skip to Main Content

Chỉ báo RSI và cách sử dụng RSI trong giao dịch

Để chiến thắng thị trường tài chính nói chung và forex nói riêng, nhà đầu tư cần tích lũy cho mình những kiến thức và kinh nghiệm giao dịch cần thiết, đặc biệt là kỹ năng áp dụng những chỉ báo kỹ thuật vào chiến lược giao dịch của mình. Chỉ báo RSI là một trong những chỉ báo phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật, nhằm hỗ trợ xác định xu hướng và đảo chiều. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chỉ báo RSI trong bài viết này.

Chỉ báo RSI là gì?

Chỉ báo RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định. RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên và biên dưới dao động 0-100. Đường trung bình nằm giữa màu xám 50.

Hiện nay RSI cơ bản sử dụng period 14, có nghĩa là được tính qua 14 cây nến. Như vậy, RSI sẽ được tính chỉ khi có dữ liệu giá từ 14 cây nến trở lên. Và mức giá được sử dụng để tính toán là giá đóng cửa.

Cách bật chỉ báo RSI trong nền tảng giao dịch Meta Trader

Để bật chỉ báo RSI, bạn chỉ cần thực hiện các bước đơn giản sau:

Chỉ báo RSI và cách sử dụng RSI trong giao dịch.1

  • Mở cửa sổ giao dịch Meta Trader
  • Chọn Insert/Indicator/Oscillator/Relative Strength Index

Chỉ báo RSI và cách sử dụng RSI trong giao dịch.2

1 cửa sổ Pop-up hiện lên, cho phép bạn tùy ý cài đặt màu sắc, hiển thị và các đường cơ bản cũng như thông số của RSI

Một số cách sử dụng RSI trong xác định tín hiệu giao dịch

Cách sử dụng RSI cơ bản

RSI là chỉ báo cho thấy tín hiệu quá bán hoặc quá mua. Do đó, đây là công cụ mà các bạn có thể sử dụng để đưa ra quyết định mua/bán thích hợp.

Chỉ báo RSI và cách sử dụng RSI trong giao dịch.3

  • Khi RSI vượt xuống đường 30 (vùng quá bán), và cắt lên trở lại thì vào lệnh BUY ngay sau khi giá vượt lên trên nến TĂNG trước đó.

Chỉ báo RSI và cách sử dụng RSI trong giao dịch.4

  • RSI vượt lên trên vùng 70 và cắt xuống thì vào lệnh SELL ngay sau khi giá vượt xuống dưới nến GIẢM trước đó

Cách sử dụng RSI nâng cao

Sử dụng RSI theo phân kỳ thường – Regular Divergence

Chỉ báo RSI và cách sử dụng RSI trong giao dịch.5

Phân kỳ kín là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI thì tạo đỉnh thấp, hoặc giá tạo đáy thấp mới nhưng RSI thì tạo đáy cao. Đó là sự “lệch pha” giữa giá và indicator, cho thấy sức mạnh của giá đã yếu dần và có thể cảnh báo sự đảo chiều

Phương pháp này thường dùng để tìm sự đảo chiều của 1 xu hướng

Sử dụng RSI theo phân kỳ kín – Hidden Divergence

Chỉ báo RSI và cách sử dụng RSI trong giao dịch.6

Phân kỳ kín ngược lại so với phân kỳ thường. Khi đó, giá tạo đỉnh thấp nhưng RSI lại tạo đỉnh cao, hoặc giá tạo đáy cao nhưng RSI lại tạo đáy thấp. Đây là phương pháp để tìm điểm vào tiếp trong 1 xu hướng

Vẽ đường xu hướng cho RSI

Chỉ báo RSI và cách sử dụng RSI trong giao dịch.7

Vẽ đường xu hướng cho RSI là là cách để dự đoán điểm đảo chiều sớm. Nếu RSI phá gãy đường xu hướng – trendline – của nó thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy giá đã hết sức, có khả năng đảo chiều.

Vẽ mô hình cho RSI

Chỉ báo RSI và cách sử dụng RSI trong giao dịch.8

Phương pháp này này cũng khá phổ biến với các trader. Các mô hình thường được áp dụng trong chỉ báo RSI như: Nêm – wedge hay 2 đỉnh 2 đáy….

Sự đảo chiều được dự báo sẽ xảy ra khi đường RSI phá khỏi mô hình

Một số lưu ý khi sử dụng chỉ báo RSI

Chỉ báo RSI khi kết hợp cùng với các chỉ báo khác sẽ giúp các nhà giao dịch ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng chỉ báo RSI cần lưu ý một số điểm sau:

  1. RSI chỉ có ý nghĩa dự báo một tín hiệu, không phải là sự khẳng định về đảo chiều.
  2. RSI không phải là công cụ chính xác trong mọi trường hợp, bạn cần lưu tâm đến các yếu tố khác của thị trường.
  3. Khi RSI chạm vùng quá mua, các bạn không nên hiểu là chúng ta đang ở vùng đỉnh và cần chốt lời ngay. RSI >70 chỉ cho chúng ta biết thị trường đang rất hưng phấn, và khi đó chúng ta cần cẩn trọng. Chúng ta có thể xem thêm các chỉ báo khác để xem liệu rằng “sự hưng phấn” của thị trường còn có thể tiếp tục không, vùng quá mua này có tiếp tục tăng không.
  4. Ngược lại với tín hiệu quá mua, khi tín hiệu quá bán xuất hiện chúng ta cũng có thể lưu tâm vì có thể thị trường đang hưng phấn bán thái quá, và thị trường có thể sẽ phản ứng lại với việc bán thái quá này bằng việc ngừng giảm, đảo chiều và tăng trở lại. Chỉ là có thể đảo chiều tăng trở lại thôi, chứ không phải là tín hiệu đảo chiều. Đây là tín hiệu quá bán thôi.
  5. Sự đảo chiều từ dự báo của RSI có thể là đảo chiều ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tùy vào mốc thời gian mà bạn xem chart, RSI sẽ có những thông số khác nhau. Do đó, đừng nên chỉ thấy RSI bắt đầu quá bán mà cho rằng thị trường sắp có cú đảo chiều lớn hay ngược lại.

Thực hành giao dịch với chỉ báo RSI trên tài khoản demo được cung cấp bởi nhà môi giới, tại đây.

Investing.vn

Xem thêm: forex

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận