skip to Main Content

Tìm hiểu về các chỉ báo dao động (Oscillators) và động lượng (Momentum) trong phân tích kỹ thuật

Có rất nhiều chỉ báo kỹ thuật có thể giúp bạn phân tích các cơ hội giao dịch theo xu hướng và phạm vi tiềm năng.  Để áp dụng vào giao dịch hiệu quả, bạn phải hiểu đầy đủ về điểm mạnh và điểm yếu của từng công cụ, vì vậy bạn sẽ có thể xác định công cụ nào phù hợp với mình và công cụ nào phù hợp với bạn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới các bạn về bộ chỉ báo dao động (Oscillators) và bộ chỉ báo động lượng (Momentum) phổ biến thường được các nhà giao dịch sử dụng trong phân tích kỹ thuật.

Chỉ báo nhanh (leading indicator) và chỉ báo chậm (lagging indicator)

Có 2 loại chỉ báo:

  • Chỉ báo nhanh (Leading indicator) là một loại chỉ báo dao động (oscillator), đưa ra tín hiệu trước khi xu hướng mới hoặc đảo chiều xảy ra.
  • Chỉ báo chậm (Lagging indicator) là chỉ báo động lượng (momentum),  đưa ra một tín hiệu sau khi xu hướng đã bắt đầu.

Tìm hiểu về các chỉ báo dao động (Oscillators) và động lượng (Momentum) trong phân tích kỹ thuật

Nếu tất cả các chỉ báo nhanh luôn chính xác thì việc kiếm tiền từ forex thật dễ dàng. Tuy nhiên, trên thực tế các chỉ báo nhanh thường đưa ra nhiều tín hiệu sai.

Ngược lại, các chỉ báo chậm chỉ đưa ra tín hiệu sau khi giá đã thay đổi rõ ràng đang hình thành một xu hướng. Nhược điểm là bạn phải vào lệnh chậm hơn thị trường một chút.

Thường thì mức tăng lớn nhất của một xu hướng xảy ra trong một vài nến đầu tiên, do đó, bằng cách sử dụng một chỉ báo chậm, bạn có thể bỏ lỡ phần lớn lợi nhuận.

Cách sử dụng chỉ báo dao động (oscillator) để cảnh báo kết thúc xu hướng

Một bộ chỉ báo dao động (oscillator) bao gồm: Stochastic, Parabol SAR và Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI).

Bộ chỉ báo này báo hiệu sự đảo chiều có thể xảy ra và giá đã sẵn sàng để thay đổi hướng.

Bộ chỉ báo này thường đưa ra tín hiệu khá nhanh. Tuy nhiên, nếu không kết hợp đầy đủ các tín hiệu hoặc các tín hiệu đưa ra không thống nhất một xu hướng, tín hiệu có thể không chính xác gây thua lỗ khi giao dịch.

Ví dụ 1: Bộ chỉ báo dao động thường đưa ra tín hiệu giao dịch khá sớm.

Chúng ta áp dụng cả 3 chỉ báo dao động Stochastic, Parabolic SAR và RSI vào biểu đồ ngày của GBP/USD.

Trên biểu đồ, cả ba chỉ báo đều đưa ra tín hiệu BUY vào cuối tháng 12. Giao dịch đó sẽ mang lại lợi nhuận khoảng 400 pips. 

Tìm hiểu về các chỉ báo dao động (Oscillators) và động lượng (Momentum) trong phân tích kỹ thuật

  • Sau đó, trong tuần thứ ba của tháng 1, Stochastic, Parabolic SAR và RSI đều đưa ra tín hiệu SELL. Sự sụt giảm kéo dài 3 tháng sau đó, mang lại một giao dịch SELL với lợi nhuận rất lớn.
  • Khoảng giữa tháng 4, cả ba bộ dao động đã đưa ra một tín hiệu SELL khác, sau đó giá đã tạo ra một đợt giảm giá mạnh khác.

Ví dụ 2: Nếu không kết hợp đầy đủ cả 3 chỉ báo dao động, tín hiệu giao dịch có thể không chính xác.

Tìm hiểu về các chỉ báo dao động (Oscillators) và động lượng (Momentum) trong phân tích kỹ thuật

  • Parabolic SAR đã đưa ra tín hiệu SELL vào giữa tháng 2 trong khi Stochastic cho thấy tín hiệu BUY và chỉ báo RSI không đưa ra bất kỳ tín hiệu mua hoặc bán nào tại thời điểm đó.

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy rằng có rất nhiều tín hiệu sai xuất hiện:

  • Trong tuần thứ hai của tháng Tư, cả Stochastic và RSI đều đưa ra tín hiệu SELL trong khi Parabolic SAR không đưa ra tín hiệu giao dịch. Giá tiếp tục tăng từ đó và bạn có thể sẽ thua lỗ nếu SELL tại thời điểm đó.
  • Bạn sẽ có một khoản lỗ khác vào khoảng giữa tháng 5 nếu bạn giao dịch theo các tín hiệu BUY từ Stochastic và RSI và chỉ cần bỏ qua tín hiệu SELL từ Parabolic SAR.

Do đó, nếu bạn có thể nhận được các tín hiệu mâu thuẫn, biểu đồ không có đáp ứng tất cả các tiêu chí của bạn, thì bạn hãy đừng vội tham gia giao dịch!

Cách sử dụng chỉ báo động lượng (momentum) để xác nhận xu hướng

Các chỉ báo để xác nhận xu hướng là MACD và MA.

Mặc dù các chỉ báo này phát hiện và xác nhận xu hướng có độ trễ, tuy nhiên nó thường khá chính xác.

Cũng tương tự như bộ chỉ báo dao động, bộ chỉ báo động lượng sẽ đưa các tín hiệu sai nếu không kết hợp đầy đủ cả 2 chỉ báo động lượng.

Tìm hiểu về các chỉ báo dao động (Oscillators) và động lượng (Momentum) trong phân tích kỹ thuật

  • Trên biểu đồ ngày của GBP/USD, chúng ta sử dụng EMA10 (màu xanh), EMA20 (màu đỏ) và chỉ báo MACD.
  • Vào khoảng ngày 15 tháng 10, EMA10 đã cắt lên trên EMA20,thể hiện xu hướng tăng.Tương tự như vậy, chỉ báo MACD đã cắt nhau đi lên và đưa ra tín hiệu BUY. Nếu bạn vào lệnh BUY, bạn sẽ thu được một khoản lợi nhuận khá tốt.
  • Sau đó, cả hai đường trung bình động và MACD đều cho một vài tín hiệu SELL. Nếu bạn thực hiện giao dịch, các lệnh SELL đó sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ.

Kết luận về chỉ báo dao động và động lượng 

Có hai loại chỉ báo: chỉ báo nhanh (leading) và chỉ báo chậm (lagging).

  • Một chỉ báo nhanh là bộ chỉ báo dao động (oscillator) đưa ra tín hiệu trước khi xu hướng mới hoặc đảo chiều xảy ra.
  • Một chỉ báo trễ là chỉ báo động lượng (momentum) cho tín hiệu sau khi xu hướng đã bắt đầu.
  • Nếu bạn có thể xác định loại thị trường bạn đang giao dịch, bạn có thể xác định chính xác chỉ báo nào có thể đưa ra tín hiệu chính xác và loại nào là vô giá trị tại thời điểm đó. Đây sẽ là một kỹ năng mà bạn sẽ dần dần cải thiện trong quá trình luyện tập giao dịch.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận