skip to Main Content

Moody’s là gì? Các mức xếp hạng tín dụng của Moody’s

Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư luôn muốn sự an toàn cho số tiền mà mình bỏ ra. Chính vì vậy, trước khi quyết định mua trái phiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào, các nhà đầu tư có thể tự mình điều tra, nghiên cứu về khả năng trả nợ của doanh nghiệp đó, hoặc đơn giản hơn là tìm kiếm thông tin, đánh giá từ bên thứ ba.

Và các tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín như Moody’s chính là nơi cung cấp những thông tin về khả năng trả nợ của các công ty cho các nhà đầu tư. Bằng những phương pháp chuyên môn đặc thù, các tổ chức này đánh giá chất lượng của các khoản vay, các công cụ nợ; đồng thời dự báo sớm về triển vọng tiêu cực hay tích cực của khoản vay, công cụ nợ đó trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.

Sự theo dõi sát sao này sẽ giúp phát hiện sớm những doanh nghiệp chất lượng thấp hay có khả năng vỡ nợ, lâm vào khủng hoảng nợ.

Trong đó, ba hãng định mức tín dụng nổi tiếng nhất (Big 3) trên thế giới bao gồm Standard & Poor’s, Moody’s Investor Service và Fitch Ratings. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phương pháp xếp hạng và thang đo của Moody’s:

1. Moody’s là gì?

Moody’s là công ty tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tín dụng được thành lập vào năm 1914. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, công ty này mới chỉ tập trung xếp hạng tín dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp thuộc thị trường trái phiếu Mỹ và chỉ mở rộng phạm vi xếp hạng tới các khoản nợ của chính phủ các nước vào năm 1970.

Lưu ý: Xếp hạng tín dụng (credit rating) là việc đánh giá mức độ tin cậy và khả năng  trả các khoản nợ của doanh nghiệp bằng cách phân tích các yếu tố định tính và định lượng liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Moody's là gì? Các mức xếp hạng tín dụng của Moody's

Hiểu một cách đơn giản, Moody’s là thang đánh giá mức độ tin cậy và khả năng trả nợ của các công ty, qua đó phản ánh về đường lối kinh doanh và lịch sử tên gọi của tập đoàn/doanh nghiệp.

2. Thang xếp hạng của Moody’s

Moody’s xếp hạng dựa trên rủi ro đánh giá được và khả năng thanh toán lãi của một công ty. Chính vì vậy, các nhà đầu tư trên toàn thế giới rất chú ý đến các xếp hạng của Moody’s đối với trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và các tổ chức chính phủ.

Xếp hạng của Moody từ mức AAA là mức cao nhất đối với nhà phát hành chất lượng hàng đầu với rủi ro thấp nhất; đến mức C là các chứng khoán có rất ít khả năng trả được nợ gốc.

Moody's là gì? Các mức xếp hạng tín dụng của Moody's

2.1. Xếp hạng tín dụng ngắn hạn:

Các mức đầu tư

  • P-1 (Prime-1): Tổ chức phát hành có khả năng trả nợ ngắn hạn tốt nhất
  • P-2 (Prime-2): Tổ chức phát hàn có khả năng trả nợ ngắn hạn cao
  • P-3 (Prime-3): Tổ chức phát hàn có khả năng trả nợ ngắn hạn

Mức không đầu tư

  • NP (Not Prime): Tổ chức phát hành không được xếp hạng vào loại nào trong 3 loại trên

2.2. Xếp hạng tín dụng dài hạn: 

Các mức đầu tư:

  • Aaa: Khoản vay có chất lượng tốt nhất và rủi ro thấp nhất
  • Aa: Khoản vay có chất lượng cao và rủi ro tín dụng rất thấp
  • A: Khoản vay có chất lượng trên trung bình và rủi ro tín dụng thấp
  • Baa: Khoản vay có chất lượng trung bình, rủi ro tín dụng trung bình và có một số yếu tố đầu cơ

Các mức không đầu tư:

  • Ba: Khoản vay có yếu tố đầu cơ và rủi ro tín dụng đáng kể
  • B: Khoản vay có yếu tố đầu cơ cao và rủi ro tín dụng cao
  • Caa: Khoản vay có chất lượng kém và rủi ro tín dụng rất cao
  • Ca: Khoản vay có tính đầu cơ cao và trong tương lai gần không có khả năng chi trả nợ gốc và lãi vay
  • C: Khoản vay có chất lượng thấp nhất, điển hình cho rủi ro vỡ nợ.

Trên đây là một số thông tin cần thiết về xếp hạng tín dụng Moody’s. Hy vọng rằng các bạn đã hiểu thêm về công cụ này và có thể áp dụng nó trong quá trình đầu tư. Chúc các bạn thành công!

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận