skip to Main Content

Cách giao dịch với các mẫu biểu đồ quan trọng trong phân tích kỹ thuật (phần 2)

Trong bài viết trước, Investing.vn đã giới thiệu tới các bạn cách giao dịch với các mẫu biểu đồ cơ bản nhất như: Mô hình đỉnh đôi, đáy đôi, mô hình đầu và vai, mô hình hình nêm. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách giao dịch với một số mẫu biểu đồ khác như: Mô hình hình chữ nhật, mô hình cờ hiệu, mô hình tam giác.

Cách sử dụng mô hình biểu đồ hình chữ nhật để giao dịch đột phá

Mô hình hình chữ nhật là một mẫu biểu đồ được hình thành khi giá bị giới hạn bởi các mức hỗ trợ và kháng cự song song.

Mô hình chữ nhật thể hiện một khoảng thời gian giá thu hẹp lại hoặc dao động giữa xu thế tăng và giảm. Giá sẽ kiểm tra các cấp độ hỗ trợ và kháng cự nhiều lần trước khi phá vỡ mô hình. Từ đó, giá có thể có xu hướng theo hướng đột phá tăng hoặc giảm.

Cách giao dịch với các mẫu biểu đồ quan trọng trong phân tích kỹ thuật (phần 2)

Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rõ rằng giá bị giới hạn bởi hai đường kháng cự và hỗ trợ song song với nhau. Các nhà giao dịch sẽ vào lệnh khi giá phá vỡ đường kháng cự hoặc hỗ trợ.

Mô hình hình chữ nhật giảm giá

Một mẫu biểu đồ hình chữ nhật giảm giá được hình thành khi giá thu hẹp lại trong một xu hướng giảm.

Cách giao dịch với các mẫu biểu đồ quan trọng trong phân tích kỹ thuật (phần 2)

Trong ví dụ này, giá đã phá vỡ đáy của mẫu biểu đồ hình chữ nhật và tiếp tục giảm thấp hơn. Nếu đặt một lệnh SELL ngay dưới mức hỗ trợ, chúng ta sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận tốt cho giao dịch này.

Cách giao dịch với các mẫu biểu đồ quan trọng trong phân tích kỹ thuật (phần 2)

Ghi nhớ: Khi giá vượt qua đường hỗ trợ, nó sẽ có xu hướng tiếp tục giảm xuống bằng hoặc nhiều hơn chiều cao của mô hình hình chữ nhật trước đó.

Mô hình hình chữ nhật tăng giá

Dưới đây là một ví dụ về mẫu biểu đồ hình chữ nhật tăng giá. Sau một xu hướng tăng, giá dao động để củng cố xu hướng tăng.

Sau khi giá đột phá ra khỏi mô hình, giá tiếp tục tăng mạnh.

Cách giao dịch với các mẫu biểu đồ quan trọng trong phân tích kỹ thuật (phần 2)Khi giá phá vỡ đường kháng cự, vào lệnh BUY, đặt mục tiêu lợi nhuận bằng khoảng cách với chiều cao của mô hình hình chữ nhật trước đó.

Sau khi giá đã đạt mức giá mục tiêu, khóa một phần lợi nhuận và chuyển stoploss của các lệnh còn lại về mức giá vào lệnh.

Cách giao dịch với mô hình cờ hiệu tăng và giảm

Tương tự như mô hình hình chữ nhật, cờ hiệu là mẫu biểu đồ tiếp tục được hình thành sau khi di chuyển mạnh.

Sau khi di chuyển lên hoặc xuống mạnh, các nhà giao dịch thường tạm dừng một số giao dịch để đánh giá tình hình thị trường trước khi tiếp tục vào thêm lệnh. Do đó, giá thường thu hẹp lại và tạo thành một hình tam giác đối xứng nhỏ, được gọi là mô hình cờ hiệu.

Cách giao dịch với các mẫu biểu đồ quan trọng trong phân tích kỹ thuật (phần 2)

Trong khi giá vẫn đang củng cố, nhiều nhà giao dịch thường quyết định nhảy vào xu hướng mạnh mẽ đang diễn ra, buộc giá phải vượt ra khỏi đường kháng cự và hình thành mô hình cờ hiệu.

Mô hình Cờ hiệu giảm giá

Mô hình cờ hiệu giảm giá được hình thành trong một xu hướng giảm mạnh. Sau khi giá giảm mạnh, một số người bán sẽ chốt lời một số giao dịch của mình trong những nhà giao dịch khác quyết định vào lệnh tham gia xu hướng, khiến giá dao động một chút.

Khi số người vào thêm lệnh tăng cao hơn, giá phá vỡ đáy dưới của cờ hiệu và tiếp tục di chuyển mạnh xuống dưới.

Cách giao dịch với các mẫu biểu đồ quan trọng trong phân tích kỹ thuật (phần 2)

Như bạn có thể thấy, xu hướng giảm tiếp tục sau khi giá đã phá vỡ khỏi đáy của mô hình cờ hiệu.

  • Vào lệnh: SELL ngay dưới đáy của mô hình cờ hiệu.
  • Chặn lỗ: tại đỉnh của mô hình cờ hiệu.
  • Mức giá mục tiêu: bằng với chiều cao của xu hướng giảm trước đó (còn được gọi là cột buồm).

Bằng cách vào lệnh như trên, chúng ta sẽ thoát khỏi giao dịch ngay lập tức trong trường hợp mô hình cho tín hiệu giả.

Không giống như các mẫu biểu đồ khác, với mô hình cờ hiệu, giá sau khi phá vỡ mô hình cờ hiệu thường di chuyển mạnh hơn nhiều, thông thường sẽ bằng với xu hướng giảm trước đó.

Mô hình Cờ hiệu tăng giá

Trong mô hình cờ hiệu tăng giá, sau khi giá hợp nhất một thời gian ngắn, giá sẽ tiếp tục tăng mạnh trở lại.

Cách giao dịch với các mẫu biểu đồ quan trọng trong phân tích kỹ thuật (phần 2)

Trong ví dụ này, giá đã tăng mạnh trước khi chậm lại và sau đó lại tiếp tục tăng vọt.

Cách giao dịch với các mẫu biểu đồ quan trọng trong phân tích kỹ thuật (phần 2)

  • Vào lệnh: BUY khi giá phá vỡ lên trên mô hình cờ hiệu
  • Chặn lỗ: Đáy của mô hình cờ hiệu để tránh tín hiệu tăng giả.
  • Chốt lời: Khi giá tăng bằng với xu hướng tăng trước đó (giá tăng bằng chiều cao cột buồm).

Cách giao dịch mô hình biểu đồ tam giác

Có ba loại mô hình biểu đồ tam giác: đối xứng, giảm dần và tăng dần.

Mô hình biểu đồ Tam giác đối xứng

Mô hình tam giác đối xứng là một mẫu biểu đồ trong đó đỉnh giảm dần và đáy tăng dần sau đó giá hội tụ với nhau đến một điểm trông giống như một hình tam giác. Đây cũng là một mô hình giá hợp nhất.

Cách giao dịch với các mẫu biểu đồ quan trọng trong phân tích kỹ thuật (phần 2)

Trong biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy cả người mua và người bán đều không thể đẩy giá theo hướng của họ. Khi đó các đỉnh sẽ giảm dần và đáy sẽ tăng cao dần.

Khi hai đường trend nối các đỉnh và đáy tiền gần nhau hơn, giá có thể sắp đột phá về một hướng.

  • Vào lệnh: Đặt cả lệnh chờ BUY và SELL
  • Đặt lệnh chờ BUY trên đường kháng cự
  • Đặt lệnh chờ SELL dưới đường hỗ trợ

Khi giá đột phá theo bất kỳ hướng nào lệnh cũng đều được khớp theo hướng đó.

Trong ví dụ này, nếu chúng ta đặt một lệnh chờ phía trên đường kháng cự, chúng ta sẽ có một giao dịch thu được nhiều lợi nhuận.

Nếu đặt một lệnh chờ khác bên dưới đường hỗ trợ, lệnh chờ còn lại cần được hủy ngay khi lệnh đầu tiên được thực hiện.

Mô hình biểu đồ Tam giác tăng dần

Mô hình tam giác tăng dần xảy ra khi có đường kháng cự có độ dốc thấp hơn đường hỗ trợ.

Cách giao dịch với các mẫu biểu đồ quan trọng trong phân tích kỹ thuật (phần 2)

Trong biểu đồ trên, áp lực mua đang tăng lên tạo ra các đáy cao dần, tiến gần về đường kháng cự.

Thông thường, giá thực tế sẽ tăng lên, đường kháng cự sẽ bị phá vỡ. Tuy nhiên, điều đó không phải luôn luôn xảy ra, do đó, ta sẽ đặt lệnh cả lệnh chờ BUY và SELL.

  • Lệnh chờ BUY trên đường kháng cự
  • Lệnh chờ SELL dưới đường hỗ trợ.

Cách giao dịch với các mẫu biểu đồ quan trọng trong phân tích kỹ thuật (phần 2)

Trong biểu đồ trên, cuối cùng xu hướng giảm đã chiếm ưu thế và giá sau đó giảm bằng với chiều cao của mô hình tam giác.

Nếu chúng ta đặt lệnh chờ SELL dưới đáy của tam giác, chúng ta đã có một giao dịch thành công.

Mô hình biểu đồ Tam giác giảm dần

Mô hình tam giác giảm dần ngược lại hoàn toàn với mô hình tam giác tăng dần.

Trong các mẫu biểu đồ tam giác giảm dần, các đỉnh hạ thấp dần, độ dốc cao hơn so với đường hỗ trợ.

Cách giao dịch với các mẫu biểu đồ quan trọng trong phân tích kỹ thuật (phần 2)

Trong biểu đồ trên, giá đang tạo ra đỉnh thấp dần. Thông thường, giá sẽ phá vỡ đường hỗ trợ và tiếp tục giảm.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đường hỗ trợ sẽ quá mạnh và giá sẽ bật lên làm giá tăng mạnh mẽ.

Với mô hình tam giác giảm dần, chúng ta vào lệnh chờ ở cả 2 chiều.

  • Lệnh BUY ở trên đường kháng cự
  • Lệnh SELL ở dưới đường hỗ trợ

Cách giao dịch với các mẫu biểu đồ quan trọng trong phân tích kỹ thuật (phần 2)Trong trường hợp này, giá cuối cùng đã phá vỡ đỉnh trên của mô hình tam giác. Sau khi giá phá vỡ lên trên, giá đã tăng cao bằng với chiều cao của mô hình tam giác.

Xem thêm: Cách Giao Dịch Với Các Mẫu Biểu Đồ Quan Trọng Trong Phân Tích Kỹ Thuật (Phần 1)

Chúng ta đã cùng tìm hiểu về cách giao dịch với các mẫu biểu đồ phổ biến. Với bài viết này, khi gặp các mẫu biểu đồ giá tương tự, bạn sẽ biết cách phản ứng và vào lệnh phù hợp để tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn trong kế hoạch giao dịch của mình.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận