skip to Main Content

P2P Lending là gì? Các mô hình P2P Lending tại Việt Nam hiện nay

P2P Lending (Cho vay ngang hàng) được xem là xu thế tất yếu của nền kinh tế chia sẻ. Sự xuất hiện của mô hình P2P Lending đã và đang mang lại làn sóng mới cho thị trường tài chính toàn cầu. Tại Việt Nam cũng vậy, mô hình này đang có sự phát triển mạnh mẽ. Vậy mô hình P2P Lending là gì? Có các loại mô hình P2P Lending nào hiện nay tại Việt Nam? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này.

1. P2P Lending là gì?

Mô hình P2P Lending được viết tắt từ “Peer to Peer” Lending có nghĩa là cho vay ngang hàng. Đây là hình thức kết nối trực tiếp giữa người vay và người cho vay (nhà đầu tư) trên nền tảng trực tuyến. Mà không thông qua các bên trung gian tài chính.

Nói cách khác, P2P Lending là mô hình kinh doanh sử dụng nền tảng online để kết nối nhà đầu tư với khách hàng có nhu cầu vay tiền. Bao gồm hình thức P2P Lending đảm bảo (thế chấp) và không đảm bảo (tín chấp).

Một điểm khác biệt so với các hình thức khác nằm ở việc thẩm định vay của P2P Lending. Việc thẩm định sẽ được tiến hành hoàn toàn trực tuyến. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn đối tác cần vay trên hệ thống có sẵn. Đồng thời dễ dàng theo dõi tình trạng các khoản vay cũng như lợi nhuận của mình.

Theo nhóm nghiên cứu tại Ngân hàng Morgan Stanley. Tổ chức tài chính nổi tiếng bậc nhất nước Mỹ cho rằng. Trong tương lai không xa, mô hình P2P Lending sẽ trở thành xu hướng phát triển rộng khắp thế giới.

Xuất hiện lần đầu trên thế giới từ năm 2005. Cho đến nay mô hình P2P Lending phát triển tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những tên tuổi lâu đời có thể kể đến như: Lending Club, Prosper (Mỹ), Zopa, Funding Circle (Anh),…

2. Các mô hình P2P Lending tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay, P2P Lending đã phát triển ở nhiều dạng thức khác nhau kể từ khi xuất hiện lần đầu ở Anh vào năm 2005. Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật chưa có quy định quản lý riêng và cũng không cấm. Chính vì vậy P2P Lending tại Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ. Một số công ty hoạt động theo kiểu chính thống như Tima, Fiin, Lendbiz…

Còn lại, do hệ thống pháp luật chưa có quy định quản lý riêng điều chỉnh hoạt động này. Từ đó kéo theo nhiều vấn đề phức tạp. Đã xuất hiện những hoạt động biến tướng, vi phạm pháp luật về ngân hàng và tín dụng. Thực tế cho thấy, những biến tướng dễ xảy ra phần nhiều tới từ các công ty nước ngoài có nguồn lực tài chính mạnh như Trung Quốc, Indonesia, Singapore.

Những điều trên khiến thị trường P2P Lending tại Việt Nam chia thành các loại dưới đây:

Mô hình P2P Lending chính thống

Dù chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây nhưng hình thức cho vay trực tuyến đã có những bước nhảy vượt bậc. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp cho vay ngang hàng P2P Lending đang hoạt động. Sự ra đời của mô hình này giúp người dân tiếp cận vốn vay nhanh hơn. Với chi phí thấp hơn và ít thủ tục hơn so với các khoản vay truyền thống.

Trong hoạt động P2P Lending. NĐT (người cho vay) sẽ thu được khoản lợi nhuận cao hơn so với tiết kiệm ngân hàng. Trong khi đó, người vay cũng lại được hưởng mức lãi suất thấp hơn. Đây cũng được xem là giải pháp giúp những người thiếu hiểu biết không bị rơi vào “bẫy” của nạn tín dụng đen.

Theo báo cáo của Stoxplus. Quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam ước đạt 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019. Một thị trường được đánh giá giàu tiềm năng và vô cùng hấp dẫn.

Tuy nhiên, theo thống kê của Ngân hàng thế giới. Có đến 79% người dân khó hoặc không tiếp cận được các dịch vụ tài chính chính thức. Đặc biệt là các khoản vay vốn nhỏ.

Đây cũng chính là cơ hội để “tín dụng đen” len lỏi vào cuộc sống của người dân. Trong khi đó nguồn tiền nhàn rỗi của người dân lại không được tận dụng. Nguồn vốn này được tận dụng tốt sẽ mang lại những lợi ích to lớn hơn cho xã hội. Vì vậy, mô hình P2P Lending được xem là giải pháp hữu hiệu cho cả người vay và NĐT.

Cơ chế Sandbox cho mô hình P2P Lending tại Việt Nam

Ngày 6/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm (Sandbox) có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.

Một thực trạng đáng buồn trong vài năm trở lại đây là tín dụng đen bởi nó không chỉ đe dọa tới cuộc sống của người dân mà còn ảnh hưởng xấu tới các doanh nghiệp Fintech lĩnh vực tài chính ngân hàng chân chính.

Khó khăn khi phát triển P2P Lending

Khi chưa có hành lang pháp lý đầy đủ, hoạt động của các Fintech gặp rất nhiều khó khăn bởi:

Thứ nhất, tâm lý khách hàng. Rất nhiều người dân lo ngại nếu xảy ra rủi ro mất tiền thì ai chịu trách nhiệm cho họ, lúc đó giải quyết theo quy định pháp lý nào? Điều này làm cho số lượng người tham gia cũng bị hạn chế hơn. Chưa khuyến khích được các dòng tiền nhàn rỗi trong dân đưa vào nền kinh tế.

Thứ hai, nhiều tổ chức, cá nhân cả từ nước ngoài đã lợi dụng khoảng trống của pháp lý để tranh thủ lũng loạn thị trường trong những năm gần đây. Họ trá hình dưới vỏ bọc P2P Lending để làm tín dụng đen phi pháp. Tạo ra hình ảnh xấu gây ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech chân chính. Thậm chí bị đánh đồng cho vay online là tín dụng đen, là cho vay nặng lãi.

Thứ ba, nhiều doanh nghiệp lớn muốn bắt tay cùng phát triển với các Fintech trong lĩnh vực P2P Lending nhưng không thể ký kết và triển khai việc hợp tác.

Thứ tư, nhiều doanh nghiệp Fintech không đưa được app lên App Store của Apple bởi phía Apple yêu cầu phải có giấy phép của Ngân hàng nhà nước mới duyệt đưa  lên. Trong khi ở Việt Nam mô hình dịch vụ này lại chưa có quy định pháp lý cụ thể. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho người dùng trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ của các công ty P2P chân chính.

Như vậy, với việc chính phủ ban hành nghị định Sandbox cởi trói cho các doanh nghiệp Fintech. Đây sẽ là cơ hội để các đơn vị P2P Lending Việt Nam phát triển ngay chính trên sân nhà. Sàng lọc và loại bỏ được các tổ chức hoặc cá nhân hoạt động phi pháp để người dùng có thể an tâm sử dụng dịch vụ.

Mô hình P2P Lending biến tướng

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã hội, các doanh nghiệp cho vay ngang hàng P2P Lending đã và đang từng bước hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, các đối tượng tội phạm đang lợi dụng tên tuổi của các đơn vị P2P Lending chân chính. Hoạt động tín dụng đen phi pháp dưới vỏ bọc cho vay online.

Mô hình P2P lending Việt nam

Đi vay tiền, nhưng phải đóng tiền để được vay. Nghe tưởng chừng phi lý nhưng đây lại là câu chuyện có thực đã diễn ra.

Đã từng có khách hàng vay số tiền 50 triệu đồng nhưng phải chuyển 5 triệu đồng vào tài khoản bên cho vay để được duyệt hồ sơ. Sau khi chuyển xong, hệ thống vẫn tiếp tục báo lỗi khiến khoản vay bị treo. Lúc này, bên cho vay lại yêu cầu khách hàng phải đóng thêm 30 triệu đồng để đảm bảo cho số tiền bị treo đó.

Không dừng lại ở đó, các đối tượng lừa đảo còn đưa ra hàng loạt những yêu cầu để buộc nạn nhân phải tin theo như: Điều khoản thay đổi, phí bảo đảm khoản vay, khắc phục lỗi do người vay có liên quan đến chuyển tiền qua mạng game online trúng thưởng, cờ bạc, cá độ, lô đề, tiền ảo,…

Nhận diện lừa đảo

Trước bẫy lừa đảo của các đối tượng lợi dụng hình thức cho vay ngang hàng trực tuyến. Người dân cần nâng cao cảnh giác và nhận diện các app vay tiền uy tín qua những đặc điểm sau:

  • Thứ nhất, gõ từ khóa tìm kiếm tên app/công ty để kiểm tra xem có cảnh báo nào hay không. Một doanh nghiệp uy tín sẽ luôn công khai giấy phép kinh doanh. Thông tin liên hệ cũng như được báo đài hoặc các phương tiện truyền thông đưa tin.
  • Thứ hai, đơn vị cho vay chân chính sẽ minh bạch về các chính sách. Điều khoản hay điều kiện về lãi suất. Cũng như có đội ngũ CSKH hỗ trợ trao đổi thông tin với người vay.
  • Thứ ba, hoạt động vay tiền qua app online sẽ không bao giờ có trường hợp yêu cầu chuyển tiền trước vì bất cứ lý do gì. Vì vậy, khi thấy có những dấu hiệu liên quan đến lừa đảo. Người dân cần báo ngay cho cơ quan chức năng để được xử lý kịp thời.

Những app cho vay an toàn sẽ công khai minh bạch về thông tin mô hình dịch vụ, công ty, mức lãi phí cũng như thời gian trả nợ, các quy định về điều khoản thanh toán… Bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ cho người vay khi chưa có đủ khả năng thanh toán khoản vay.

Lời kết

Trong tương lai, mô hình P2P Lending (cho vay ngang hàng) sẽ còn được dự đoán trở thành trào lưu mới trong giới đầu tư tài chính khi chính phủ đang dần cởi mở hơn với hình thức này. Người dân cũng sẽ có cơ hội tiếp cận dịch vụ vay tiền và đầu tư sinh lời một cách thuận tiện và hiệu quả. Nâng cao chất lượng cuộc sống nhờ bắt nhịp xu thế toàn cầu.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận