skip to Main Content

Cổ phiếu vốn hóa lớn (Large Cap) và những điều cần biết

Dựa vào tiêu chuẩn vốn hóa thị trường (market cap), cổ phiếu được phân chia thành 5 nhóm chính: cổ phiếu vốn hóa siêu lớn (mega cap), cổ phiếu vốn hóa lớn (large cap), vốn hóa vừa (mid cap), cổ phiếu vốn hóa nhỏ (small cap) và siêu nhỏ (micro cap). Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu về cổ phiếu vốn hóa lớn hay còn gọi là large-cap. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp với từng nhóm cổ phiếu trong bối cảnh thị trường có nhiều cơ hội bứt phá như hiện nay.

1. Cổ phiếu vốn hóa lớn (Large Cap) là gì ?

“Large caps” là một thuật ngữ đề cập đến những công ty có mức vốn hóa cao trên thị trường, thường ở mức 10 tỉ đô trở lên.

Một số công ty large-cap là những người khổng lồ trong thế giới tài chính hiện nay phải kể đến như Apple (AAPL), Alphabet (GOOG), Microsoft (MSFT), Amazon (AMZN), Berkshire Hathaway (BRK.B), Facebook (FB), JPMorgan Chase (JPM), Bank of America (BAC), Johnson & Johnson (JNJ), Exxon Mobil Corp. (XOM)…Cổ phiếu của các công ty này đôi khi còn được gọi là “mega caps”, với mức vốn hóa thị trường trên 200 tỉ đô.

Các công ty này thường đóng vai trò là các cổ phiếu leader trong lĩnh vực của mình và ảnh hưởng trực tiếp lên sự tăng giảm của thị trường (được thể hiện qua các chỉ số SPX500, NSDQ100

2. Một số đặc điểm của cổ phiếu Large Cap

Cổ phiếu vốn hóa lớn (Large Cap) và những điều cần biết

Vì các cổ phiếu vốn hóa lớn đại diện cho phần lớn thị trường vốn Hoa Kỳ, nên chúng thường được coi là danh mục đầu tư cốt lõi. Các đặc điểm thường có mối liên quan tới các cổ phiếu vốn hóa lớn bao gồm:

Large cap thường rơi vào các công ty lớn, hoạt động lâu năm, có nhiều danh tiếng với sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, trả cổ tức ổn định và đạt mức tăng trường tương đối chắc chắn qua các năm.

Vì là vốn hóa lớn nên cổ phiếu large-cap có giá tương đối cao hoặc số lượng cổ phiếu nhiều. Do đó, loại cổ phiếu này khá kén chọn nhà đầu tư nhỏ lẻ, thường được các nhà đầu tư tổ chức hoặc nhà đầu tư chuyên nghiệp ưa chuộng

Biến động giá cổ phiếu loại này thường cũng ổn định, kiểm soát tốt hơn khi nền kinh tế suy thoái và do đó được đánh giá là ít rủi ro hơn cổ phiếu vốn hóa vừa ( mid cap ) và nhỏ (small cap).

3. Ưu, nhược điểm khi đầu tư vào cổ phiếu Large-cap

3.1. Ưu điểm

  • Độ an toàn cao: Cổ phiếu large-cap có mức độ rủi ro thấp ngay cả trong thời kỳ thị trường sụt giảm do sự ổn định về tình hình doanh nghiệp, lịch sử hoạt động lâu đời. Nhờ vào quy mô của mình, các công ty vốn hóa lớn thường ít gặp phải tình huống kinh doanh hoặc kinh tế khiến họ mất khả năng thanh toán hoặc phải ngừng hoàn toàn hoạt động sản xuất doanh thu.
  • Lợi nhuận ổn định: Về dài hạn, lợi nhuận đem lại cho các nhà đầu tư cũng khá hấp dẫn bởi đây đều là những công ty già cội, tăng trưởng bền vững và tồn tại qua nhiều năm
  • Nhận cổ tức: đầu tư vào loại cổ phiếu này sẽ tạo ra nguồn thu nhập thêm cho các nhà đầu tư thông qua cổ tức

3.2. Hạn chế

  • Cổ phiếu large-cap được biết đến với sự an toàn và tốc độ tăng trưởng ổn định chứ không phải thần tốc, vì vậy không phù hợp với các nhà đầu cơ.
  • Loại cổ phiếu này mang lại cho các nhà đầu tư ít lợi nhuận hơn so với các loại cổ phiếu trung bình và nhỏ. Vì các doanh nghiệp này quá lớn nên quá trình tăng trưởng của chúng sẽ chậm đi. Do đó, không phù hợp với các nhà đầu tư muốn làm giàu nhanh
  • Mặt khác giá của các cổ phiếu blue chip luôn rất cao do nhu cầu lớn của thị trường nên nhà đầu tư sẽ cần phải có một số vốn khá lớn nếu muốn sở hữu chúng. Cũng vì lẽ đó mà chúng khó tiếp cận với các nhà đầu tư nhỏ lẻ

Large-cap là loại cổ phiếu phù hợp đối với những nhà đầu tư lớn, thường là các tổ chức, công ty mong muốn sự ổn định về hoạt động lâu dài. Đây là lựa chọn không mang tính chất mạo hiểm của các nhà đầu tư.

Các cổ phiếu với mức vốn hóa thị trường lớn thường là những khoản đầu tư ổn định và trưởng thành. Các cổ phiếu này sở hữu một số lợi thế rất hứa hẹn khiến chúng trở nên lý tưởng cho các khoản đầu tư rủi ro thấp.

4. Đầu tư cổ phiếu Large-cap ở đâu?

Ở một số sàn Forex (Ví dụ như XM, Hotforex, ICMarkets…) trên nền tảng Metatrader 4 cho phép giao dịch cổ phiếu của công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ dưới dạng CFDs. Bạn hoàn toàn có thể giao dịch cổ phiếu  Mỹ trên nền tảng giao dịch Meta Trader 5 (MT5), tuy nhiên bạn không thực sự sở hữu cổ phiếu của công ty mà chỉ là đang giao dịch chỉ số của các công ty đó, và đơn vị giao dịch cũng tính bằng lot như Forex. Nếu chỉ muốn giao dịch cổ phiếu lướt sóng nhanh với số lượng tiền đầu tư không quá lớn, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức đầu tư chứng khoán Mỹ này.

Đầu tư cổ phiếu Mỹ tại Việt Nam chưa bao giờ dễ dàng đến thế

Còn nếu bạn muốn đầu tư và sở hữu cổ phiếu thực sự, cũng như hưởng đầy đủ quyền lợi về cổ tức cũng như lợi nhuận với cổ phiếu bạn đầu tư, bạn có thể lựa chọn sàn eToro – sàn giao dịch uy tín hàng đầu thế giới đang được nhiều nhà đầu tư Việt lựa chọn bởi sự an toàn cũng như ưu đãi về phí hoa hồng của nó.

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận