skip to Main Content

Sau khủng hoảng kinh tế, 5 nhà đầu tư “nổi lên như cồn” với pha lội ngược dòng ấn tượng

Từ lịch sử của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cho thấy, hầu hết các nhà đầu tư đều hoang mang và bi quan về khả năng hồi phục của thị trường tài chính. Chính vì lẽ đó, họ bán tháo khỏi thị trường và chấp nhận mất đi cơ may sinh lời vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, có một số ít các nhà đầu tư lại thấy đó là cơ hội và tận dụng thời cơ, thu về hàng triệu, thậm chí hàng tỷ đô la và trở thành “huyền thoại” trong giới đầu tư tài chính. Và trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn 5 nhà đầu tư tài ba nhất với “pha ngược dòng” vô cùng ấn tượng khi nền kinh tế tụt dốc.

Trong khủng hoảng kinh tế, hầu hết nhà đầu tư bán tháo khỏi thị trường, một số người lại thấy đó là cơ hội

Bạn sẽ không thể hiểu hết triết lý và hành động của các nhà đầu tư thành công nếu như không đặt vào bối cảnh những cuộc khủng hoảng tài chính trước đó.

5 nhà đầu tư "nổi lên như cồn" với pha lội ngược dòng đầy ấn tượng

Đối với nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp, những gì đã xảy ra trong cuộc đại khủng hoảng 1929-1930 vẫn còn in đậm trong ký ức. Sự sụp đổ lớn nhất trong lịch sử tài chính của Phố Wall đã được báo trước với cao trào đầu cơ xuất hiện, hàng nghìn người đổ xô đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nhiều người đã vay nợ để mua thêm cổ phiếu, tạo ra một bong bóng không thể kiểm soát.

Cho đến ngày 24/10/1929, cú sốc đầu tiên xảy ra, khi bảng niêm yết giá chứng khoán sụp đổ trong nháy mắt, khiến sự hoảng loạn tài chính lan ra khắp đường phố New York. Ngày “Thứ Hai đen tối” ập xuống, chấm dứt cơn sốt đầu cơ, vốn đã mang lại nhiều lợi nhuận cho những người đầu tư vào sàn chứng khoán. Các ngân hàng phá sản (trong đó có Lehman Brothers), các công ty đóng cửa và hàng trăm nghìn người trắng tay.

Phản ứng của các nhà đầu tư khi nền kinh tế tụt dốc:

Trước tình hình đó, nhiều nhà đầu tư nhận thấy giá trị danh mục đầu tư của họ giảm tới 30% và do đó bán tháo khỏi thị trường trước khi nó chạm đáy và xóa sổ hoàn toàn khoản lợi nhuận. Tuy nhiên, có một số ít các nhà đầu tư lại thấy đây là cơ hội tốt để tăng vị thế của họ trên thị trường với mức chiết khấu vô cùng hấp dẫn. Họ bắt đầu rót vốn và mua vào các sản phẩm tài chính với mức giá thấp. Sau khi khủng hoảng kinh tế kết thúc, họ thu về hàng triệu, hàng tỷ đô la và nắm trong tay khối tài sản “kếch xù”.

Dưới đây là Top 5 nhà đầu tư kiếm bội tiền từ khủng hoảng kinh tế:

1. Warren Buffet

Tỷ phú Warren Buffett là ví dụ tiêu biểu nhất cho giới đầu tư biết cách tận dụng thời cơ khi khủng hoảng kinh tế.

Sau khủng hoảng kinh tế, 5 nhà đầu tư "nổi lên như cồn" với pha lội ngược dòng đầy ấn tượng

Warren Buffett từng chia sẻ: “Bạn sẽ có những khoản mua về tốt nhất khi mọi người đang hoang mang”. Chính vì vậy mà vào tháng 10 năm 2008 khi định chế tài chính lớn của Mỹ rơi rụng, Buffett đã quăng phao cứu sinh cho hàng loạt công ty blue-chip như Mars, Bank of America, Goldman Sachs, Swiss Re, Dow Chemical và General Electric.

Sau 5 năm, theo tính toán của Wall Street Journal, Buffett đã thu về mức lợi nhuận 9,95 tỷ USD  trên số vốn 26 tỷ USD đã bỏ vào 6 công ty. Như vậy, Buffett đã đạt mức lợi nhuận (trước thuế) xấp xỉ 40% trên các khoản đầu tư ông rót vào giữa thời kỳ khủng hoảng.

Ví dụ cụ thể:

Một ví dụ điển hình nhất đó là Goldman Sachs, Warren Buffett đã bỏ ra số tiền 5 tỷ USD để mua lại 50.000 cổ phiếu ưu đãi của ngân hàng này với mức cổ tức hằng năm lên đến 10% (tương đương khoảng 500 triệu USD). Ngoài ra, khi Goldman mua lại số cổ phần này vào tháng 3/2011, Goldman Sachs cũng phải trả thêm mức lãi 500 triệu USD nữa.

Hay như thương vụ rót vào Bank of America cũng mang lại lợi nhuận lớn cho Berkshire. Khoản đầu tư 5 tỷ USD vào Bank of America năm 2011 đã mang về cho Berkshire khoảng 300 triệu USD lợi nhuận trước thuế hằng năm.

Do đó, châm ngôn kiếm tiền ưa thích của vị tỷ phú 83 tuổi càng được minh chứng rõ ràng hơn bao giờ hết: “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam. Và hãy tham lam khi người khác sợ hãi.”

2. John Paulson

Nhà quản lý quỹ đầu cơ John Paulson bắt đầu nổi lên từ cuộc khủng hoảng tín dụng khi thu về 15 tỷ USD nhờ đặt cược vào sự sụt giảm của các giá trị tài sản và bán ra kịp các cổ phiếu xuống dốc.

Sau khủng hoảng kinh tế, 5 nhà đầu tư "nổi lên như cồn" với pha lội ngược dòng đầy ấn tượng

Nhưng đến năm 2009, ông nhanh chóng chuyển hướng đặt cược vào sự phục hồi và thiết lập vị thế trị giá hàng tỷ đô la trong Bank of America (BAC) và khoảng 2 triệu cổ phiếu trong Goldman Sachs. Ngoài ra, ông cũng đầu tư mạnh vào Citigroup (C), JP Morgan Chase (JPM) và một số tổ chức tài chính khác.

Tổng lợi nhuận từ quỹ đầu cơ năm 2009 đem lại cho Paulson khá nhiều, tuy nhiên chủ yếu đến từ các ngân hàng lớn mà ông đầu tư. Danh tiếng mà ông có được trong cuộc khủng hoảng tín dụng cũng giúp mang lại hàng tỷ USD tài sản bổ sung và phí quản lý đầu tư sinh lời cho ông và công ty của mình.

3. Jamie Dimon

Sau khủng hoảng kinh tế, 5 nhà đầu tư "nổi lên như cồn" với pha lội ngược dòng đầy ấn tượng

Mặc dù không phải là một nhà đầu tư cá nhân thực sự, nhưng Jamie Dimon đã lấy nỗi sợ của mình để chiến thắng cuộc khủng hoảng tín dụng, giúp ông thu về khoản lợi nhuận lớn cho JP Morgan.

Vào thời khắc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính, Dimon đã sử dụng sức mạnh của bảng cân đối kế toán của ngân hàng để mua lại Bear Stearns và Washington Mutual. JP Morgan mua lại Bear Stearns chỉ với giá 10 đô la một cổ phiếu, tương đương 15% giá trị của nó từ đầu tháng 3 năm 2008. Vào tháng 9 năm đó, họ cũng mua lại WaMu. Giá mua cũng chỉ bằng một phần nhỏ giá trị của WaMu hồi đầu năm.

Từ mức thấp nhất vào tháng 3/2009, cổ phiếu của JP Morgan đã tăng gấp ba lần trong 10 năm và khiến các cổ đông cũng như CEO của JP Morgan trở nên giàu có.

4. Ben Bernanke

Sau khủng hoảng kinh tế, 5 nhà đầu tư "nổi lên như cồn" với pha lội ngược dòng đầy ấn tượng

Giống như Jamie Dimon, Ben Bernanke không phải là một nhà đầu tư cá nhân. Nhưng với tư cách là người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang (Fed), Bernanke đã dẫn dắt FED để thông qua những nỗ lực cứu nền kinh tế. Ông là chủ tịch ngân hàng trung ương đầu tiên kéo lãi suất cơ bản xuống gần bằng 0, và Bernanke đã thực hiện một loạt các chương trình để đối phó với cuộc khủng hoảng.

Trong thời gian khủng hoảng, FED ra quyết định hạ thấp lãi suất cơ bản liên bang xuống mức thấp nhất (cận 0%) và bắt đầu bơm vốn vào thị trường bằng cách thu mua chứng khoán liên quan đến các khoản vay thế chấp, thị trường nhà đất và tín dụng. Thông qua biện pháp này, khi nền kinh tế dần hồi phục trở lại, nguồn thu từ lợi tức chứng khoán này cũng tăng mạnh.

Một bài báo năm xuất bản năm 2011 đã nêu rõ chi tiết khoản lợi nhuận mà Fed thu được trong năm 2010 (đạt mức 82 tỷ đô la). Con số này đến từ việc mua lại tài sản của Bear Stearns và AIG (mang lại 3,5 tỷ đô la), cùng với 45 tỷ đô la từ 1 nghìn tỷ đô la mua chứng khoán có thế chấp (MBS), và 26 tỷ đô la từ việc nắm giữ nợ chính phủ.

5. Carl Icahn

Carl Icahn là một nhà đầu tư quỹ huyền thoại, được biết đến nhiều nhất với những khoản đầu tư vào chứng khoán và các mã cổ phiếu của doanh nghiệp gặp khó khăn trong thời kỳ suy thoái.

Sau khủng hoảng kinh tế, 5 nhà đầu tư "nổi lên như cồn" với pha lội ngược dòng đầy ấn tượng

Chiến thuật của ông là mua các công ty khi cổ phiếu giảm và đặc biệt là các chuỗi casino. Trong quá khứ, ông đã mua lại chuỗi casino Nevada bao gồm Stratosphere, Boulder Arizona Charlie, Decatur Arizona Charlie và Aquarius Casino Resort trong thời gian khó khăn về tài chính và bán chúng khi điều kiện kinh tế/ngành được cải thiện và thu về khoản lợi nhuận kếch xù (1,3 tỷ USD) tại thời điểm đó, thông qua công ty của ông là Icahn Enterprises.

Thông qua các nhà đầu tư thành công trên, chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm rằng: một nhà đầu tư bản lĩnh và thành công sẽ luôn bình tĩnh trước những biến động của thị trường và biết biến nó thành ưu thế để tận dụng, phát triển. Giống như Warren Buffet đã từng nói “hãy coi biến động thị trường là bạn chứ đừng coi nó là kẻ thù”.

Có một câu nói nổi tiếng thường được dùng để khuyên các nhà đầu tư đó là “mua vào khi thị trường giảm sút”. Tuy nhiên, “nghệ thuật bắt dao rơi” này khá rủi ro và rất nhiều người đã thất bại và thua lỗ nặng nề. Chính vì vậy, bạn cần trau dồi kiến thức, luyện tập giao dịch, và không ngừng học hỏi từ thành công và những thất bại của các nhà đầu tư khác, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân cũng như xây dựng một chiến lược giao dịch hiệu quả.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận