skip to Main Content

Chiến lược giao dịch Ichimoku với đám mây Kumo

  1. Học giao dịch với chỉ báo Ichimoku
  2. Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo là gì và ứng dụng của nó trong giao dịch
  3. Chiến lược giao dịch Ichimoku với đám mây Kumo
  4. Quy tắc giao dịch đơn giản nhất cho từng lệnh mua/bán với chỉ báo Ichimoku
  5. Ichimoku toàn tập: chiến lược giao dịch chi tiết từ a-z
  6. Kỹ thuật phân tích đám mây Kumo trong bộ Ichimoku
  7. Giao dịch forex với chỉ báo Ichimoku trên khung thời gian H1
  8. Hướng dẫn cài đặt chỉ báo Ichimoku trên MetaTrader và eToro
  9. Chiến lược giao dịch nâng cao kết hợp Ichimoku với các chỉ báo kĩ thuật khác

Trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp những chiến lược liên quan đến công cụ này. Vì bộ Ichimoku là tập hợp nhiều indicator nên sẽ có rất nhiều chiến lược hoặc phương pháp liên quan đến những indicator này mà chúng ta có thể khai thác được. Đám mây Kumo sẽ là chủ đề ngày hôm nay.

Chiến lược đám mấy Kumo hay Breakout Kumo là một chiến lược có thể được sử dụng ở đa khung thời gian. Mặc dù vậy, tôi vẫn khuyến nghị các bạn sử dụng cho thời gian càng cao càng tốt. Chiến lược Breakout bằng đám mây Kumo là một phương pháp đơn giản và dễ hiểu nhất trong bộ hệ thống Ichimoku bởi vì đơn giản chúng ta chỉ cần nhìn đám mây và vị trí của nó với giá là sẽ tìm được tín hiệu vào lệnh. Cụ thể, các trader sẽ quan sát giá nằm trên hay nằm dưới Kumo. Tín hiệu MUA sẽ xuất hiện khi giá đóng cửa trên Kumo hiện tại, ngược lại, tín hiệu BÁN sẽ xuất hiện khi giá đóng cửa dưới Kumo hiện tại.

Sơ lược chiến lược là như vậy, nhưng trước tiên thảo luận cụ thể hơn về cách vào lệnh, cách thoát lệnh, cách đặt stoploss, take profit và một số ví dụ cụ thể, mời các bạn xem hình minh họa để dễ hình dung ra chiến lược mà tôi đang nói ở đây.

Chiến lược giao dịch Ichimoku với đám mây Kumo

CÁCH ĐẶT LỆNH

Như các bạn đã thấy trong hình, cách vào lệnh với chiến lược breakout rất đơn giản, khi giá breakout và đóng cửa trên đám mây Kumo thì vào lệnh BUY; khi giá breakout và đóng cửa dưới đám mây Kumo thì vào lện SELL.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nhiều khi sẽ bị đám mây chặn lại, đặc biệt là các đám mây đi ngang, tạo breakout giả và lệnh của bạn sẽ bị hit stoploss. Do đó, để tránh trường hợp này, bạn cần phảo tìm kiếm thêm một công cụ khác để hỗ trợ cho lệnh của bạn, công cụ đó có thể là đường Chikou Span hoặc là kết hợp thêm breakout kháng cự/ hỗ trợ gần với đám mây hiện tại hoặc tìm kiếm lực của giá khi breakout khỏi mây Kumo.

KHI NÀO THÌ THOÁT LỆNH

Thoát lệnh với chiến lược breakout Kumo có thể nói là dễ nhất trong quá trình trade. Trader chỉ cần chờ đợi hoặc là hit stoploss hoặc là chạm take profit là ok. Đặt stoploss và take profit như thế nào thì tiếp tục phần sau nhé.

CÁCH ĐẶT STOPLOSS

Nếu trade theo kiểu breakout Kumo thì stoploss chắc chắn phải đặt bên kia đám mây rồi. Cụ thể:

Nếu giá breakout xuống Kumo, thì đặt stoploss phía trên đám mây khoảng 10 – 20 pips.

Nếu giá breakout lên Kumo, thì đặt stoploss phía dưới đám mây khoảng 10 – 20 pips.

Nếu giá chạm vào khoảng stoploss này, khả năng cao là giá đã đảo chiều.

CÁCH ĐẶT TAKE PROFIT

Theo chiến lược này thì chúng ta sẽ tận dụng sức mạnh của trend để tối đa hóa lợi nhuận, do đó, chúng ta sẽ không chốt lời cho đến khi có tín hiệu từ price action hoặc mô hình giá báo hiệu xu hướng sắp kết thúc và đảo chiều.

Phần chiến lược đã xong, bây giờ tôi sẽ post hình minh họa để cho các bạn hiểu hơn về chiến lược breakout Kumo này.

Chiến lược giao dịch Ichimoku với đám mây Kumo

Cùng nhau phân tích case study này nhé, với cặp AUDUSD chúng ta thấy giá đã giảm xuống và breakout đám mây tại điểm A cho tín hiệu SELL. Tuy nhiên, để phòng trường hợp breakout giả, chúng ta nên xem xét liệu giá có đang breakout luôn kháng cự / hỗ trợ tại đó luôn không, nếu có thì đây là một điểm cộng để vào lệnh.

Chúng ta sẽ vào lệnh SELL tại điểm B khi mà cây nến tiếp theo đóng cửa. Đặt stoploss tại điểm C cách đám mây lên phía trên 20 pips.

Lệnh sẽ được thoát ở điểm nào? Để ý, khi trend kết thúc, giá sẽ breakout đi lên đám mây Kumo. Do đó, chúng ta sẽ chờ giá đảo chiều vào đóng cửa bên trên Kumo. Điểm D chính là là điểm thoát lệnh hợp với tiêu chí này.

Tóm lại, trong trường hợp này, trader sẽ chờ điểm A (breakout đám mây), vào lệnh tại B, đặt stoploss tại C và chốt lời tại D.

Trên đây là chiến lược đơn giản về đám mây Kumo, tất nhiên còn rất nhiều chiến lược khác chưa được khai thác vì chúng ta còn những đường Kijun-sen, Tenkan-sen, Chikou Span,… và sự kết hợp giữa chúng. Nếu nhiều bạn quan tâm, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ các chiến lược khác. Hy vọng bài viết hữu ích cho anh em trader.

Theo TraderViet

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận