skip to Main Content

Những rủi ro đầu tư trái phiếu phổ biến nhất

Đầu tư trái phiếu được xem là một trong những hình thức đầu tư an toàn và hiệu quả nhất trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hoặc có các biến động lớn. Tuy nhiên, hình thức đầu tư trái phiếu vẫn tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.

Đọc thêm: 8 ETF trái phiếu tốt nhất nên đầu tư ngay hôm nay

Đầu tư trái phiếu là gì?

Trái phiếu là một khoản nợ mà công ty hoặc tổ chức phải trả lãi cho nhà đầu tư đối với khoản nợ đó. Trái phiếu được tạo ra khi một công ty, chính phủ (trong trường hợp trái phiếu chính phủ )  hoặc tổ chức khác muốn huy động tiền để tài trợ cho một dự án, tăng trưởng hoặc phát triển và muốn sử dụng các nhà đầu tư thay vì ngân hàng để tạo ra các khoản vay.

Đầu tư trái phiếu hiểu cơ bản là thực hiện một giao dịch cho vay với người đầu tư trái phiếu là người cho vay và người phát hành trái phiếu (Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng hay tổ chức tài chính) là người đi vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán cho trái chủ theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.

Đầu tư trái phiếu là khoản đầu tư có thu nhập cố định, hoạt động với lãi suất cố định và thời gian cố định – trong đó công ty, chính phủ hoặc tổ chức sẽ trả lại tiền vay cộng với tiền lãi (trái tức) cho chủ nợ khi hết kì hạn. Vì lý do này, trái phiếu thường được gọi là “chứng khoán thu nhập cố định”, về lý thuyết có thể đáng tin cậy và ít rủi ro hơn là đầu tư vào cổ phiếu. Ví dụ như nếu bạn có một trái phiếu lãi suất cố định ở mức 5% với mệnh giá 10.000 đô la trong 3 năm, bạn sẽ nhận được 500 đô la tiền lãi hàng năm với tư cách là trái chủ và được hoàn trả đủ 10.000 đô la sau 3 năm.

Đầu tư trái phiếu như thế nào?

Các rủi ro đầu tư trái phiếu thường gặp

Rủi ro về lãi suất thị trường

Giá của một trái phiếu công ty sẽ thay đổi theo hướng ngược lại với lãi suất thị trường. Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại. Chẳng hạn, nhà đầu tư bán một trái phiếu trước ngày đáo hạn, thì khi lãi suất thị trường tăng, nhà đầu tư sẽ lỗ vốn. Có nghĩa là bán trái phiếu thấp hơn giá mua vào.

Rủi ro tái đầu tư

Một rủi ro khác mà các nhà đầu tư trái phiếu phải đối mặt là rủi ro tái đầu tư – nguy cơ phải tái đầu tư tiền thu được ở mức lợi suất thấp hơn lợi suất của các khoản tiền kiếm được trước đây. Một trong những nguyên nhân chính khiến rủi ro này phát sinh là khi lãi suất giảm theo thời gian và trái phiếu có thể thu hồi (callable bond) được các tổ chức phát hành mua lại.

Đặc tính có thể thu hồi được cho phép tổ chức phát hành mua lại trái phiếu trước ngày đáo hạn. Kết quả là, người sở hữu trái phiếu nhận được khoản thanh toán gốc có giá trị cao hơn một chút so với mệnh giá.

Tuy nhiên, mặt trái của một trái phiếu có thể thu hồi đó là nhà đầu tư nhận được tiền nhưng không thể tái đầu tư ở mức lợi suất tương đương. Rủi ro tái đầu tư có thể tác động xấu đến lợi nhuận đầu tư của một cá nhân về lâu về dài.

Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là nguy cơ công ty phát hành không có khả năng chi trả đúng hạn. Tức là sẽ không thể chi trả mệnh giá và lãi đúng hạn. Rủi ro tín dụng được đánh giá bằng các dịch vụ đánh giá khả năng tín dụng của cá nhân hay công ty.

Rủi ro thanh khoản

Luôn có một thị trường sẵn sàng giao dịch trái phiếu chính phủ, nhưng trái phiếu doanh nghiệp thì lại hoàn toàn khác. Có một loại rủi ro đó là nhà đầu tư có thể không bán được trái phiếu doanh nghiệp của mình một cách nhanh chóng do thị trường của trái phiếu đó quá nhỏ với chỉ vài người mua và bán.

Ngoài ra, giá trái phiếu công ty bị biến động khá mạnh trên thị trường, khi lãi suất thị trường lên cao hơn lãi suất trái phiếu hoặc khi khi thị trường tài chính mất cân bằng thì giá trái phiếu sẽ hạ.

Trên đây là một số rủi ro thường gặp khi đầu tư trái phiếu. Đầu tư trái phiếu có thể tạo ra một dòng thu nhập cho các nhà đầu tư, nhưng đôi khi cũng có thể đem đến những rủi ro nếu nhà đầu tư không đủ sáng suốt. Để hạn chế những rủi ro này, trước khi lựa chọn mua trái phiếu, nhà đầu tư cần cân nhắc thật kỹ các yếu tố như chu kỳ của thị trường chứng khoán, rủi ro doanh nghiệp, cân đối lãi suất rủi ro (DN có độ rủi ro càng cao, lãi suất trái phiếu phát hành càng cao), và thời hạn trái phiếu (thời hạn càng dài, lãi suất càng cao). 

Tham khảo khóa học đầu tư chứng khoán, tiền điện tử…cơ bản từ A đến Z dành cho người mới bắt đầu TẠI ĐÂY.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận