skip to Main Content

P2P Lending là gì? Thực trạng tại Việt Nam hiện nay

P2P Lending, hay cho vay ngang hàng là mô hình kinh doanh mới, một loại hình dịch vụ sáng tạo. Được thiết kế và xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số. Với nhiệm vụ kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính như tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong những năm gần đây, mô hình kinh doanh này đã và đang phát triển tại Việt Nam. Vậy cụ thể P2P Lending là gì? và thực trạng hiện nay tại Việt Nam ra sao? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.

P2P Lending là gì?

1. P2P Lending là gì?

P2P lending được viết tắt bởi “Peer-to-peer lending” có nghĩa là cho vay ngang hàng. Theo đó, công ty P2P Lending sẽ cung cấp nền tảng giao dịch trực tuyến. Nền tảng giúp người vay kết nối trực tiếp vay mượn với người cho vay. Toàn bộ hoạt động vay, trả nợ (gốc, lãi) giữa người vay và người cho vay được nền tảng giao dịch trực tuyến ghi nhận và lưu trữ bằng các bảng điện tử, số hoá. Cho vay ngang hàng được thực hiện dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Những công ty hoạt động theo mô hình này sử dụng công nghệ số để thu thập tất cả dữ liệu của cả hai phía người cho vay và người đi vay.

Lợi ích của P2P Lending

Sau nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu mô hình được quản lý tốt. P2P Lending sẽ góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Đặc biệt là tại những nơi hệ thống tài chính chưa phát triển, người dân, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính-ngân hàng với chi phí thấp, ít thủ tục. Cho vay ngang hàng có tiềm năng phát triển rất lớn, giúp các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ tiếp cận tài chính và qua đó góp phần quan trọng giúp các quốc gia trong nỗ lực phát triển tài chính toàn diện. Cụ thể, P2P Lending mang lại những lợi ích như:

  • Đăng ký vay và nộp hồ sơ online.
  • Thẩm định và giải ngân nhanh chóng.
  • Góp phần đổi mới sáng tạo lĩnh vực tài chính đẩy lùi tín dụng đen.

P2P Lending là gì?

Những hạn chế và rủi ro của P2P Lending

Ngoài những lợi ích mà cho vay ngang hàng mang lại thì vẫn còn đó những hạn chế nhất định. Dù là khách hàng đi vay hay người cho vay vẫn có thể đối diện với những rủi ro dưới đây.

Đối với khách hàng

Do khi tiến hành các thủ tục vay vốn, khách hàng cần cung cấp thông tin cá nhân, thậm chí là cả thông tin người thân. Rủi ro bị đánh cắp thông tin là hiện hữu. Điều này có thể bị một số đối tượng xấu lợi dụng. Có nhiều trường hợp, người thân của khách hàng bị làm phiền bởi đơn vị cho vay. Ngoài ra với 1 số đơn vị không uy tín thì khách hàng cũng có thể bị tính lãi suất không theo lời cam kết ban đầu, hoặc phí phạt cao…

Đối với nhà đầu tư cho vay

Do chưa có cơ chế và quy định pháp luật nên hoạt động này vẫn dựa trên hợp đồng dân sự. Rủi ro đối với người cho vay là khách hàng không trả được nợ. Lúc này việc thu hồi nợ là rất khó. Tuy nhiên đã có 1 số công ty liên kết với đơn vị bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư được bảo hiểm khoản vay 100% cả gốc và lãi.

Ở một số quốc gia, cho vay ngang hàng đã bị lợi dụng. Từ đó biến tướng gây bất ổn an ninh kinh tế và xã hội. Thay vì làm trung gian kết nối thông tin, có doanh nghiệp huy động rồi lừa đảo, chiếm dụng vốn. Huy động vốn để cho vay tràn lan, làm phát sinh nợ xấu, mất khả năng thanh toán và thực hiện chức năng thanh toán trung gian bất hợp pháp nhằm chiếm dụng vốn, lừa đảo… Đối với người vay, do không trả được nợ. Để lại những hệ lụy xã hội kéo dài, hết sức nặng nề…

2. Thực trạng của mô hình P2P Lending

Sự phát triển nhanh chóng của mô hình cho vay ngang hàng trên thế giới trong khoảng một thập niên trở lại đây đã tạo ra một kênh cung ứng vốn hoàn toàn mới trên thị trường và góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện phát triển. Tuy nhiên thực trạng mô hình này ở mỗi nơi là khác nhau.

P2P Lending là gì?

Một số Quốc gia trên /thế giới

Kể từ khi xuất hiện lần đầu ở Anh vào năm 2005. Đến nay cho vay ngang hàng đã phát triển ở nhiều quốc gia với nhiều dạng thức khác nhau. Thị trường cho vay ngang hàng P2P Lending toàn cầu được định giá 34,16 tỷ USD. Và được kỳ vọng đạt 589,05 tỷ trước năm 2025 với tốc độ CAGR là 50,2%.

Trong vài thập kỷ qua, thị trường vốn đã chứng kiến nhiều sự thay đổi đáng kể. Trong khi nhu cầu vay vốn ngày càng cao, các chính sách tín dụng vay vốn của ngân hàng lại thắt chặt. P2P Lending là xu hướng trên thế giới, đặc biệt nền tảng cung cấp các giải pháp vay vốn thuận tiện. Tại nhiều quốc gia, các nền tảng P2P Lending được chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh chóng cũng kéo theo nhiều hệ lụy.

Tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, sau một thời gian bùng nổ (trước năm 2016) nay đã có rất nhiều DN cho vay ngang hàng sụp đổ. Lý do bởi nhiều DN lợi dụng hoạt động này để lừa các nhà đầu tư. Thống kê cho thấy, có tới hơn 95% các dự án cho vay ngang hàng ở nước này là giả mạo.

Trước những rủi ro như vậy, nhiều quốc gia đã nghiên cứu, đưa ra chính sách để giám sát và quản lý đối với hoạt động cho vay ngang hàng. Từ tháng 8/2016 đến tháng 12/2017, Chính phủ Trung Quốc đã quy định các biện pháp tạm thời sau đó ban hành các quy định mới đối với hoạt động cho vay ngang hàng. Các quy định quản lý được đưa ra đã khiến số DN cho vay ngang hàng giảm nhanh chóng, từ khoảng 3.500 DN xuống chỉ còn 1.600 DN.

Tại một số quốc gia đông nam á

Ở một số nước Đông Nam Á cũng đang nghiên cứu và ban hành các quy định về P2P Lending. Năm 2016, Ngân hàng Trung ương Thái Lan ban hành Cẩm nang triển khai Khuôn khổ pháp lý thử nghiệm cho vay ngang hàng. Năm 2017, Cơ quan Quản lý dịch vụ tài chính Indonesia ban hành các quy định về cho vay ngang hàng… Mới đây, Cơ quan này còn công bố danh sách 200 DN cho vay ngang hàng bất hợp pháp.

Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, với sự bùng nổ của các Công ty Công nghệ Tài chính (Fintech). Mô hình cho vay ngang hàng xuất hiện cách đây khoảng 6 năm. Hiện  nay, một số công ty đang biết đến nhiều trong hoạt động này như Tima, Lenbiz, Finn… Trong số hàng trăm công ty đang có mặt trên thị trường hiện nay. Chỉ có khoảng hơn 10 công ty được biết đến và được đánh giá là hoạt động uy tín, minh bạch.

P2P Lending là gì?

Cũng do hệ thống pháp luật chưa có quy định quản lý riêng điều chỉnh hoạt động này. Từ đó kéo theo nhiều vấn đề phức tạp. Trong số các doanh nghiệp P2P Lending đang hoạt động hiện nay. Đã xuất hiện những hoạt động biến tướng, vi phạm pháp luật về ngân hàng và tín dụng. Thực tế cho thấy, những biến tướng phần nhiều tới từ các công ty nước ngoài.

Các tồn tại và khó khăn tại Việt Nam

Thực tế thời gian qua tại Việt Nam cho thấy. Có nhiều tồn tại, hạn chế liên quan đến hoạt động cho vay ngang hàng. Có thể kể đến như việc quảng cáo không minh bạch về mức lợi nhuận. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin thiếu chính xác về các rủi ro mà các bên tham gia có thể gặp phải. Đưa ra mức lãi suất cao phi thực tế để lôi kéo người cho vay tham gia… Đặc biệt, nếu xảy ra tranh chấp do việc không đòi được các khoản đã cho vay. Nhà đầu tư có thể mất tiền, khó truy đòi trách nhiệm từ các công ty P2P Lending…

Vậy nên khách hàng cần cân nhắc trước khi cung cấp các thông tin cá nhân để đăng ký vay. Nghiên cứu kỹ các mục đích sử dụng thông tin khi thực hiện giao dịch. Cũng như nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng trước khi ký. Đặc biệt cân nhắc các chi phí phải trả khi tham gia vay trực tuyến, yêu cầu gửi bản sao hợp đồng sau khi ký.

Với nhà đầu tư, cũng cần tìm hiểu kỹ tính hiệu quả, minh bạch và an toàn của nền tảng trước khi đầu tư. Tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn khi bỏ tiền đầu tư.

Lời kết

Mô hình P2P Lending đang khẳng định được những ưu điểm vượt trội trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một số những khó khăn cần giải quyết. Điều này đòi hỏi cần nghiên cứu các mô hình cho vay ngang hàng trên thế giới. Như kinh nghiệm quản lý, giám sát hoạt cho vay ngang hàng. Từ đó xây dựng khung khổ pháp lý tối ưu để phát huy những mặt tích cực của P2P Lending. Đồng thời phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro tác động tiêu cực đến các chủ thể tham gia. Đảm bảo an toàn cho người dân và doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam.

Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư cũng như khách hàng có nhu cầu vay vốn cần cân nhắc kỹ và tính toán cẩn thận để lựa chọn được nền tảng P2P Lending phù hợp. Để tránh rơi vào hệ lụy của cho vay ngang hàng lừa đảo hoặc tín dụng đen. Tìm hiểu kỹ thông tin để chọn được nền tảng uy tín, an toàn và minh bạch.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận