skip to Main Content

Kỹ thuật phân tích đám mây Kumo trong bộ Ichimoku

  1. Học giao dịch với chỉ báo Ichimoku
  2. Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo là gì và ứng dụng của nó trong giao dịch
  3. Chiến lược giao dịch Ichimoku với đám mây Kumo
  4. Quy tắc giao dịch đơn giản nhất cho từng lệnh mua/bán với chỉ báo Ichimoku
  5. Ichimoku toàn tập: chiến lược giao dịch chi tiết từ a-z
  6. Kỹ thuật phân tích đám mây Kumo trong bộ Ichimoku
  7. Giao dịch forex với chỉ báo Ichimoku trên khung thời gian H1
  8. Hướng dẫn cài đặt chỉ báo Ichimoku trên MetaTrader và eToro
  9. Chiến lược giao dịch nâng cao kết hợp Ichimoku với các chỉ báo kĩ thuật khác

Senkou Span AB tạo thành một bộ phận có hình dáng giống đám mây, gọi là mây Ichimoku và đám mây này cũng có tên gọi riêng là Kumo, hay mây Kumo.

Trong các thành phần có trong chỉ báo Ichimoku, đám mây Kumo được coi là thành phần quan trọng nhất bởi chứa nhiều thông tin hữu ích nhất. Nó cung cấp cho trader cái nhìn về mức hỗ trợ/kháng cự, xu hướng của thị trường cũng như mối liên quan giữa giá và xu hướng đó. Đây cũng là thành phần dễ nhìn thấy nhất trong biểu đồ sử dụng ichimoku.

Kỹ thuật phân tích đám mây Kumo trong bộ Ichimoku

Vậy, cụ thể, đám mây Kumo cho ta biết những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Ứng dụng của mây Kumo trong giao dịch

1. Xác định xu hướng giá

Thông thường, các nhà giao dịch thường sử dụng đám mây Ichimoku như một khu vực hỗ trợ và kháng cự, tùy thuộc vào vị trí tương đối của giá.

– Xác định xu hướng hiện tại:

  • Tăng giá: giá nằm trên mây Kumo và 2 đường viền của đám mây sẽ đóng vai trò là hỗ trợ
  • Giảm giá: giá nằm dưới mây Kumo và 2 đường viền của đám mây sẽ đóng vai trò là kháng cự cực mạnh cho giá
  • Đi ngang: giá nằm trong mây Kumo

Kỹ thuật phân tích đám mây Kumo trong bộ Ichimoku

– Xác định xu hướng tương lai

Ngoài giúp các trader xác định xu hướng hiện tại, đám mây cũng cung cấp các mức hỗ trợ / kháng cự có thể được dự báo trong tương lai. Cụ thể:

  • Tăng giá: Senkou Span A nằm trên Senkou Span B
  • Giảm giá: Senkou Span A nằm dưới Senkou Span B
  • Đi ngang: Senkou Span A bằng Senkou Span B

 

Kỹ thuật phân tích đám mây Kumo trong bộ Ichimoku
Trong trường hợp này, Senkou Span A đang nằm dưới Senkou Span B => xu hướng giảm giá trong tương lai

Ứng dụng này khiến cho đám mây Ichimoku được ưa chuộng hơn các chỉ báo kĩ thuật khác bởi đưa ra những tín hiệu cho tương lai, chứ không chỉ cho xu hướng hiện tại.

Thêm vào đó, 2 đường viền của đám mây (Senkou Span A và Senkou Span B) cũng cho biết sức mạnh của xu hướng. Cụ thể:

  • Tăng giá mạnh: mây Kumo tương lai tăng, cả Senkou Span A và Senkou Span B đều hướng lên
  • Tăng giá vừa: mây Kumo tương lai tăng, Senkou Span A hướng lên và Senkou Span B đi ngang
  • Tăng giá yếu: mây Kumo tương lai tăng, Senkou Span A hướng xuống và Senkou Span B đi ngang. Lúc này có thể xảy ra cú hồi hoặc đảo chiều
  • Giảm giá mạnh: mây Kumo tương lai giảm, cả Senkou Span A và Senkou Span B đều hướng xuống
  • Giảm giá vừa: mây Kumo tương lai giảm, Senkou Span A hướng xuống và Senkou B đi ngang
  • Giảm giá yếu: mây Kumo tương lai giảm, Senkou Span A hướng lên và Senkou B đi ngang. Lúc này có thể xảy ra hồi mạnh hoặc đảo chiều

2. Tín hiệu đảo chiều

Thông thường, nếu giá xuyên qua kháng cự / hỗ trợ đầu tiên của đám mây thì nó sẽ dừng lại và đảo chiều trong vùng của đám mây. Khi diễn ra điều này, các trader lập tức xem xét hành động giá để xác nhận giá có đảo chiều không và xem xét đặt lệnh.

Kỹ thuật phân tích đám mây Kumo trong bộ Ichimoku

Ngoài ra, độ dày/mỏng của đám mây cũng đưa ra tín hiệu về một đợt breakout cho các nhà giao dịch:

  • Mây càng dày, giá càng ít có khả năng breakout thành công, hay nói cách khác mây càng dày thì cản giá càng tốt.
  • Ngược lại, mây càng mỏng thì giá sẽ dễ dàng xuyên qua và đảo chiều.

Kỹ thuật phân tích đám mây Kumo trong bộ Ichimoku

Từ đó, chúng ta sẽ suy ra được rằng: nếu đám mây đang dày mà trở nên mỏng đi thì đó là tín hiệu cho chúng ta biết thị trường sắp đảo chiều và giá có thể xuyên qua một cách dễ dàng. Ngược lại, mây Kumo vẫn còn dày thì trader có thể yên tâm xu hướng có thể vẫn sẽ còn kéo dài.

Trong trường hợp nếu mây càng dày, xác suất thị trường đi ngang càng cao, giá sẽ dao động lên xuống trong một vùng cố định.
Dĩ nhiên, thị trường không phải lúc nào cũng tuyệt đối như thế. Do đó, các bạn cần phải linh hoạt, không nên cứng nhắc 100% vào lý thuyết.

Sự khác biệt giữa đám mây Kumo và chỉ báo Moving Average

Trong khi đám mây Kumo được tạo bởi 2 đường Senkou Span A và B. Trong đó, Senkou Span A là kết quả trung bình cộng của Tenkan-sen và Kijun-sen, được thể hiện trên biểu đồ bằng cách dịch về phía trước 26 phiên. Senkou Span B là bình quân giá cao nhất và thấp nhất của 52 kỳ trước, được đẩy về phí trước 26 kỳ. Do đó, nó tạo thành đám mây được sử dụng để xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự trong tương lai.

Còn đường trung bình động – Moving Average (MA) là đường nối các điểm trung bình của giá đóng cửa của một cặp tiền tệ/mã chứng khoán nào đó trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ: Lấy tổng các mức giá đóng cửa của mã EURUSD trong 20 ngày gần nhất và chia cho 20 ta sẽ có kết quả là giá trung bình của EURUSD trong vòng 20 ngày vừa qua. Đây chính là một điểm MA20 ngày của EURUSD. Mỗi 1 ngày sẽ có 1 điểm MA20 của 20 ngày trước đó, nối các điểm MA20 của các ngày liên tiếp nhau sẽ tạo thành 1 đường gọi là đường Moving Averages (MA).

Có thể dễ dàng thấy, 2 chỉ báo này có cách tính toán khác nhau, cũng vì thế mà chúng sẽ có cách sử dụng khác nhau. Không có chỉ báo nào tốt hơn chỉ báo nào, mà chúng chỉ cung cấp thông tin theo những cách khác nhau. Mỗi chỉ báo sẽ phù hợp với chiến lược và phong cách giao dịch riêng.

Hạn chế của việc sử dụng mây Kumo

Chỉ báo Ichimoku gồm nhiều thành phần, khiến cho biểu đồ thêm phần rối và phức tạp.

Để khắc phục điều này, hầu hết các phần mềm biểu đồ đều cho phép ẩn một số đường nhất định. Ví dụ, bạn có thể ẩn các đường Tenkan-sen, Kijun-sen, và Chickou Span nếu thấy không cần thiết.

Mỗi nhà giao dịch cần xác định thành phần nào cung cấp nhiều thông tin nhất, sau đó cân nhắc việc ẩn các đường khiến bạn rối hoặc mất tập trung.

Điều quan trọng nữa là phải xem xét các xu hướng lớn hơn. Ví dụ: trong một xu hướng giảm mạnh, giá có thể đi lên vào đi vào vào vùng đám mây hoặc lên trên một chút trước khi giảm trở lại. Nếu chỉ tập trung vào đám mây Kumo hay chỉ báo Ichimoku, có thể bạn sẽ bỏ lỡ bức tranh lớn phản ánh xu hướng dài hạn của nó.

Do vậy, các nhà giao dịch nên sử dụng đám mây Ichimoku kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để tối đa hóa lợi nhuận và tính chính xác của quyết định giao dịch. Ví dụ: chỉ báo này thường được kết hợp với chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) – được sử dụng để xác nhận động lượng theo một hướng nhất định.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận