấy khi nào nên mua hoặc bán cặp tiền đó. Khi đường MA có xu hướng tăng, ta có thể mua vào và bán ra khi thấy xu hướng giảm.
  1. Bollinger Bands – chỉ báo theo dõi biến động giá

Bollinger Bands là một chỉ báo theo dõi các biến động về giá của các loại chứng khoán, hàng hoá, hoặc là các biến động tỷ giá của các cặp tiền tệ trong thị trường ngoại hối.

Ưu điểm của dải Bollinger Bands:

  • Chỉ báo này có tác dụng lớn trong thị trường đi ngang. Khi đó, có thể dùng các đường chỉ báo này làm đường hỗ trợ và kháng cự để các trader có thể tìm ra điểm vào lệnh.

Nhược điểm của Bollinger Bands:

  • Trong một xu hướng mạnh, giá có thể chỉ nằm trong một Bollinger Bands trong một thời gian dài mà không chuyển sang dải đối nghịch. Vì vậy, không nên dùng Bollinger Bands cho các thị trường có xu hướng.

3 chỉ báo kỹ thuật thông dụng

Áp dụng Bollinger Bands vào giao dịch:

  • Không nên dùng Bollinger Bands nếu không có sự kết hợp với các chỉ báo/công cụ kỹ thuật khác. Bollinger Bands kết hợp tốt với các mô hình nến, đường xu hướng và các tín hiệu hành động giá khác.
  • Vào lệnh: Khi nến chạm Upper Band hoặc Lower Band, giá đóng cửa nằm ở trong Band. Vào lệnh ngay sau khi nến đó kết thúc.
    Chốt lời: Mục tiêu là vùng band giữa (TP1), và Band đối diện (Full TP).
  1. Đường Trung Bình Động Hội Tụ/Phân Kỳ (Đường MACD)

MACD là chỉ báo thể hiện chu kỳ thị trường rất phổ biến. Nó bao gồm 3 thành phần chính:

  1. Đường MACD: EMA (12): Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất trừ EMA (26): Đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất
  2. Đường tín hiệu (Signal) : là đường EMA (9) của đường MACD
  3. Biểu đồ (Histogram): là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD
  4. Đường Zero: Đường kẻ ngang mốc số 0.

3 chỉ báo kỹ thuật thông dụng

Khi đường MACD nằm trên đường signal thì thị trường đang xu hướng tăng, khi MACD nằm dưới đường signal thì đang xu hướng giảm.

Ưu điểm của đường MACD:

  • Có thể dùng đường MACD cho thị trường có xu hướng lẫn đi ngang.
  • Nếu bạn đã nắm rõ chỉ báo MACD, bạn sẽ dễ dàng hiểu được cách hoạt động của các chỉ báo dao động khác bởi chúng có nguyên tắc khá tương tự.

Nhược điểm của đường MACD:

  • Chỉ báo này có độ trễ so với biểu đồ giá, do đó một số tín hiệu sẽ xuất hiện muộn và thị trường sẽ không dịch chuyển mạnh sau đó.

Có 3 loại tín hiệu cơ bản của chỉ báo MACD:

Đường MACD cắt đường tín hiệu: báo hiệu khả năng thay đổi hướng biến động giá.

  • Nếu đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên thể hiện tín hiệu mua.
  • Nếu đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống dưới, có thể là dấu hiệu giá tiếp tục giảm và được coi như là một tín hiệu bán

Đường MACD cắt đường 0: Đường MACD là sự chênh lệch giá giữa ngắn hạn (thường là chu kỳ 12) và dài hạn (thường là chu kỳ 26). Vì vậy, trong trường hợp đường MACD cắt qua đường 0 , trượt trung bình, nằm trong việc xây dựng các chỉ báo, và giao lẫn nhau.

  • Tín hiệu mua: Đường MACD cắt lên trên đường 0
  • Tín hiệu bán: Đường MACD cắt xuống dưới đường 0

Hội tụ/Phân kỳ:

  • Nếu giá cả tăng lên còn đường MACD đi xuống thì có nghĩa đợt tăng giá không được chỉ báo khẳng định và nhịp tăng giá sắp kết thúc.
  • Ngược lại, nếu giá cả giảm xuống và đường MACD đi lên thì có nghĩa sự đảo chiều tăng giá sắp xảy ra.

Các chỉ báo phân tích kỹ thuật forex luôn có nhưng ưu và nhược điểm nhất định. Một chỉ báo phân tích kỹ thuật forex riêng lẻ sẽ không thể mang lại một tín hiệu giao dịch chính xác. Vì vậy, để giao dịch thành công, nên kết hợp 2-4 chỉ báo phân tích kỹ thuật forex khi đưa ra quyết định giao dịch.

 

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận