skip to Main Content

Giới đầu tư Robinhood đang âm thầm mua vào mã cổ phiếu nào ?

Robinhood nổi tiếng là ứng dụng giao dịch cổ phiếu có giao diện thân thiện với hơn 13 triệu người dùng. Rất nhiều người dùng nền tảng giao dịch là thế hệ “Millennials”, và 1/4 trong số đó là nhà đầu tư F0.    

Phố Wall lúc đầu cũng không để ý nhiều đến Robinhood vì hầu hết số tiền đầu tư là không đáng kể. Nhưng kể từ khi “cơn sốt” chứng khoán bùng nổ do dịch bệnh vào năm ngoái, số lượng đăng ký tài khoản Robinhood tăng lên chóng mặt. Cộng hưởng từ các nền tảng mạng xã hội như Reddit, cộng đồng đông đảo nhà đầu tư giờ đây có thể thao túng thị trường. 

Đầu năm nay, hiện tượng ép giá bán khống từ các thành viên trên Reddit đã đẩy cổ phiếu GameStop và một số mã khác lên mức giá “đỉnh của chóp”. Hiện tượng này cũng khiến giới chuyên gia đặt dấu hỏi cho các mã cổ phiếu mà nhà đầu tư Robinhood nắm giữ. Hãy cùng Investing.vn kiểm định 3 cổ phiếu các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang âm thầm mua vào !

1. Ford

Sự nổi tiếng của cổ phiếu Ford (NYSE:F) trên Robinhood có vẻ khiến nhiều người ngạc nhiên bởi vì nó không được ưa chuộng bởi lứa đầu tư thế hệ trẻ. Thị phần của hãng đang tụt giảm còn cổ tức của nhà đầu tư bị treo từ tháng 3 năm ngoái. Tệ hơn, doanh nghiệp còn đang gánh trên vai món nợ dài hạn trị giá 110 tỷ USD. Thương hiệu Ford đang trở nên kém cạnh so với các hãng ô tô điện nổi tiếng hơn như Tesla. 

Tuy nhiên giá cổ phiếu lại tăng gần gấp 3 lần trong 12 tháng qua, bất chấp sự ảnh hưởng của dịch bệnh bởi giới đầu tư tin vào sự hồi phục trong dài hạn của doanh nghiệp. Mặt khác, Ford dự định mở rộng mô hình xe điện và xe lai (hybrid) nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào phương tiện truyền thống. 

xe FORD 2021

Các chuyên gia phân tích nhận định doanh thu công ty sẽ tăng 24% trong năm nay và còn tiếp tục tăng thêm 7% vào năm 2022. Hầu hết ý kiến cho rằng lợi nhuận sẽ nhảy vọt lên 178% năm nay và tăng trưởng đạt mức 35% vào năm tới.        

Các dự đoán trên thể hiện các chỉ số tăng trưởng cao đối với một cổ phiếu được có tỉ lệ P/E chỉ bằng 8. Tuy nhiên, công ty Ford đã vượt qua nhiều cuộc suy thoái trong lịch sử. Với động thái lấn sân sang thị trường xe điện, Ford hoàn toàn có thể làm ngạc nhiên những người hoài nghi về sự tăng trưởng của công ty.       

2. Nokia

Cổ phiếu Nokia (NYSE:NOK) đã thu hút được sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư Robinhood khi “cơn sốt” bán tháo từ diễn đàn Reddit diễn ra. Cổ phiếu này nhanh chóng lập đỉnh vào cuối tháng 1 nhưng ngay lập tức giảm mạnh, để rồi những khoản lợi nhuận của những nhà đầu cơ với tâm lý FOMO “không cánh mà bay”.

Trong suốt 12 tháng qua, cổ phiếu của Nokia đã tăng gần 60%, nhiều khả năng do nhà đầu tư tin vào vị thế đáng kể của công ty trong thị trường mạng 5G. Giá cổ phiếu nhìn có vẻ bèo bọt với chỉ số P/E bằng 14, nhưng nó đã mất khoảng 1/3 giá trị trong 5 năm qua.

Tác giả cho rằng cổ phiếu Nokia không thực sự đáng đồng tiền bát gạo bởi một lý do đơn giản: Kỳ phùng địch thủ của công ty là Ericcson (NASDAQ:ERIC) có hiệu quả hoạt động tốt hơn Nokia, và 5 năm vừa qua công ty đã mang lại 35% lợi nhuận cho nhà đầu tư của mình. 

Khó khăn của Nokia bắt nguồn từ thương vụ mua lại công ty đối thủ mang tên Alcatel-Lucent vào năm 2016. Nokia buộc phải thi hành chính sách “thắt lưng buộc bụng” sau đó, để rồi chậm chân hơn công ty Ericsson và Huawei trên cuộc đua mạng 5G. Đến năm 2019, Nokia hoãn trả cổ tức nhằm huy động vốn cho phi vụ đầu tư mạng 5G. Song, công ty đã đánh mất nhiều phi vụ làm ăn lớn ở Trung Quốc xuyên suốt cuộc chiến tranh thương mại và xếp sau tập đoàn Ericsson trên các thị trường khác. Không những thế, Rajeev Suri – cựu CEO của Nokia cũng đệ đơn từ chức năm ngoái, bỏ mặc công ty với khó khăn chồng chất. 

Xuyên suốt làn sóng chuyển dịch sang mạng 5G, Ericsson chưa một lần thay đổi bộ máy quản lý. Doanh nghiệp khá thành công trong việc duy trì các hợp đồng làm ăn ở Trung Quốc, phát triển nhanh hơn Nokia, đồng thời trả cổ tức đều đặn. Đó là nguyên nhân tại sao các chuyên gia phân tích nhận định trong năm nay doanh thu và lợi nhuận của Ericsson sẽ tăng 15% và 16% tương ứng. Trong khi doanh thu của Nokia được kỳ vọng chỉ tăng 3%, lợi nhuận giảm 21% năm nay.

3. Palantir

Cuối cùng, Palantir (NYSE:PLTR) – công ty khai thác dữ liệu được đặt tên theo quả cầu tiên tri trong phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn”, là một cái tên khá “hot” trên cả 2 diễn đàn Robinhood lẫn Reddit thời gian vừa qua. 

Cổ phiếu Palantir được chào bán công khai thông qua hình thức phát hành trực tiếp hồi tháng 9 năm ngoái. Cổ phiếu ghi nhận giá trị ở mức 9$, để rồi tăng chóng mặt lên gần 40$ cuối tháng 1. Hiện tại cổ phiếu Palantir đang dao động quanh mức giá 24$. 

Đồ thị cổ phiếu Palantir

Thu về hơn 50% doanh thu đến từ hợp đồng với chính phủ, công ty tăng trưởng doanh thu lên tới 25% năm 2019 và 47% năm 2020. Ban điều hành công ty kỳ vọng doanh thu tiếp tục tăng hơn 30% năm nay.

Tăng trưởng ấn tượng là thế, phải lưu ý là doanh nghiệp này đang chịu lỗ và giá cổ phiếu hiện tại gấp 30 lần lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (net earnings per share). Điều này có thể khiến Palantir là mục tiêu chốt lời bởi lợi suất trái phiếu cao dẫn tới xu hướng chuyển dịch từ cổ phiếu tăng trưởng sang cổ phiếu giá trị.

Phải nói thêm là hãng công nghệ này đang nới hạn mức vay vốn (margin), đồng thời gia tăng doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng và tiếp tục mở rộng mô hình làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để hạn chế sự phụ thuộc vào chính phủ.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận