skip to Main Content

10 quy tắc về Forex cần nằm lòng – Luôn phải biết rõ cặp tiền nào mạnh yếu

Mỗi fan bóng đá đều có một đội bóng yêu thích. Người hâm mộ thực sự biết rằng khi nào đội bóng của mình sẽ thắng, khi nào đội bóng của mình sẽ thua. Tỉ lệ thắng – thua trước đội yếu và trước đội mạnh, tất cả đều rõ ràng trước trận đấu. Mặc dù chúng ta đang nói về bóng đá, nhưng logic vẫn đúng với bất kỳ cuộc chơi nào. Khi một đội quân mạnh đấu với một đội quân yếu, tỷ lệ cược bị nghiêng về phía quân đội mạnh. Đây là cách bạn nên tiếp cận giao dịch.

10 quy tắc về Forex cần nằm lòng – Luôn phải biết rõ cặp tiền nào mạnh yếu ​

 

Kết hợp các cặp tiền tệ

Khi chúng ta giao dịch tiền tệ, chúng ta luôn giao dịch theo cặp – mỗi giao dịch liên quan đến việc mua một loại tiền tệ và bán một đồng tiền khác. Vì vậy, ta đặt cược đông tiền này sẽ đánh bại đồng tiền kia. Đây là cách mà thị trường ngoại hối được cấu trúc, giao dịch xác suất cao nhất là giữa đồng tiền mạnh với đồng tiền yếu.

Làm sao biết đồng tiền nào mạnh, đồng tiền nào yếu?

Sức mạnh của đông tiền phụ thuộc vào triển vọng kinh tế của quốc gia, triển vọng kinh tế thì không thay đổi nhanh “xoành xoạch” được đâu. Chính vì vậy phân tích dữ liệu kinh tế được công bố luôn giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể thị trường. Các báo cáo tích cực, một quốc gia tốt hơn hoặc mạnh hơn đang làm gì. Mặt khác, báo cáo càng tiêu cực, hiệu suất của quốc gia càng yếu.

Lãi suất luôn là yếu tố đáng được quan tâm nhất. Mạnh hay yếu phần đa rồi cũng sẽ ảnh hưởng lên lãi suất, làm tăng hoặc giảm sức mạnh của đồng tiền. Lãi suất là một trong những động lực lớn nhất của thị trường tiền tệ vì nó làm tăng năng suất và sức hấp dẫn đồng tiền của một quốc gia.

10 quy tắc về Forex cần nằm lòng – Luôn phải biết rõ cặp tiền nào mạnh yếu ​

Thường có 5 tin tức lớn ảnh hưởng tới thị trường forex:

1. Quyết định lãi suất của ngân hàng trung ương (Central Bank Rate Decision)

Mỗi tháng, các Ngân hàng Trung ương khác nhau của các nền kinh tế thế giới gặp nhau để quyết định mức lãi suất mà họ muốn. Quyết định họ phải đưa ra là liệu nên giữ nguyên, tăng hay giảm thấp hơn. Kết quả của quyết định này là cực kỳ quan trọng đối với đồng tiền của nền kinh tế và đối với trader forex.

2. GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một chỉ số quan trọng về sức khỏe kinh tế ở một quốc gia. Ngân hàng trung ương của một quốc gia dều đưa ra triển vọng tăng trưởng dự kiến mỗi năm và để xác định tốc độ tăng trưởng của một quốc gia, được đo bằng GDP.

3.CPI

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo lạm phát, được sử dụng rộng rãi nhất trong số các chỉ số kinh tế. Chỉ số này cung cấp thông tin về giá trung bình do người tiêu dùng trả cho một giỏ hàng hóa thị trường và nêu bật liệu các hàng hóa giống nhau có chi phí nhiều hay ít cho người tiêu dùng.

4. Tỷ lệ thất nghiệp

Việc làm nhiều hơn dẫn đến lãi suất tăng lên khi ngân hàng trung ương nhằm mục đích cân bằng lạm phát với tăng trưởng và do đó con số này thu hút sự chú ý của trader.

5. Cuộc họp FOMC

Mặc dù các cuộc họp của Ngân hàng Trung ương của tất cả các nền kinh tế là cực kỳ quan trọng, cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Mỹ (FOMC) là rất quan trọng.

Theo TraderViet

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận