skip to Main Content

18 thuật ngữ kinh doanh forex bắt buộc bạn phải biết

18 thuật ngữ kinh doanh Forex cơ bản dưới đây là những thuật ngữ bắt buộc bạn phải biết khi tham gia thị trường Forex và sử dụng các tài liệu, các bài học trên bất kỳ một Website hay một khoá học Forex nào.

Các nhà kinh doanh Forex có ngôn ngữ riêng của họ. Họ sử dụng những từ có thể làm cho người ngoài cuộc hoặc người mới nhập cuộc bối rối. Ngôn ngữ kinh doanh gần như là một cái bắt tay ngầm cho phép những nhà kinh doanh khác nhận ra bạn là một thành viên trong cộng đồng của họ.

Đó là phương pháp dành cho sự điên đầu của thuật ngữ kinh doanh. Rất nhiều thuật ngữ cho phép một nhà kinh doanh thể hiện chính xác suy nghĩ của mình thông qua một hai từ nhanh gọn. Trong bất cứ cuộc tranh luận nào về kinh doanh, bạn sẽ thường được nghe những khái niệm như long, short và flat. Trong thực tế, mọi nhà kinh doanh đều luôn ở trạng thái long, short hoặc flat. Vậy những thuật ngữ này có nghĩa là gì?

Đánh lên (going long): Khi một nhà kinh doanh nói rằng anh ta đang đánh lên, đó là lúc anh ta vào một lệnh giao dịch mà lệnh đó sẽ chỉ có lãi nếu tỷ giá hối đoái tăng lên.

Đánh xuống (going short): Khi một nhà kinh doanh nói rằng anh ta đang bán xuống, đó là lúc anh ta vào một lệnh giao dịch mà lệnh đó chỉ có lãi nếu tỷ giá hối đoái giảm xuống.

Chờ (flat): Khi một nhà kinh doanh nói rằng anh ta đang chờ, đó là lúc anh ta không đánh lên, cũng không đánh xuống. Tại thời điểm đó nhà kinh doanh này không ở trong trạng thái của một lệnh giao dịch nào trên thị trường.

Vậy tại sao các nhà kinh doanh sử dụng các thuật ngữ này? Tại sao họ không dùng từ mua thay từ đánh lên, hoặc dùng từ bán thay từ đánh xuống?

Câu trả lời sẽ rất đơn giản khi ta biết rằng các nhà kinh doanh Forex có thể kiếm tiền kể cả khi tỷ giá lên hoặc xuống. Ví dụ, giả sử bạn bước vào phòng làm việc của tôi và hỏi tôi sẽ kinh doanh như thế nào trong ngày hôm nay và câu trả lời của tôi là “hôm nay tôi sẽ bán”. Có đúng là từ “bán” có thể có hai nghĩa không? Có thể tôi sẽ bán cặp ngoại tệ mà tôi đã mua tuần trước nhằm thu một ít lợi nhuận; hoặc cũng có thể tôi sẽ vào một lệnh bán một cặp ngoại tệ mới trong ngày hôm nay với kỳ vọng sẽ có lãi do tỷ giá hối đoái của chúng sẽ đi xuống.

Tuy nhiên, nếu bạn hỏi tôi cùng một câu như trên và câu trả lời của tôi là “tôi sẽ đánh xuống” thì sẽ không có sự nhầm lẫn nào như đã nói ở trên. Nếu tôi “đánh xuống”, có nghĩa chắc chắn là tôi sẽ có lãi nếu tỷ giá đi xuống và chắc chắn tôi sẽ lỗ nếu tỷ giá đi lên. Sẽ không có sự nhầm lẫn nào hết.

Giả sử bạn hỏi tôi rằng tôi định làm gì trong ngày hôm nay và câu trả lời của tôi dành cho bạn là tôi định “mua” thì từ “mua” ở đây cũng hàm chứa hai nghĩa. Có thể tôi sẽ mua vì tôi ngĩ rằng tỷ giá sẽ đi lên; cũng có thể tôi đã từng vào một lệnh bán vào tuần trước và tỷ giá từ đó đến nay đã đi xuống. Để thu lợi nhuận và đóng lệnh mua cũ, tôi cần mua trả lại cặp ngoại tệ tôi đã bán tuần trước. Giao dịch này được gọi là “hoàn lệnh đánh xuống”.

Nếu tôi hoàn một lệnh nào đó và không còn lệnh mở nào trên thị trường, thì tức là tôi đang ở trạng thái “chờ”.

Nếu tôi trả lời bạn là “tôi sẽ đánh lên trong ngày hôm nay” thì câu này chỉ có một nghĩa duy nhất. Nó có nghĩa là nếu tỷ giá hối đoái đi lên, tôi sẽ có lãi; nếu trỷ giá hối đoái đi xuống, tôi sẽ bị lỗ. Việc sử dụng các thuật ngữ này sẽ loại bỏ sự không rõ ràng nhờ chúng mô tả chính xác hoạt động kinh doanh.

PIP LÀ GÌ?

PIP là mức thay đổi giá nhỏ nhất trên thị trường Forex. Đây là từ viết tắt của cụm từ “điểm phần trăm” (percentage in point). Bạn có thể trở lại ví dụ trước: tỷ giá hối đoái giữa cặp ngoại tệ US đôla/Canada đôla là 1,10 và chúng ta đã thêm các số thập phân thành 1,1000 là để nhằm tính toán chính xác hơn.

Lý do làm cho tỷ giá chính xác hơn ở chỗ nó cho phép chúng ta thể hiện sự thay đổi nhỏ nhất có thể trong tỷ giá hối đoái. Ví dụ, giả sử tỷ giá tăng từ 1,1000 lên 1,1001. Chúng ta nói rằng tỷ giá đã tăng lên 1 pip, là mức tăng nhỏ nhất có thể.
Những loại ngoai tệ chủ yếu

Dưới đây là danh mục một số loại ngoại tệ được kinh doanh sôi động nhất kèm theo các chữ viết tắt (code) của mỗi loại ngoai tệ đó. Lưu ý rằng đây chỉ là một phần của bảng danh mục vì ngày nay trên thị trường thế giới có rất nhiều loại ngoai tệ được đưa vào kinh doanh.

  • EUR = Euro
  • GBP = Bảng Anh
  • USD = Đôla Mỹ
  • JPY = Yên Nhật
  • CHF = Frăng Thụy Sỹ
  • CAD = Đôla Canada
  • AUD = Đôla Úc
  • NZD = Đôla New Zealand

NHỮNG TÊN LÓNG

Nhiều loại ngoại hối mang những tên long khác nhau. Các nhà kinh doanh thích dùng tiếng lóng, do vậy bạn cần biết những tên lóng này để hiểu họ muốn nói gì. Sau đây là một số ví dụ.

  • Đôla Mỹ: “Greenback” hoặc “Buck”
  • Bảng Anh: “Cable” hoặc “Sterling”
  • Euro: “Single Currency”
  • Frăng Thụy Sỹ: “Swissy”
  • Đôla Canada: “Loonie”
  • Đôla Úc: “Aussie”
  • Đôla New Zealand: “Kiwi”

Nguồn gốc của những tên lóng này cũng là chủ đề tranh luận thú vị. Ví dụ, Euro được gọi là “Single currency” vì nó là loại một tiền được nhiều nước sử dụng. Còn “Kiwi” là loài chim ăn đêm, không bay được, và là biểu tượng quốc gia của New Zealand.
Trước đây đã lâu đồng Bảng Anh từng được xem là đồng tiền chủ chốt và nó được chuyển qua lại liên tục giữa Châu Âu và Bắc Mỹ thông qua điện tín (cable). Nhiều năm sau, cái tên lóng “cable” vẫn tồn tại. Xét về nguồn gốc, đồng Bảng vốn ngang giá với một pound2 Bạc nguyên chất (sterling silver), do đó nó được gọi là “Pound Sterling” hoặc đơn giản là “Sterling”.

“Loonie” là tên gọi không chính thức nhưng rất thông dụng đồng xu 1 đôla màu vàng, có khảm bạc của Canada. Tên lóng xuất phát từ bức hình con chim lặn gavia (Loon), là một loài chim hiếm, trên một mặt của đồng xu.

CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Mọi nước (trong trường hợp Châu Âu là một nhóm nước) đều có một mức lãi suất tín dụng tương ứng và mức lãi suất này được ngân hàng trung ương (Central Bank) xác định. Những người kinh doanh Forex theo dõi rất cẩn thận các mức lãi suất này vì chúng có tác động rất lớn đến tỷ suất hối đoái. Sau đây là một số ngân hàng trung ương của một số nước và nhóm nước:

  • Liên minh Châu Âu : European Central Bank (ECB)
  • Vương quốc Anh : Bank of England (BoE)
  • Mỹ : Federal Reserve (Fed)
  • Nhật : Bank of Japan (BoJ)
  • Thụy Sỹ : National Bank (SNB)
  • Canada : Bank of Canada (BoC)
  • Úc : Reserve Bank of Australia (RBA)
  • New Zealand : Reserve Bank of New Zealand (RBNZ)

Những ngân hàng trung ương này thường nâng mức lãi suất để chống lạm phát, hạ mức lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hoạt động của chúng tạo ra các biến động trong tỷ giá hối đoái và đó là những công cụ hỗ trợ cho nhiều chiến lược kinh doanh Forex khác nhau.

NHỮNG CẶP NGOẠI TỆ THÔNG DỤNG

Sau đây là những cặp ngoại tệ thông dụng nhất:

  • EUR/USD Euro- đôla Mỹ
  • USD/JPY Đôla Mỹ – Yên Nhật
  • GBP/USD Bảng Anh – đôla Mỹ
  • USD/CHF Đôla Mỹ – Frăng Thụy sỹ
  • AUD/USD Đôla Úc – đôla Mỹ
  • USD/CAD Đôla Mỹ – đôla Canada
  • NZD/USD Đôla New Zealand – đôla Mỹ
  • EUR/JPY Euro – Yên Nhật
  • EUR/GBP Euro – Bảng Anh
  • GBP/CHF Bảng Anh – Frăng Thụy sỹ
  • EUR/AUD Euro – đôla Úc

Với cặp EUR/USD thì đồng Yết giá là EUR (đứng trước), đồng định giá là USD (đứng sau)

Loại ngoại tệ đứng đầu trong một cặp ngoại tệ được gọi là ngoại tệ cơ sở (Đồng yết giá), ngoại tệ đứng sau trong cặp ngoại tệ được gọi là ngoại tệ đối ứng hoặc ngoại tệ đặt giá (Đồng định giá). Ví dụ trong trường hợp cặp ngoại tệ Euro/đôla Mỹ (Eur/USD), đồng euro được gọi là đồng tiền cơ sở của cặp ngoại tệ này, còn đồng đôla Mỹ được gọi là đồng tiền đối ứng.

Vậy ai là người quy định loại ngoại tệ nào là đồng tiền cơ sở và loại ngoại tệ nào là đồng tiền đối ứng hoặc đồng tiền đặt giá? Nhiệm vụ này là của Tổ chức Định chuẩn Quốc tế (International Organization for Standardization –ISO). ISO là người xác định các cụm từ viết tắt tên các ngoại tệ và thứ tự của các loại ngoại tệ trong từng cặp ngoại tệ.

Bất cứ khi nào một cặp ngoại tệ trong biểu đồ biến động tăng, điều đó có nghĩa là đồng ngoại tệ cơ sở mạnh lên so với đồng ngoại tệ đối ứng. Điều này đúng với tất cả các cặp ngoại tệ (xem hình ảnh 01.)

Hình 1: Đồng yết giá mạnh lên so với đồng định giá

Điều này cũng đúng với hướng ngược lại: Nếu đồng yết giá yếu đi so với đồng định giá, biểu đồ sẽ cho thấy tỷ giá hối đoái của cặp ngoại tệ đó đi xuống (xem hình ảnh 02).

Hình ảnh 02: Đồng yết giá yếu đi so với đồng định giá

LOT LÀ GÌ?

Trong thị trường chứng khoán, các nhà kinh doanh mua và bán các cổ phiếu. Trong thị trường tương lai (thị trường giao sau) các nhà kinh doanh mua và bán các hợp đồng. Còn trong thị trường Forex, các nhà kinh doanh mua và bán các lot. Một lot là khối lượng giao dịch nhỏ nhất để các nhà kinh doanh có thể vào lệnh giao dịch.

Mỗi một lot bao gồm 100.000 đơn vị ngoại tệ. Nếu bạn đánh lên một lot của cặp Eur/USD tức là trên thực tế bạn đã đánh lên 100.000 đơn vị ngoại tệ cơ sở và đồng thời đánh xuống 100.000 đơn vị ngoại tệ đối ứng. Như vậy, một nhà kinh doanh đánh lên một lot của cặp Eur/USD thì cũng có nghĩa là anh ta đánh lên 10.000 Euro, đồng thời anh ta cũng đánh xuống một số lượng tương ứng đôla Mỹ.

VÀO LỆNH (ENTRY)

Vào lệnh hoặc điểm vào lệnh là thời điểm lệnh đánh lên hoặc đánh xuống được mở. Đây là lúc giao dịch bắt đầu.

Lệnh dừng hoặc lệnh dừng lỗ (Stop hoặc Protective Stop)

Một lệnh dừng là lệnh được đặt để thoát ra khỏi giao dịch khi tỷ giá hối đoái biến động theo hướng bất lợi cho nhà kinh doanh. Lệnh này được đặt nhằm kiểm soát lỗ ở mức tối thiểu và có thể kiểm soát được.

MỤC TIÊU (TARGET)

Mục tiêu được đặt nhằm thoát ra khỏi giao dịch trong trường hợp tỷ giá đang biến đổi theo hướng có lợi cho nhà kinh doanh. Lệnh mục tiêu còn được gọi là lệnh thu lợi (take-profit order).

Thị trường giao ngay hoặc thị trường tiền mặt (Spot Market hoặc Cash Market)

Giá giao ngay là giá trị của một vật, hay một mặt hàng ngay tại thời điểm hiện tại. Giá này khác với hợp đồng tương lai, khi giá trị của một vật hay mặt hàng được tính trong tương lai.

Giả dụ bạn muốn mua một chai nước. Bạn đang khát và bạn muốn có ngay chai nước. Người bán hàng tính 1 đôla cho chai nước bạn mua. Như vậy, 1 đôla là giá giao ngay của chai nước tại cửa hiệu đó; nói cách khác đó là giá được trả ngay tại thời điểm đó.

Ở một khía cạnh khác, giả sử bạn muốn trả giá chai nước mà bạn muốn trong tương lai. Bạn thỏa thuận với chủ hiệu, có tính đến lạm phát, quan hệ cung cầu và yếu tố bất định của tương lai. Bạn đồng ý mua chai nước với giá 1,05 đôla. Như thế, bạn đã thỏa thuận một hợp đồng tương lai cho chai nước.

Khi bạn thấy nhắc đến thị trường “spot” hoặc thị trường “cash” thì đấy là để phân biệt giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau.

THANH KHOẢN (LIQUID)

Một thị trường có tính thanh khoản, hay một thị trường “dày” là thị trường mà trong đó mọi hoạt động mua và bán đều diễn ra dễ dàng. Thị trường Forex có được điều này vì ở đó có nhiều hơn người mua và nhiều hơn người bán. Một thị trường ít người mua và bán được gọi là thị trường kém thanh khoản (Illiquid market).

ĐÒN BẨY (LEVERAGE)

Đòn bẩy là khả năng kiểm soát một lượng vốn kinh doanh lớn bởi một lượng vốn đầu tư ban đầu tương đối nhỏ.

Ví dụ, một lot của một cặp ngoại tệ có giá trị 100.000 đơn vị tiền tệ, tức là 100.000 euro hoặc 100.000 đôla Mỹ chẳng hạn. Vậy liệu bạn có cần phải có số vốn đặt trong tài khoản ít nhất là 100.000 euro hoặc 100.000 đôla Mỹ để có thể giao dịch 1 lot của cặp ngoại tệ EUR/USD không?

Không cần, bạn có thể kiểm soát một lot với một số vốn trong tài khoản thậm chí chỉ bằng 1/200 giá trị của lot giao dịch. Ta nói rằng nhà kinh doanh giao dịch 1 lot theo cách trên đang sử dụng đòn bẩy 1 ăn 200. Số lần của đòn bẩy được các nhà kinh doanh sử dụng dựa trên nhu cầu cá nhân của họ, cũng như “vùng an toàn” do họ xác định.

HỖ TRỢ (SUPPORT)

Hỗ trợ là một vùng ở trên biểu đồ giá nơi mà xu hướng giảm giá ngừng lại. Vùng hỗ trợ không không phải là một điểm giá chính xác nào, mà nó là một vùng. Hãy nghĩ rằng hỗ trợ là sàn nhà dưới chân bạn (xem hình ảnh 03 phía dưới).

Vùng hỗ trợ và vùng kháng cự của cặp EUR.USD

Trong hình trên, Cặp EUR/USD biểu đồ 1 ngày liên tục được hỗ trợ bởi vùng giá 1.4000-1.4100.

KHÁNG CỰ (RESISTANCE)

Kháng cự là một vùng ở trên biểu đồ giá nơi mà xu hướng tăng giá dừng lại. Giống như điểm hỗ trợ, điểm kháng cự là một vùng giá chứ không phải là một mức giá chính xác nào đó. Hãy nghĩ rằng vùng kháng cự như là trần nhà trên đầu bạn. (xem hình 03 phía trên)

Với hình 03, Cặp EUR/USD liên tục chạm vùng kháng cự 1.4500.

PHÁ XU HƯỚNG (BREAKOUT)

Phá xu hướng xuất hiện khi giá của cặp ngoại tệ vượt xuống dưới điểm hỗ trợ hoặc vượt lên trên điểm kháng cự (Xem hình ảnh 04).

Hình ảnh 04: Phá kháng cự và phá Hỗ trợ

Trong hình ảnh phía trên, vùng Kháng cự chuyển thành hỗ trợ là đường màu đỏ. Vùng giá 1.3050-1.3100 của cặp EUR/USD. Hai điểm được đánh dấu ngôi sao màu đó chính là điểm Breakout.

XU HƯỚNG (TREND)

Một xu hướng xuất hiện khi tỷ giá hối đoái giao động cố định theo một hướng, hoặc tăng, hoặc giảm (xem hình ảnh 05).

Hình ảnh 05: Minh hoạ về xu hướng và Breakout xu hướng

DẢI GIÁ (RANGE)

Dải giá xuất hiện khi tỷ giá hối đoái không có một hướng rõ ràng nào, đồng thời được giới hạn trong một vùng hỗ trợ và kháng cự tương đối rõ ràng nào đó (xem Hình ảnh 06).

Range – Vùng giá không xác định rõ xu hướng trong Forex

TÍCH LŨY (CONSOLIDATION)

Hiện tương tích lũy xảy ra khi tỷ giá hối đoái bị giới hạn giữa mức hỗ trợ và kháng cự hẹp dần. Hiện tượng tích lũy thường dẫn đến hiện tượng phá xu thế (Breakout) (xem hình ảnh 05).

Hình ảnh 05: Minh hoạ về xu hướng và Breakout xu hướng

TÍNH BIẾN ĐỘNG (VOLATILITY)

Tính biến động là mức độ giao động tỷ giá kỳ vọng của một cặp ngoại tệ trong một khoảng thời gian định trước. Một cặp ngoại tệ có tính biến động cao có xu hướng tạo những thay đổi nhanh và mạnh, trong khi một cặp ngoại tệ có tính biến động thấp thường được giao dịch trong một khoảng giá dễ dự đoán hơn.

GIÁ ASK, BID VÀ SPREAD

Có hai loại giá trong thị trường ngoại hối là Bid và Ask. Giá mà chúng ta trả để mua cặp tiền tệ được gọi là Ask. Nó luôn luôn cao hơn một chút trên giá cả thị trường. Giá chúng ta bán cặp tiền tệ trên thị trường Ngoại hối, được gọi là Bid. Giá bán luôn thấp hơn một chút dưới giá thị trường.

Giá mà chúng ta nhìn thấy trên bảng giá luôn luôn là giá Bid. Sau đó chúng tôi sẽ chỉ ra làm thế nào để check giá Ask trong nền tảng giao dịch của chúng ta. Giá Ask luôn cao hơn giá Bid một vài pip. Sư khác biệt giữa hai loại giá này được gọi là chênh lệch giá mua giá bán spread. Spread là một mức phí mà chúng tôi trả cho các nhà môi giới cho mỗi giao dịch. Bạn có thể gặp logic tương tự trong trao đổi với ngân hàng: tỷ giá luôn có sự khác biệt đối với người mua và người bán.

SPREAD = ASK – BID

Lấy ví dụ, giá Bid/Ask của cặp EUR/USD là 1.1250/1.1251. Bạn sẽ mua cặp tiền tệ cao hơn tại mức giá Ask 1.1251 và bán nó tại mức giá Bid thấp hơn tại 1.1250. Đây là đại điện cho chênh lệch giá của 1 pip.

Cặp tiền tệ càng phổ biến thì chênh lệch giá spread càng nhỏ. Ví dụ như, spread của một giao dịch EUR/USD thường rất nhỏ hoặc như nhà đầu tư nói, ít ỏi. Lưu ý rằng chi phí của spread trên thị trường ngoại hối thường không đáng kể so với chi phí trên thị trường chứng khoán hoặc thị trường quyền chọn. Khi một spread được thể hiện qua số pip, nhà đầu tư có thể dễ dàng tính toán ra chi phí của mỗi giao dịch bằng cách nhân số pip chênh lệch spread với giá trị của một pip.

CÁCH ĐỂ HIỂU VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI MỘT CÁCH DỄ DÀNG HƠN

Tỷ giá sẽ dễ hiểu hơn nếu bạn cho rằng đồng ngoại tệ cơ sở là ứng với số “một”. Giả dụ tỷ giá hối đoái của cặp EUR/USD là 1,2904. Đồng ngoại tệ cơ bản là đồng Euro vì nó nằm ở vị trí đầu tiên của cặp ngoại tệ. Hãy xem đồng Euro ứng với số 1 theo cách nghĩ “một Euro bằng 1,2904 đôla Mỹ”. Điều này có nghĩa là 1 Euro có giá trị bằng 1,2904 đôla Mỹ.

Hãy thử cách này với bất cứ cặp ngoại tệ nào. Nếu cặp GBP/USD có tỷ giá là 1,9012 thì ta có thể nói rằng một Bảng Anh bằng 1,9012 đôla Mỹ. Nếu cặp USD/JPY có tỷ giá là 115,00 thì ta có thể nói một đôla Mỹ bằng đúng 115 Yên Nhật.

VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUYỂN TẢI NHỮNG GIAO ĐỘNG TỶ GIÁ NÀY THÀNH KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA NHÀ KINH DOANH FOREX?

Khi giao dịch cặp EUR/USD, nhà kinh doanh ở Mỹ sẽ lưu ý rằng cặp này có một mức giá cố định là 10 đôla cho mỗi pip. Trên thực tế, điều này đúng với tất cả các cặp ngoại tệ mà trong đó đồng đôla Mỹ giữ vai trò đồng ngoại tệ đối ứng. GBP/USD, AUD/USD và NZD/USD cũng đều có mức giá cố định là 10 đôla Mỹ trên 1 pip. Do đó, trong bất cứ cặp ngoại tệ nào có đôla Mỹ với tư cách là đồng đối ứng, nếu tỷ giá chuyển động cứ 10 pip theo hướng có lợi thì có nghĩa là 100 đôla đã được tạo ra, ngược lại nếu tỷ giá chuyển động cứ 10 pip theo hướng bất lợi thì có nghĩa là nó tạo ra một khoản lỗ 100 đôla Mỹ. Do cặp EUR/USD dao động trung bình khoảng 100 pip mỗi ngày, việc lỗ hoặc lãi 10 pip có thể dễ dàng xảy ra.

Nếu kịch bản này tạo nên mức rủi ro lớn hơn mong muốn của một nhà kinh doanh Forex, anh ta có thể mở một tài khoản “mini”. Trong một tài khoản mini, cặp EUR/USD có giá trị pip cố định là 1 đôla Mỹ. Trong trường hợp này, một sự chuyển động 10 pip theo hướng có lợi sẽ tạo ra lợi nhuận 10 đôla Mỹ, một sự chuyển động 10 pip theo hướng bất lợi sẽ tạo khoản lỗ 10 đôla Mỹ.

Theo tohaitrieu

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận