skip to Main Content

Giao dịch đột phá, và phân biệt tín hiệu đột phá giả mạo

Đột phá là gì và làm thế nào để tận dụng chúng?

Đột phá trong thị trường ngoại tệ xảy ra khi giá phá vỡ sau một xu hướng (trend) hoặc phá vỡ một phạm vi (range). Đột phá cũng có thể xảy ra khi một mức giá cụ thể phá vỡ các mức hỗ trợ và kháng cự, điểm xoay, mức Fibonacci, …

Với các giao dịch đột phá, mục tiêu là tham gia vào thị trường ngay khi giá tạo ra đột phá cho đến khi biến động giảm.

Nếu có biến động giá lớn trong một khoảng thời gian ngắn thì biến động sẽ được coi là cao. Mặt khác, nếu có tương đối ít chuyển động giá trong một khoảng thời gian ngắn thì độ biến động sẽ được coi là thấp. Sự biến động cao là điều thu hút rất nhiều nhà giao dịch ngoại hối, nhưng nó cũng khiến rất nhiều trader thua lỗ lớn.

Mục tiêu ở đây là sử dụng sự biến động trở thành có lợi cho bạn. Thay vì đi giao dịch theo số đông, cố gắng nhảy vào thị trường khi có biến động mạnh, thì bạn nên tìm kiếm các cặp tiền tệ có độ biến động thấp. Bằng cách này, bạn có thể sẵn sàng tham gia giao dịch khi có đột phá xảy ra và thu về lợi nhuận.

Làm thế nào để tìm kiếm các cơ hội giao dịch đột phá

Việc đo lường biến động giá trong một thời gian nhất định có thể được sử dụng để phát hiện các đột phá tiềm năng. Có một vài chỉ báo có thể giúp bạn đánh giá mức độ biến động hiện tại của một cặp tiền tệ. Sử dụng các chỉ báo này có thể giúp bạn rất nhiều khi tìm kiếm cơ hội đột phá.

1. Chỉ báo Moving averages (Trung bình di chuyển)

Đường trung bình có thể là chỉ báo phổ biến nhất được sử dụng bởi các nhà giao dịch ngoại hối và mặc dù đây là một công cụ đơn giản, nhưng nó cung cấp những dữ liệu vô cùng quan trọng.

Nói một cách đơn giản, chỉ báo MA đo lường sự chuyển động trung bình của thị trường trong một khoảng thời gian X bất kỳ.

Ví dụ: Nếu bạn áp dụng SMA20 cho biểu đồ ngày, nó sẽ cho bạn thấy chuyển động trung bình trong 20 ngày qua.

Giao dịch đột phá, và phân biệt tín hiệu đột phá giả mạo

2. Chỉ báo Bollinger Bands

Bollinger Bands là công cụ hiệu quả để đo lường mức độ biến động giá. Các đường bollinger bands về cơ bản là 2 đường được vẽ 2 độ lệch chuẩn trên và dưới đường MA trong một khoảng thời gian X bất kỳ.

Vì vậy, nếu chúng ta đặt Bollinger Bands ở mức 20, chúng ta sẽ có 20 SMA và hai dòng khác. Một dòng +2 chỉ độ lệch chuẩn bên trên đường SMA20 và dòng -2 là độ lệch chuẩn bên dưới SMA20.

Khi các bands thu hẹp lại, thể hiện sự biến động THẤP.

Khi các bands mở rộng ra, cho thấy độ biến động CAO.

Giao dịch đột phá, và phân biệt tín hiệu đột phá giả mạo

3. Chỉ báo Average True Range (ATR)

ATR là một công cụ đo lường mức độ biến động bởi vì nó cho chúng ta biết phạm vi giao dịch trung bình của thị trường trong khoảng thời gian X bất kỳ.

Vì vậy, nếu bạn đặt ATR 20 trên biểu đồ ngày, nó sẽ hiển thị cho bạn phạm vi giao dịch trung bình trong 20 ngày trước đó.

Giao dịch đột phá, và phân biệt tín hiệu đột phá giả mạo

Khi ATR giảm, đó là một dấu hiệu cho thấy biến động đang giảm.

Khi ATR đang tăng, đó là một dấu hiệu cho thấy biến động đang gia tăng.

Các loại đột phá trong giao dịch 

Có hai loại chính đột phá trong giao dịch:

  • Đột phá tiếp tục (Continuation breakouts)
  • Đột phá đảo chiều (Reversal breakouts)

Phân biệt được loại đột phá nào giúp nhà giao dịch nhận biết được sự thay đổi trong cung và cầu của cặp tiền đang giao dịch.

Đột phá tiếp tục (Continuation breakouts)

Trong khi giao dịch, các trader có thể gặp tình huống giá mở rộng theo một hướng. Điều này xảy ra khi người mua và người bán tạm dừng giao dịch để xem họ nên làm gì tiếp theo.

Kết quả là, bạn sẽ thấy một giai đoạn giá dao động giới hạn trong một phạm vi (range) được gọi là hợp nhất (consolidation)

Giao dịch đột phá, và phân biệt tín hiệu đột phá giả mạoNếu các nhà giao dịch quyết định rằng xu hướng ban đầu sẽ tiếp diễn và giá tiếp tục đi theo hướng ban đầu, đó là một đột phá tiếp tục.

Giao dịch đột phá, và phân biệt tín hiệu đột phá giả mạo

Đột phá đảo chiều (Reversal breakouts)

Các đột phá đảo chiều bắt đầu giống như các đột phá tiếp diễn trong thực tế là sau một xu hướng dài, có xu hướng tạm dừng hoặc hợp nhất.

Giao dịch đột phá, và phân biệt tín hiệu đột phá giả mạo

Sự khác biệt duy nhất là sau khi hợp nhất, các nhà giao dịch ngoại hối nhận thấy xu hướng cũ đã hết lực và quyết định giao dịch theo hướng ngược lại, đẩy giá đi theo hướng ngược lại, đó là đột phá đảo chiều.

Giao dịch đột phá, và phân biệt tín hiệu đột phá giả mạo

Đột phá giả mạo

Các đột phá giả mạo xảy ra khi giá vượt qua một mức nhất định (hỗ trợ, kháng cự, đường xu hướng, ….) nhưng không tiếp tục đi theo hướng đó. Đó có thể chỉ là một chuyển động đột biến, sau đó giá ngay lập tức quay trở lại phạm vi giao dịch của nó.

Giao dịch đột phá, và phân biệt tín hiệu đột phá giả mạo

Để giao dịch đột phá an toàn, bạn có thể đợi cho đến khi giá lùi về mức phá vỡ ban đầu và sau đó chờ xem liệu nó có bật trở lại để tạo các đỉnh hay đáy mới hay không.

Giao dịch đột phá, và phân biệt tín hiệu đột phá giả mạo

Một cách khác để không giao dịch khi có các đột phá giả mạo là không thực hiện bước đột phá đầu tiên mà bạn thấy.

Bằng cách chờ đợi để xem liệu giá sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng dự định của bạn, bạn sẽ có các cơ hội giao dịch chính xác hơn.

Nhược điểm của cách giao dịch này là bạn có thể bỏ lỡ một số giao dịch khi giá di chuyển nhanh chóng theo hướng bạn dự định giao dịch mà không có sự dao động.

Trên đây là cách nhận biết các đột phá và đột phá giả mạo trong giao dịch. Để giao dịch hiệu quả hơn với các đột phá, các bạn có thể theo dõi ở bài viết sau của Investing.vn.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận