skip to Main Content

Ứng dụng của ROA trong lựa chọn cổ phiếu tiềm năng

ROA là một trong những chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính để đánh giá khả năng hoạt động, sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư tìm ra các cổ phiếu có tiềm năng. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán, chỉ số ROA là gì và nó có ý nghĩa như thế nào vẫn còn là băn khoăn của rất nhiều người. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các bạn nắm rõ về cách sử dụng chỉ số này trong đầu tư chứng khoán.

Chỉ số ROA là gì?

ROE (Return on Equity) là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ giữa lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động của doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng vốn.

ROA được tính bằng cách chia thu nhập hàng năm cho tổng tài sản, thể hiện bằng con số phần trăm. Công thức tính như sau:

Ứng dụng của ROA khi tìm kiếm cổ phiếu tiềm năng

Lưu ý: Các biến số trong cách tính ROA được lấy từ các bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ý nghĩa chỉ số ROA là gì? ROA nói lên điều gì?

Tài sản của một công ty thì được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của  công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Ví dụ: nếu công ty A có thu nhập ròng là 1 triệu $, tổng tài sản là 5 triệu$, khi đó ROA là 20%, tuy nhiên nếu công ty B cũng thu được khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 10 triệu $, ROA của B sẽ là 10%. Như vậy công ty A hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận. Và do đó, công việc khó khăn nhất của người quản lý là phân bổ vốn và các nguồn lực một cách khôn ngoan.

Ứng dụng của ROA khi tìm kiếm cổ phiếu tiềm năng

Bất kì ai cũng có thể kiếm lời bằng cách quăng cả núi tiền ra để giải quyết rắc rối nào đó. Tuy nhiên chỉ có rất ít các nhà quản lý có khả năng kiếm những món lợi lớn mà chỉ cần đầu tư khoản tiền nhỏ.

Hiểu được điều này, các nhà đầu tư có thể đánh giá được doanh nghiệp nào đang sử dụng nguồn vốn tốt và đem về lợi nhuận cho công ty.

Chỉ số ROA như thế nào là tốt?

Mối quan hệ của ROA và ROE là thông qua hệ số nợ. Nợ thì càng ít càng tốt, sẽ tốt hơn nếu Nợ/Vốn chủ sở hữu < 1.

Theo chuẩn quốc tế: ROA > 7.5% được đánh giá là một công ty đủ năng lực tài chính.

Tuy nhiên, không nên chỉ xét một năm riêng lẻ mà nên là nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Nếu doanh nghiệp duy trì được ROA >=10% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì đó mới là doanh nghiệp tốt.

Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến xu hướng của ROA. Xu hướng ROA tăng lên chứng tỏ là doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn, tất nhiên sẽ được đánh giá cao hơn rồi.

Cùng với đó, tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ cũng là một yếu tố các nhà đầu tư cần chú ý. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà nó bỏ ra để chi cho các hoạt động đầu tư, đó hiển nhiên không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món hời.

Với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp, hy vọng các bạn đã nắm rõ để có thể vận dụng thành công trong quá trình lựa chọn cổ phiếu để đầu tư. Ngoài ra, hãy tìm tỏi và nghiên cứu thêm các chỉ số/công cụ khác để có được dự đoán chính xác hơn và giảm tỉ lệ rủi ro cho các khoản đầu tư của mình. Chúc các bạn thành công!

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận