skip to Main Content

Cơ chế Sandbox là gì? Có tác động gì đến lĩnh vực P2P Lending ở Việt Nam

Trong Quyết định 999/QĐ-TTg ngày 12-08-2019 của Thủ tướng Chính phủ. Đã phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Đây cũng là lần đầu tiên cơ chế “Sandbox”được giới thiệu. Có thể nói khái niệm “Sandbox” còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên trong thời đại công nghệ hiện đại như hiện nay. Sự xuất hiện của Sandbox là điều tất yếu. Cơ chế Sandbox được xây dựng sẽ có nhiều tác động đến các mô hình kinh doanh mới. Đặc biệt có thể kể đến lĩnh vực P2P Lending. Vậy cơ chế Sandbox là gì? và có những tác động gì đến các doanh nghiệp P2P Lending. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này.

Cơ chế Sandbox với P2P Lending

1. Cơ chế Sandbox là gì?

Cụm từ “Sandbox” theo nghĩa đen dùng để chỉ 1 cái khung có kích thước khoảng 1-2m2. Bên trong chứa đầy cát (Sand: Cát, Box: Khung). Theo lịch sử thì trước đây, người Hy Lạp cổ dùng nó để viết hoặc vẽ, tính toán trên cát. Sau đó có thể dễ dàng xóa đi để thực hiện lại. Về sau tại Âu Mỹ, Sandbox được dùng làm chỗ để trẻ em vui chơi. Bọn trẻ có thể tha hồ vui chơi với đủ trò trong cái khung cát đó. Từ xây lâu đài, viết vẽ v.v.. Chơi trong khung cát này, bọn trẻ vừa được an toàn hơn và không gây ảnh hưởng đến xung quanh.

Từ ý nghĩa ban đầu, sandbox lan sang các lĩnh vực khác như tin học, kỹ thuật hoặc chính sách. Trong tin học, Sandbox là một môi trường cô lập. Được dùng để thử nghiệm các phần mềm mới mà không ảnh hưởng đến hệ thống chung. Tương tự như vậy, về mặt chính sách thì Cơ chế Sandbox (Regulatory sandbox) là khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới. Trong phạm vi và thời gian xác định, dưới sự giám sát của các nhà quản lý để đánh giá. Kiểm nghiệm và điều chỉnh trước khi trở thành một chính sách chung.

Cơ chế Sandbox với P2P Lending tại Việt Nam

Cơ chế Sandbox tại Việt Nam

Vào năm 2012, Regulatory sandbox ra đời tại Mỹ dưới hình thức khung điều chỉnh thử nghiệm do Phòng Bảo vệ tài chính khách hàng (CFPB) tại thiết lập với tên gọi “Project Catalyst”. Năm 2015, Cơ quan Điều hành tài chính (FCA) tại Anh đưa ra khái niệm “điều chỉnh thử nghiệm – regulatory sandbox”. Từ đó đã có hơn 30 quốc gia đã áp dụng cơ chế này.

Cơ chế sandbox với P2P lending việt nam

Tại Việt Nam, Cơ chế Sandbox chính thức được Chính phủ gọi tên và chỉ đạo các Bộ, ban ngành tiến hành các nghiên cứu, đề xuất khung pháp chế thử nghiệm theo nội dung của Quyết định số 999/QĐ-TTg của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 12/8/2019 về phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ.

Có thể nói, Sandbox là môi trường được tạo ra để các startup công nghệ triển khai thử nghiệm có giới hạn việc ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới tại Việt Nam. Sau thời gian thử nghiệm, cơ quan quản lý sẽ xem xét tác động của nó đến xã hội. Từ đó xem xét để từ chối hoặc chấp nhận cũng như có những quy định pháp lý chính thức cho việc ứng dụng mô hình mới này. Đối với chính phủ, Sandbox cũng giúp chính phủ rút ngắn thời gian nghiên cứu và thử nghiệm để ban hành các quy định, quy chuẩn để điều chỉnh mội vấn đề pháp lý mới.

Mục tiêu của cơ chế Sandbox tại Việt Nam

  • Cho phép một số ít doanh nghiệp thử nghiệm các công nghệ mới. Mô hình kinh doanh mới trong môi trường thực tiễn.
  • Quy định rõ phạm vi không gian, thời gian và điều kiện thử nghiệm
  • Có các phương án dự phòng rủi ro phù hợp để ngăn hậu quả của sự thất bại mà không ảnh hưởng lớn đến xã hội và thể chế.

2. Cơ chế Sandbox và các tác động với thị trường P2P Lending tại Việt Nam

Hiện nay, dự thảo về cơ chế Sandbox cho Fintech chưa được chính thức ban hành. Nếu được ban hành trong thời gian tới. Các vấn đề pháp lý được quy định rõ ràng sẽ giúp cho thị trường P2P Lending phát triển đúng hướng tại Việt Nam.

Việc chưa có sandbox cho P2P lending đã khiến xã hội có cái nhìn tiêu cực về hoạt động này khi xuất hiện ngày càng nhiều app tín dụng đen núp bóng để cho người dân vay với lãi suất cao.

Thực trạng P2P Lending tại Việt Nam

Trong bối cảnh mà nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch. Từ người dân đến doanh nghiệp đều vấp phải những khó khăn. Nhu cầu vay vốn trở nên cấp thiết. Tuy nhiên không phải cá nhân hoặc doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được hồ sơ cho vay của ngân hàng. Do vậy việc tìm đến các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P Lending) là điều dễ hiểu. Cũng chính vì lẽ đó, số lượng các công ty P2P Lending tăng lên đáng kể. Hiện nay có khoảng hơn 100 công ty P2P lending. Trong đó có một số công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc, Singapore, Indonesia.

P2P Lending

Phần lớn các công ty P2P lending tại Việt Nam là công ty cho vay cá nhân tiêu dùng (consumer lending). Có thể kể đến như Tima, Lendbiz, Fiin… Ngoài ra còn có các công ty P2P lending hỗ trợ vốn cho các Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh (Business Lending).

Xem thêm: Những yếu tố để lựa chọn nền tảng đầu tư cho vay ngang hàng chất lượng

P2P Lending bị biến tướng

Lợi dụng sự phát triển của thị trường P2P Lending và chưa có cơ chế rõ ràng. Thời gian qua đã xuất hiện một số công ty thực chất là cho vay cầm đồ, xây dựng app và website riêng lấy danh nghĩa P2P lending để cho vay với lãi suất rất cao và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ tiêu cực.

Một số đối tượng có thể lợi dụng sự biến dạng của mô hình kinh doanh P2P Lending để thực hiện hành vi tội phạm, bất hợp pháp. Có thể kể đến như rửa tiền, hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi, cầm đồ biến tướng…. Đưa ra quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất cạnh tranh để lừa đảo, chiếm dụng vốn của nhà đầu tư.

Điều này gây hệ lụy xấu và dễ bị người dân hiểu sai, đánh giá sai về các công ty P2P lending làm ăn chân chính. Đặc biệt, nếu không được quản lý, giám sát chặt chẽ, thì có thể phát sinh các loại hình biến tướng, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội, và có thể làm gia tăng rủi ro nợ xấu.

Tác động đến thị trường P2P Lending như thế nào

Để quản lý tốt hoạt động cho vay P2P lending, cần có khung pháp lý phù hợp. Hiện nay Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước chủ trì xây dựng cơ chế Sandbox. Thử nghiệm P2P lending tiến tới ban hành khung pháp lý về P2P lending. Khung pháp lý tốt sẽ giúp sàng lọc các công ty P2P Lending mang lại lợi ích cho xã hội. Cơ chế Sandbox sẽ góp phần loại bỏ các hình lừa đảo, phạm pháp đang ảnh hưởng tới các fintech chân chính.

Với thực trạng hiện nay khi mà hợp đồng giữa doanh nghiệp fintech và bên đi vay chỉ là hợp đồng dân sự nên rủi ro cho doanh nghiệp fintech. Khi áp dụng cơ chế Sandbox, một số hoạt động của doanh nghiệp P2P Lengding có thể phải điều chỉnh hoặc thu hẹp. Tuy nhiên điều này giúp hoàn thiện hơn hoạt động P2P Lending tại Việt Nam. Khung pháp lý chuẩn sẽ được ban hành trên cơ sở xem xét các mô hình thử nghiệm. Mô hình cho vay ngang hàng cũng có được niềm tin của xã hội hơn.

3.Lời kết

P2P Lending xuất hiện song song với tốc độ phát triển công nghệ thông tin hiện nay, bên cạnh đó là giải quyết nhu cầu tất yếu của thị trường, giúp mở rộng thêm phạm vi tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay vốn, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Việc phát triển Fintech vì thế là tất yếu, phù hợp trong tình hình hiện nay.

Chính vì vậy việc áp dụng cơ chế Sandbox và xây dựng hành lang pháp lý quy định cụ thể hoạt động lĩnh vực P2P Lending vẫn là rất cấp bách và đặc biệt quan trọng. Điề này sẽ tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp sẽ giúp cho thị trường phát triển lành mạnh và bền vững hơn.

Tham khảo: Top 4 kênh đầu tư cho vay ngang hàng tốt nhất hiện nay tại Việt Nam

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận