skip to Main Content

Chiến lược giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược (Inverse Head and Shoulders)

Mô hình vai đầu vai ngược là mô hình rất dễ đánh lừa. Tuy nhiên nếu bạn biết cách giao dịch thì mô hình này sẽ giúp bạn xác định những giao dịch có xác suất phá vỡ cao và bắt đầu một xu hướng mới, qua đó có những thương vụ đầu tư vô cùng hấp dẫn. Và trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn chiến lược giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược một cách đơn giản và hiệu quả nhất.

Xem thêm: Tìm hiểu về mô hình giá Head and Shoulders (mô hình giá đỉnh đầu 2 vai)

1. Cách thức vào lệnh

Giao dịch phá vỡ (breakout) với mô hình vai đầu vai ngược

Khi giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược, điều bạn cần chú ý hơn cả là phần vai phải bởi đây là điểm sẽ cho chúng ta biết liệu có nên giao dịch breakout hay không.

Theo nhiều chuyên gia, mô hình có vùng giá tích lũy tăng dần tại thời điểm trước khi breakout mang lại khả năng phá vỡ rõ ràng và hiệu quả hơn. Điều đó có nghĩa là, vai phải được hình thành trong phạm vi giá chặt chẽ (như ví dụ dưới đây):

Chiến lược giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược (Inverse Head and Shoulders)

Khi có sự tích lũy tại ngưỡng kháng cự, nó sẽ tồn tại một áp lực mua sẵn với giá cao hơn mức kháng cự này. Do đó, khi breakout xảy ra, đây sẽ có thể là một động lực tăng giá mạnh mẽ.

Ngoài ra, những trader bán ra trước đó có thể sẽ đặt SL ngay trên ngưỡng kháng cự này.  Khi giá vượt ngưỡng kháng cự, SL sẽ được kích hoạt và điều này làm tăng thêm động lực khiến thị trường đẩy giá cao hơn.

Trong khi đó, nếu như mô hình vai đầu vai ngược có vai phải dài, thì cú breakout này được cho là không hiệu quả bởi lẽ khi giá đã di chuyển một khoảng cách khá lớn từ đáy của vai phải đến ngưỡng kháng cự, lượng người mua đã bị thu hút từ đó. Đến khi chạm mức kháng cự, thị trường sẽ phải đối mặt với áp lực chốt lời (bán ra) và do đó, xu hướng sẽ chuyển sang giảm chứ không tăng theo mô hình.

Chiến lược giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược (Inverse Head and Shoulders)

Vậy, khi breakout xảy ra, bạn có thể đặt lệnh chờ mua hoặc vào lệnh ngay khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự, đặt SL ngay bên dưới vùng giá tích lũy để có tỷ lệ rủi ro:lợi nhuận tốt hơn.

Chiến lược giao dịch với mô hình vai đầu vai tại điểm giá retest

Trong trường hợp bạn bỏ lỡ tín hiệu breakout để giao dịch, hãy chờ đợi giá retest và vào lệnh. Cách thức áp dụng cụ thể như sau:

  • Nếu giá breakout, hãy đợi giá retest tại ngưỡng kháng cự trước đó (hiện tại là ngưỡng hỗ trợ)
  • Sau khi giá đã retest lại, chờ đợi mô hình đảo chiều tăng giá (Pinbar, Bullish Engulfing,…) xuất hiện và vào lệnh
  • Sau đó, đặt SL với bội số 1ATR bên dưới ngưỡng hỗ trợ

Chiến lược giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược (Inverse Head and Shoulders)

Chiến lược giao dịch trong đợt pullback đầu tiên

Không phải lúc nào giá cũng retest, do đó, khi đã bỏ lỡ diểm breakout, đừng đuổi theo thị trường, cơ hội tốt nhất để tham gia giao dịch là chờ đợi đợt điều chỉnh đầu tiên xuất hiện.

Cách thức giao dịch cụ thể như sau:

  • Chờ đợi cú pullback yếu với thân nến nhỏ (thường cú pullback này không vượt quá đường MA20)
  • Khi đợt pullback xuất hiện, hãy mua vào khi giá phá vỡ đỉnh cao trước đó với điểm đặt stoploss dưới đáy trước đó với bội số 1ATR

Chiến lược giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược (Inverse Head and Shoulders)

2. Thời điểm thoát lệnh

Có 2 cách để bạn có thể thoát lệnh:

  • Mục tiêu cố định
  • Dời stoploss

Mục tiêu cố định

Đối với mô hình vai đầu vai ngược, khoảng lợi nhuận được xác định tương đương từ mức thấp của phần đầu đến đường neckline.

Ví dụ:

Chiến lược giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược (Inverse Head and Shoulders)

Dời stoploss

Không giống như mức mục tiêu cố định, việc dời stoploss đòi hỏi bạn cần phải dịch chuyển điểm stoploss đi theo xu hướng làm sao cho có lợi nhất. Cách thức như sau:

  • Xác định xu hướng mà bạn sẽ đi theo.
  • Dời mức stoploss theo đường trung bình động phù hợp (MA20 cho chiến lược ngắn hạn, MA50 cho trung hạn và MA200 cho dài hạn).
  • Thoát giao dịch của bạn khi giá đóng cửa vượt vượt qua đường trung bình động.

Ví dụ:

Chiến lược giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược (Inverse Head and Shoulders)

Những lỗi phổ biến khi giao dịch mô hình vài đầu vai ngược

Thời gian để hình thành mô hình vai đầu vai ngược càng lâu thì mô hình này càng có ý nghĩa. Điều này có nghĩa là mô hình này được hình thành trong thời gian càng ngắn thì càng có khả năng nó sẽ thất bại, đặc biệt là khi bạn đang giao dịch ngược xu hướng.

Như ví dụ dưới đây, mô hình vai đầu vai ngược khá nhỏ trong xu hướng giảm:

Chiến lược giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược (Inverse Head and Shoulders)

Như bạn có thể thấy, xu hướng giảm đã đi dài trong 12 tháng qua và sau đó mô hình vai đầu vai ngược hình thành trong vài tuần. Sau đó, giá không thể bật lên mà tiếp tục đi xuống.

Trên đây là bài hướng dẫn về mô hình vai đầu vai ngược. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã nắm được cách áp dụng nó sao cho hiệu quả nhất. Ngoài ra, cũng đừng quên học hỏi và trau dồi các kiến thức giao dịch hơn nữa, cập nhật các tin tức thường xuyên và sử dụng kết hợp các biện pháp quản lý vốn. Chúc các bạn thành công!

Investing.vn

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận