skip to Main Content

Kỹ thuật định giá cổ phiếu đơn giản, hiệu quả ngay cả những người mới cũng có thể áp dụng

Định giá là một trong những công đoạn quan trọng của phân tích cơ bản doanh nghiệp. Nhờ vào việc định giá mà chúng ta có thể biết được có nên mua cổ phiếu đó ở thời điểm hiện tại không và nên mua cổ phiếu của doanh nghiệp nào hơn.

Trong số các phương pháp giúp định giá một doanh nghiệp hiện nay, một phương pháp khá đơn giản, hiệu quả mà ngay cả những người mới có thể áp dụng được ngay đó là dựa vào giá trị doanh nghiệp (EV).

Kỹ thuật định giá cổ phiếu đơn giản mà hiệu quả ngay cả những người mới cũng có thể áp dụng

Hiểu về giá trị doanh nghiệp (EV)

Giá trị doanh nghiệp (EV) đại diện cho toàn bộ giá trị kinh tế của công ty. Cụ thể hơn, EV là giá trị mà nhà đầu tư phải bỏ ra để mua toàn bộ vốn cổ phần, nợ vay của doanh nghiệp và các khoản tiền mặt của công ty.

Và các nhà đầu theo trường phái phân tích cơ bản thường sử dụng EV với 2 mục đích chính, đó là:

  • Để biết doanh nghiệp đó đáng giá bao nhiêu tiền
  • Để định giá doanh nghiệp bằng cách so sánh giá trị doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác.

Để tính EV, bạn có thể áp dụng công thức đơn giản sau:

EV = Vốn hóa thị trường + giá trị nợ (tổng nợ) – tiền và các khoản tương đương tiền

Vì dụ, nếu một công ty có 10 triệu cổ phiếu, mỗi cổ phiếu hiện đang được bán với giá 25 đô la, thì giá trị vốn hóa thị trường là 250 triệu đô la. Con số này cho bạn biết bạn sẽ phải trả những gì để mua toàn bộ cổ phần của công ty. Tuy nhiên, số tiền đó chưa phải số tiền chính xác bạn phải bỏ ra để mua lại doanh nghiệp vì nó chưa bao gồm các khoản nợ mà công ty đang có. Giả sử công ty đang có khoản nợ 25 triệu đô la và 0 có khoản tiền mặt thì số tiền bạn phải bỏ ra đó là: EV = 250 +25 – 0 = 275 (triệu đô la)

Vai trò của Nợ và Tiền mặt trong việc xác định giá trị doanh nghiệp (EV)

Giá trị doanh nghiệp (EV) bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi giá trị nợ và số lượng tiền mặt trong công ty.

Giả sử có hai công ty A và B cùng có giá trị vốn hóa thị trường như nhau là 250 triệu đô la. Công ty A không có nợ còn công ty B thì nợ 30 triệu đô la. Công ty A có 10 triệu tiền mặt, trong khi công B không có tiền mặt.

Công tyAB
Vốn hóa thị trường (triệu USD)250250
Nợ (triệu đô la)030
Tiền mặt (triệu đô la)100
Tiền mặt (triệu đô la)240280

Như vậy, nếu tính theo công thức EV, công ty A rẻ hơn công ty B chưa kể công ty B sẽ phải trả lãi mỗi năm (cổ phần ưu đãi hay trái phái chuyển đổi cũng nên được tính là nợ để tiện tính toán vì mỗi nằm cũng đều phải trả lãi).

Chính vì vậy, so với giá trị vốn hóa thị trường – là giá cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu đang lưu hành, giá trị doanh nghiệp cho chúng ta cái nhìn chính xác và cụ thể hơn. Bởi vốn hóa thị trường không thể hiện đúng giá trị của một công ty bởi nó loại bỏ rất nhiều yếu tố quan trọng, chẳng hạn như nợ của một công ty và khoản tiền mặt của nó.

Các chỉ số quan trọng liên quan đến giá trị doanh nghiệp để định giá cổ phiếu

Để định giá một doanh nghiệp, nếu chỉ dựa vào P/E của một công ty thì khó có thể quyết định có nên mua cổ phiếu của công ty đó hay không. Thay vào đó, bạn có thể kết hợp các hệ số bao gồm EV, chẳng hạn như hệ số giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EV/EBIT) và giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EV/EBITDA) bên cạnh P/E.

EV/EBIT và EV/EBITDA được sử dụng để xác định xem doanh nghiệp hiện có giá trị trên thị trường cao hay thấp hơn giá trị thực của nó. Tỷ lệ của các chỉ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp đang bị thị trường đánh giá thấp giá trị (undervalued), còn nếu hai tỉ số này càng cao chứng tỏ thị trường đang đánh giá quá cao doanh nghiệp (overvalued).

Hai tỉ số này rất hữu ích khi so sánh các doanh nghiệp vì nó bỏ qua tác động gây nhiễu của chính sách thuế, lãi suất ở từng quốc gia. Hai tỉ số chỉ tập trung phản ánh khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nên nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc so sánh các công ty. EV/EBIT và EV/EBITDA còn thường được hay dùng trong các thương vụ mua bán, sát nhập doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hai tỉ số này thấp được coi như là một món hời để đầu tư.

Ví dụ

So sánh 2 cổ phiếu: Air Macklon và Cramer Airlines. Với giá 45 USD/cổ phiếu, Macklon có giá trị vốn hóa thị trường là 13,5 tỷ USD và tỷ lệ giá trên thu nhập (P / E) là 10. Nhưng bảng cân đối kế toán cho biết công ty đang có gần 30 tỷ USD nợ ròng. Vì vậy, EV của Macklon sẽ là 43,5 tỷ đô la, hay gần 13 lần EBIT của nó là 3,4 tỷ đô la.

Ngược lại, Air Cramer có giá cổ phiếu là 23 USD/cổ phiếu và vốn hóa thị trường là 6,1 tỷ USD, và hệ số P/E là 20, gấp đôi so với Air Macklon. Nhưng Cramer nợ ít hơn nhiều – nợ ròng của nó là 3,5 tỷ đô la, EV là 9,6 tỷ đô la và tỷ lệ EV/EBIT của nó chỉ là 10.

Tính riêng vốn hóa thị trường, Air Macklon có vẻ chỉ bằng một nửa giá của Cramer Airlines. Nhưng dựa vào EV, bao gồm những dữ liệu quan trọng như nợ và tiền mặt, Cramer Airlines đã định giá trên mỗi cổ phiếu thấp hơn nhiều. Khi thị trường dần dần mở rộng, Cramer được đánh giá là khoản đầu tư hấp dẫn hơn.

Giá trị của EV nằm ở khả năng so sánh các công ty có cấu trúc vốn khác nhau. Bằng cách sử dụng giá trị doanh nghiệp thay vì giá trị vốn hóa thị trường để xem xét giá trị của một công ty, các nhà đầu tư có được dự đoán chính xác hơn về việc liệu một công ty có thực sự bị định giá thấp hay không, qua đó quyết định có nên mua cổ phiếu của công ty đó hay không. Ở bài học sau, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa và cách sử dụng EV/EBITDA trong định giá cổ phiếu.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận