skip to Main Content

Phân biệt xu hướng thoái lui và đảo chiều, cách giao dịch an toàn khi giá đảo chiều

Phân biệt xu hướng thoái lui và đảo chiều

Trong thị trường ngoại hối, nhà giao dịch thường rất hay nhầm lẫn giữa xu hướng thoái lui và đảo chiều. Khi phân biệt được sự khác nhau giữa hai xu hướng này, bạn sẽ dễ dàng chiến thắng và hạn chế được nhiều thua lỗ hơn.

Đã bao giờ bạn giao dịch và bắt gặp kịch bản giá như sau: giá tăng, rồi tiếp tục tăng cao hơn, sau đó giá lại giảm, giảm mạnh hơn và lại tăng trở lại?

Phân biệt xu hướng thoái lui và đảo chiều, cách giao dịch an toàn khi giá đảo chiều

Bạn cho rằng xu thế tăng đang thắng thế? Và xu hướng giảm chỉ là tạm thời? Bạn ngay lập tức vào thêm lệnh BUY? Nhưng thực tế giá không diễn ra như vậy:

Phân biệt xu hướng thoái lui và đảo chiều, cách giao dịch an toàn khi giá đảo chiều

Trên đây là một trường hợp giá có xu hướng thoái lui (Retracement) trong một xu hướng giảm tổng thể.

Đáng tiếc là trường hợp này nhà giao dịch ngoại hối không nhận ra sự khác biệt giữa thoái lui và đảo chiều.

Thay vì kiên nhẫn và đi theo xu hướng giảm, nhà giao dịch tin rằng một sự đảo chiều đang diễn ra và thiết lập lệnh BUY và thua lỗ trong giao dịch này.

Xu hướng thoái lui (Retracement) là gì? 

Một xu hướng thoái lui hay còn gọi là xu hướng hồi lại/hồi quy được định nghĩa là một chuyển động giá tạm thời đi ngược lại xu hướng chính được thiết lập trước đó nhưng sau đó quay trở lại để tiếp tục xu hướng.

Phân biệt xu hướng thoái lui và đảo chiều, cách giao dịch an toàn khi giá đảo chiềuXu hướng đảo ngược (Reversals) là gì?

Xu hướng đảo ngược được định nghĩa là một sự thay đổi trong xu hướng chung của giá cả: Khi một xu hướng tăng chuyển sang xu hướng giảm, hoặc ngược lại, một xu hướng giảm chuyển sang một xu hướng tăng.

Sử dụng ví dụ tương tự như trên, ở đây, cách thức đảo ngược trông như thế nào.

Phân biệt xu hướng thoái lui và đảo chiều, cách giao dịch an toàn khi giá đảo chiều

Hướng dẫn giao dịch với xu hướng thoái lui hoặc đảo chiều

Khi giá có dấu hiệu thoái lui hoặc đảo chiều, nhà giao dịch có ba lựa chọn:

  • Duy trì lệnh đang giao dịch. Điều này có thể dẫn đến một giao dịch thua lỗ nếu giá không phải thoái lui mà là một sự đảo chiều dài hạn.
  • Đóng giao dịch và vào lại lệnh nếu giá bắt đầu có dấu hiệu quay trở lại xu hướng trước đó. Tuy nhiên, nếu giá di chuyển mạnh theo hướng ngược lại, bạn không kịp vào lệnh theo hướng đó thì bạn có thể bỏ lỡ một cơ hội giao dịch tốt.
  • Đóng giao dịch và không vào thêm lệnh. Phản ứng này có thể dẫn đến thua lỗ (nếu bạn vừa vào lệnh và giá ngay lập tức đi ngược chiều với giao dịch) hoặc mang lại lợi nhuận lớn nếu giao dịch của bạn đã đi được một quãng dài trước khi có dấu hiệu đảo chiều (hay thoái lui).

Giá đảo chiều có thể xảy ra bất cứ lúc nào, việc đưa ra quyết định tốt nhất không phải lúc nào cũng dễ dàng. Do đó, các nhà giao dịch chuyên nghiệp thường sử dụng điểm dừng lỗ để quản lý rủi ro, bảo toàn lợi nhuận khi giao dịch theo xu hướng.

Cách nhận biết xu hướng đảo chiều

Phân biệt chính xác giữa xu hướng thoái lui và đảo chiều có thể giúp hạn chế số lượng giao dịch thua lỗ và thậm chí tạo ra cho bạn một số giao dịch thắng.

Một số khác biệt chính trong việc phân biệt xu hướng thoái lui thay đổi giá tạm thời và sự đảo chiều xu hướng dài hạn như sau:

Xu hướng thoái lui: 

  • Thường xảy ra sau những biến động giá lớn.
  • Biến động giá ngắn hạn.
  • Nguyên tắc cơ bản KHÔNG thay đổi.
  • Ít có các mẫu biểu đồ đặc trưng.
  • Trong một xu hướng tăng, xu hướng mua làm cho giá có khả năng trở lại tăng. Trong một xu hướng giảm, xu hướng bán làm cho giá có khả năng giảm.

Xu hướng đảo chiều:

  • Có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
  • Biến động giá dài hạn.
  • Nguyên tắc cơ bản CÓ thay đổi, thường là điều kiện cho sự đảo chiều dài hạn.
  • Có một số mẫu biểu đồ đảo chiều: 2 đỉnh…
  • Trong một xu hướng tăng, có rất ít áp lực mua buộc giá giảm xuống. Trong một xu hướng giảm, có rất ít áp lực bán buộc giá tăng lên hơn nữa.

Cách nhận biết xu hướng thoái lui

Phương pháp 1: Thoái lui Fibonacci

Cách phổ biến nhất để xác định xu hướng thoái lui là sử dụng các mức Fibonacci.

Thông thường, các mức giá lại dao động quanh các mức thoái lui Fibonacci 38,2%, 50,0% và 61,8% trước khi tiếp tục xu hướng chung.

Nếu giá vượt quá các mức này, nó có thể báo hiệu rằng một sự đảo chiều đang xảy ra.

Phân biệt xu hướng thoái lui và đảo chiều, cách giao dịch an toàn khi giá đảo chiều

Trong trường hợp này, giá đã giảm bớt và dừng lại ở mức thoái lui Fib lui 61,8% trước khi tiếp tục xu hướng tăng.

Sau một thời gian, giá lại quay trở lại và ổn định ở mức thoái lui 50% trước khi tiến lên cao hơn.

Phương pháp 2: Điểm xoay (Pivot)

Một cách khác để xem giá có tạo ra sự đảo chiều hay không là sử dụng các điểm xoay.

Trong một xu hướng tăng, các nhà giao dịch sẽ xem xét các điểm hỗ trợ thấp hơn (S1, S2, S3) và chờ nó bị phá vỡ.

Trong một xu hướng giảm, các nhà giao dịch ngoại hối sẽ xem xét các điểm kháng cự cao hơn (R1, R2, R3) và chờ nó phá vỡ.

Nếu bị phá vỡ, một sự đảo chiều có thể xảy ra.

Phân biệt xu hướng thoái lui và đảo chiều, cách giao dịch an toàn khi giá đảo chiều

Phương pháp 3: Đường xu hướng

Khi một đường xu hướng chính bị phá vỡ, một sự đảo ngược có thể diễn ra. Bằng cách sử dụng công cụ kỹ thuật này kết hợp với các mẫu biểu đồ nến, một nhà giao dịch ngoại hối có thể có được xác suất đảo chiều cao.

Mặc dù các phương thức này có thể xác định được sự đảo chiều, nhưng chúng không phải là cách duy nhất. Bạn có thể dễ dàng nhận biết được xu hướng đảo chiều hay thoái lui nhờ vào kinh nghiệm giao dịch thực tế.

Một nhà giao dịch chuyên nghiệp luôn sử dụng điểm chặn lỗ trong quá trình giao dịch ngoại hối. Đó là phương pháp an toàn và đơn giản nhất để hạn chế thua lỗ và bảo vệ lợi nhuận.

Như đã nhắc đến phía trên, sự đảo ngược có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Giá thoái lui có thể biến thành đảo chiều mà không cần cảnh báo trước. Do đó, việc sử dụng các điểm trailling stop trong thị trường xu hướng là rất quan trọng.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận